Hiển thị các bài đăng có nhãn Tây Bắc bộ. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tây Bắc bộ. Hiển thị tất cả bài đăng

20 thg 2, 2024

Phoóng dăm – món ăn độc đáo ngày đông Xứ Lạng

Phoóng dăm hay còn gọi là coóng dăm là một món ăn có từ lâu đời của người dân tộc Tày, Nùng xứ Lạng. Từ những nguyên liệu bình dị như gạo nếp, thịt lợn…, người dân đã sáng tạo ra một món ăn độc đáo, mang hương vị rất riêng. Đây cũng là món ăn phổ biến và rất được ưa chuộng trong mùa đông Xứ Lạng.

Cuối tháng 10, vào những ngày thời tiết se se lạnh, dạo quanh những tuyến phố như Lê Lợi, Bà Triệu… thành phố Lạng Sơn không khó để bắt gặp hình ảnh những quán bán phoóng dăm nườm mượp khách hàng.

Bà Ma Thị Thúy thực hiện công đoạn tạo hình phoóng dăm

16 thg 2, 2024

Nộm chít non – món ăn độc đáo của đồng bào dân tộc Cống

Huyện Mường Tè có 14 xã, thị trấn, gồm 10 dân tộc anh em sinh sống. Trong đó, người Cống là 1 trong 5 dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn, cư trú tập trung ở xã Nậm Khao với 220 hộ, trên 1.000 nhân khẩu. Tuy có số lượng nhân khẩu ít nhưng những giá trị văn hóa, phong tục và đặc biệt là những món ăn truyền thống của người Cống vẫn luôn được giữ gìn.

Nộm chít non là một món ăn dân dã, đặc trưng của người Cống ở Mường Tè, tỉnh Lai Châu. Món ăn này được chế biến từ những đọt non của cây chít, một loại cây mọc hoang ở vùng núi cao Tây Bắc.

Nguyên liệu chính để chế biến món nộm chít non là búp chít non, quả cóc rừng và rau mùi…

11 thg 2, 2024

Đồi chè Mộc Châu tựa tiên cảnh trong sương sớm

Sương mù bao phủ toàn bộ đồi chè Mộc Châu lúc sáng sớm, rồi dần tan, làm lộ những luống chè lộ trong nắng ban mai khiến du khách ngỡ như lạc vào tiên cảnh.


Huyện Mộc Châu, Sơn La quanh năm được bao phủ trong sắc xanh của những đồi chè rộng lớn. Trước Tết Nguyên đán khoảng một tuần, sương mù bay lơ lửng phủ trên những thảm chè xanh, tạo nên bức tranh đẹp tựa tiên cảnh.

30 thg 1, 2024

Chợ phiên rực rỡ sắc màu ở vùng biên Y Tý

Chợ phiên của của các dân tộc Hà Nhì, Mông, Giáy tại xã vùng biên giới huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai, rực rỡ sắc màu của các trang phục thổ cẩm truyền thống, nông sản và các món ẩm thực dân dã trong vùng.


Y Tý là xã nằm giáp biên giới Trung Quốc của huyện Bát Xát, cách trung tâm TP Lào Cai khoảng 70 km. Nằm ở độ cao hơn 2.000 m so với mực nước biển, Y Tý nổi tiếng trong mắt du khách với "đặc sản" là những biển mây trắng, dày.

Cũng giống như các xã vùng cao khác, người dân Y Tý họp chợ phiên mỗi tuần một lần vào thứ bảy ở trung tâm xã. Chợ phiên Y Tý là nơi tụ họp của đồng bào các dân tộc thiểu số huyện Bát Xát, trong đó dân tộc Hà Nhì chiếm đa số, sau đó là dân tộc Mông, Giáy.

21 thg 1, 2024

Xuôi dòng Đà Giang trong mùa nước cạn

Sáng sớm, mây trời bồng bềnh phủ khắp dải núi phía huyện Sìn Hồ - Lai Châu như tiễn biệt đoàn lữ khách lên thuyền rời cầu Hang Tôm đã trơ móng trụ. Thuyền của chúng tôi bắt đầu trôi xuôi theo dòng nước nhuộm màu bùn đỏ, trái ngược với hình ảnh con sông xanh ngắt, sóng gợn lăn tăn ngày nào.

Đầu tháng 6 trở đi, báo chí liên tục đưa tin lượng nước hồ chứa thủy điện trên sông Đà sụt giảm một cách bất thường, một số nơi sông Đà đã trơ đáy… Ông Lù Văn Tung, 68 tuổi, người dân tộc Thái trắng, hơn nửa đời người lái đò dọc sông Đà cảnh báo khi tôi điện thoại đặt thuyền: "Không thể đi được vì ở ngã ba sông, nơi gặp nhau của sông Đà, sông Nậm Na và suối Nậm Lay cạn kiệt tới mức người dân chăn bò có thể đi tắt qua lại". Ông còn gửi video clip để minh chứng lời mình nói.

