Hiển thị các bài đăng có nhãn Quảng Bình. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Quảng Bình. Hiển thị tất cả bài đăng

18 thg 7, 2014

Lên thuyền thưởng ngoạn động Tiên Sơn

Khi kỳ nghỉ hè bắt đầu, trong tiết trời hanh nắng thế này thì còn gì tuyệt hơn việc chiêm ngưỡng vẻ đẹp lung linh, thưởng thức không khí mát lạnh trong động Tiên Sơn (ở Phong Nha – Kẻ Bàng, Quảng Bình).


Động Tiên Sơn nằm sát động Phong Nha. Hay có thể hình