Tôi thật sự băn khoăn và không ít lần muốn chuyển sang địa điểm khác. Nhưng khi máy bay nghiêng mình hạ cánh xuống sân bay Nội Bài, tôi vẫn quyết định lên xe chạy suốt lên Lai Châu rồi tìm cách xuôi dòng sông Đà đoạn từ thị xã Mường Lay - Điện Biên đến Quỳnh Nhai - Sơn La dài hơn 100 km.

Anh chàng người Thái trắng ở xã Huổi Só - Tủa Chùa đang chuẩn bị kéo lưới trước một hang động đã phát lộ vì mực nước xuống thấp. TRẦN THẾ DŨNG

20 thg 1, 2024

Khám phá ngã ba biên giới, vùng đất của những bộ tộc ít người nhất Việt Nam

Vùng đất Mường Nhé - Điện Biên và huyện Mường Tè - Lai Châu xưa nay không chỉ nổi tiếng với các địa danh A Pa Chải - ngã ba biên giới Việt Nam - Lào - Trung Quốc hay Kẻng Mỏ - nơi sông Đà chảy vào đất Việt. Đây còn là vùng đất sinh sống bao đời nay của 12 dân tộc anh em, trong đó người Si La, La Hủ được xem là nằm trong nhóm tộc người ít dân nhất Việt Nam.

Nơi con sông Đà chảy vào đất Việt

Người Si La cách đây 150 năm để tránh sự truy đuổi giữa các tộc người khác đã lang bạt từ tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) qua nước Lào. Những tưởng sẽ được yên ổn sinh sống song lại bị áp bức của quan lang, chúa bản thời đó buộc họ một lần nữa phải tiếp tục di dân sang Việt Nam và số phận gắn liền với cuộc sống du cư, du canh được truyền từ đời này qua đời khác nơi sơn cùng thủy tận, đó chính là vùng thượng nguồn Sông Đà - Mường Tè ngày nay.

15 thg 1, 2024

Những di sản văn hóa độc đáo trên rẻo cao Mù Căng Chải


Tháng 12-2019, ruộng bậc thang Mù Cang Chải được công nhận là di tích quốc gia đặc biệt. Năm 2021, Lễ mừng cơm mới của người Mông ở đây tiếp tục được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể.

Sau hai năm (ngày 23-12-2023), nghệ thuật khèn Mông và nghệ thuật dùng sáp ong tạo hoa văn trên vải của người Mông huyện Mù Cang Chải tiếp tục được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Vậy là những người Mông chịu thương, chịu khó xứ Mù đã góp cho đời ba di sản văn hóa quý giá.

10 thg 1, 2024

Hoa mơ bung nở trắng Mộc Châu

Sắc trắng của hoa mơ đã "thay áo" cho đồi hoa 77 ở thị trấn Mộc Châu, báo hiệu mùa hoa mơ đã về.


Huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La, đang bước vào mùa đẹp nhất năm khi những cây mơ, mận trong vườn của người dân bắt đầu trút lá, trổ hoa. Những loài hoa này mang sắc trắng tinh khôi, nở thành chùm trên những cành cây khẳng khiu tựa như những bông tuyết đọng lại.

Đến thung lũng Lâm Thượng để sống trong tình yêu thương

Lâm Thượng là một xã của huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái, cách Hà Nội tầm 250 km. Đây là vùng đất chưa nổi tiếng về du lịch nhưng kể từ ngày đầu tiên đặt chân đến đây, tôi đã ngả vào lòng Lâm Thượng và yêu nơi này nhiều lắm.

Tôi chọn Lâm Thượng là địa điểm thư giãn sau khi nghỉ việc một cách rất tình cờ, vậy mà khung cảnh thiên nhiên vừa bình dị vừa hùng vĩ cùng với tình yêu thương của người dân nơi này đã cho tôi 40 ngày nghỉ ngơi thật ấm áp.

Leo núi hòa mình cùng thiên nhiên. NÂU

3 thg 1, 2024

Trải nghiệm 'có một không hai' trên đỉnh núi huyền thoại Tây Bắc

Để có những bức ảnh săn mây và đón bình minh trên 'nóc nhà Đông Dương', chúng tôi phải ở lại qua đêm dù trên đỉnh Fansipan không có cơ sở lưu trú, bất chấp những cơn lạnh thấu xương của những ngày cuối năm.

Từ độ cao hơn 3.174 m so với mực nước biển, giữa trời mây bao phủ, Fansipan khiến du khách cảm giác như đang lạc vào xứ sở thần tiên, không phải đời thực.

Fansipan chính là "nóc nhà Đông Dương", nơi luôn là điểm đến mơ ước của không chỉ đối với du khách trong nước mà cả với khách quốc tế, bởi cảnh sắc thiên nhiên của núi rừng Tây Bắc vô cùng quyến rũ.

Đỉnh Fansipan nằm trong Khu du lịch Sun World Fansipan Legend thuộc thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai và cách Sa Pa khoảng 7 km về phía tây nam. Để chinh phục đỉnh núi, du khách có hai lựa chọn là đi cáp treo hoặc leo bằng đường bộ. Khung cảnh hừng đông nhuộm màu mây sớm là một trong những khoảnh khắc không thể quên đối với bất kỳ du khách nào có cơ hội ngắm được. BÙI VĂN HẢI

2 thg 1, 2024

Lễ nhảy lửa của người Dao đầu bằng


Cộng đồng người Dao đầu bằng ở xã Hồ Thầu (Tam Đường - Lai Châu) không chỉ có ý thức gìn giữ những nét văn hóa truyền thống độc đáo trong sinh hoạt đời thường mà còn bảo tồn được những lễ hội truyền thống đặc sắc của dân tộc mình. Trong đó, Lễ nhảy lửa và Lễ Tủ Cải (cấp sắc) là hai lễ hội nổi tiếng nhất của người Dao đầu bằng.

Trước kia, Lễ nhảy lửa của người Dao ở Hồ Thầu được tổ chức vào ngày 1 hoặc 15 tháng Giêng âm lịch. Đến nay, hoạt động này còn được tổ chức vào ngày cuối dịp lễ hội truyền thống và đã trở thành biểu tượng không thể tách rời của cộng đồng người Dao đầu bằng nơi đây.

1 thg 1, 2024

Lễ cúng 'Hòn đá thần' của người Hà Nhì

Trong bếp của người Hà Nhì luôn có một hòn đá, gọi hòn đá là Phu Chu Ma - có nghĩa là "thần bếp", hay còn gọi là "chủ bếp". Người Hà Nhì tin rằng không cúng thần bếp ngày tết sẽ bị bắt tội.

Nghệ nhân Ly Seo Chơ chỉ vào "Hòn đá thần" trong căn bếp của người Hà Nhì ở xã Y Tý - Ảnh: QUANG THẾ

Hòn đá có ý nghĩa làm chủ đất, không chỉ tết mà mỗi khi vào nhà mới đều phải cúng thần bếp.

31 thg 12, 2023

Mùa hoa tớ dày đẹp như mơ ở bản người Mông Mù Cang Chải

Cuối tháng 12 hoa tớ dày (đào rừng) đã nhuộm sắc hồng rực rỡ các ngả đường của những xã bản người Mông ở huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái.

Tớ dày (đào rừng) là loại cây thân gỗ, mọc nhiều ở một số xã thuộc huyện Mù Cang Chải như La Pán Tẩn, Lao Chải, Dế Xu Phình, Nậm Khắt, Púng Luông, Mồ Dề. Hoa còn có tên khác là pằng tớ dày hay đơn giản là đào rừng. Ảnh: Hảng Tống

Mùa mai anh đào khoe sắc rực rỡ trên đồi chè Ô Long ở Sa Pa

Những đồi chè đặc sản Ô Long ở thị xã Sa Pa trở nên lung linh bởi sắc màu của hoa mai anh đào nở sớm.

Đồi chè Ô Long là một trong những điểm check-in nổi tiếng tại Sa Pa, đặc biệt vào mùa mai anh đào nở. Từ trung tâm Sa Pa, du khách đi hướng quốc lộ 4D (tức đường đi Thác Bạc hay đèo Ô Quý Hồ) khoảng 8 km, thấy điểm Trường mầm non Ô Quý Hồ bên tay phải, nhìn đối diện có đường nhỏ rẽ trái và đi khoảng 500 m là tới đồi chè Ô Long. Ảnh: An Vi 

22 thg 12, 2023

Lễ Tủ Cải của người Dao đầu bằng


Lễ Tủ Cải (cấp sắc) của người Dao đầu bằng ở xã Hồ Thầu, Tam Đường, Lai Châu thường được tổ chức vào những tháng cuối năm. Đây là nghi lễ đặc biệt quan trọng trong cuộc đời mỗi người đàn ông Dao bởi người ta quan niệm chỉ khi được cấp sắc, người con trai mới được coi là trưởng thành, có thể tham gia gánh vác công việc gia đình, cộng đồng, khi chết mới được đoàn tụ với tổ tiên.

Trước đây, lễ Tủ Cải được diễn ra trong nhiều ngày tùy vào các thày cúng nhưng đến nay lễ thường kéo dài trong khoảng 3 ngày. Trong suốt thời gian diễn ra nghi lễ, người được cấp sắc sẽ phải học và vượt qua nhiều các hoạt động sinh hoạt tâm linh do các thày cúng nhiều kinh nghiệm thực hiện hoặc hướng dẫn người được cấp sắc cùng làm. Thông qua các hoạt động này, các thày cúng sẽ dạy các học trò học, thực hành các nghi thức cúng lễ, học cách nhảy múa, học sử dụng các loại nhạc cụ… Đặc biệt, các học trò sẽ được nghe truyền dạy giáo lý về trách nhiệm và cung cách ứng xử trong gia đình và cộng đồng.

17 thg 12, 2023

Mộc Châu - Điểm đến thiên nhiên Khu vực hàng đầu châu Á 2023


Mới đây, tại Lễ trao giải World Travel Awards 2023 khu vực châu Á - châu Đại Dương, Khu du lịch quốc gia Mộc Châu được vinh danh “Điểm đến thiên nhiên hàng đầu Việt Nam” và "Điểm đến thiên nhiên khu vực hàng đầu châu Á 2023".

Được biết, Giải thưởng World Travel Awards (WTA) là giải thưởng uy tín được công nhận trên toàn thế giới và được ví như “Giải Oscar của ngành Du lịch”. Giải thưởng được tổ chức thường niên, nhằm vinh danh những điểm đến nổi bật, những nhà cung cấp dịch vụ du lịch chất lượng.

14 thg 12, 2023

Núi rừng Tây Bắc mùa cây thay lá đẹp tựa trời Âu

Những cánh rừng già nguyên sơ đẹp như cổ tích vào mùa cây thay lá luôn thôi thúc người yêu thiên nhiên tìm đến các cung trekking, leo núi ở Tây Bắc.

Nhắc tới những đỉnh núi cao tại miền Bắc, phần đông du khách sẽ nhớ tới đỉnh Fansipan, hay còn được mệnh danh là "nóc nhà Đông Dương". Tuy nhiên ngoài địa danh này có thể kế đến rất nhiều cung trekking say đắm lòng người. Trước tiên, đó là Ky Quan San hay Bạch Mộc Lương Tử, cách Sa Pa 60 km. Ảnh: Lương Tuấn.

13 thg 12, 2023

Bản làng Tây Bắc hiếm hoi còn cả nghìn nhà sàn truyền thống

Bản người Tày ở xã Nghĩa Đô, huyện Bảo Yên lưu giữ hơn 1.000 nhà sàn truyền thống, cùng nhiều nét văn hóa độc đáo đặc trưng Tây Bắc.

Nghĩa Đô từ lâu được biết đến là một vùng đất cổ, cảnh sắc thanh bình. Vùng đất dưới chân núi Khau Phạ, Lào Cai này còn lưu giữ hơn 1.000 ngôi nhà sàn truyền thống cùng nhiều nét độc đáo trong bản sắc văn hóa.

30 thg 11, 2023

Băng rừng chinh phục đỉnh Sa Mu hoang sơ bậc nhất Tà Xùa

Sa Mu là một trong những đỉnh núi mới cắm chóp ở Tà Xùa (Bắc Yên, Sơn La), với vẻ đẹp hoang sơ của rừng nguyên sinh, đặc biệt vào mùa săn mây.

Sa Mu, còn có tên dân dã U Bò, là đỉnh núi còn hoang sơ vừa được cắm chóp vào tháng 12.2022, thuộc rừng đặc dụng Tà Xùa - một phần kéo dài của dãy Hoàng Liên về phía Nam.

25 thg 11, 2023

Kỷ niệm 10 năm xây dựng cáp treo Fansipan

Tập đoàn Sun Group tổ chức lễ kỷ niệm 10 năm xây dựng tuyến cáp treo Fansipan tại Bản Mây thuộc khu du lịch Sun World Fansipan Legend (Sa Pa), ngày 19/11.

Phát biểu tại sự kiện, ông Trịnh Xuân Trường - Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai khẳng định, chặng đường 10 năm của Sun Group tại Sa Pa là mốc son quan trọng. Với nhiều sản phẩm du lịch đặc sắc, quá trình khai thác tốt tài nguyên thiên nhiên, cảnh quan, khí hậu, kết hợp với khai thác bản sắc, văn hóa bản địa đã giúp cho ngành du lịch tỉnh tăng trưởng gấp gần 5 lần trong giai đoạn vừa qua.

"10 năm hành trình, Tập đoàn Sun Group đã khẳng định được vai trò của mình, giúp cho du lịch Sa Pa và Lào Cai phát triển xanh, bền vững", ông nói thêm.

Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai (bên phải) trao tặng bằng khen danh dự cho đại diện Tập đoàn Sun Group vì những đóng góp hiệu quả cho sự nghiệp xây dựng, phát triển du lịch Sa Pa. Ảnh: Sun Group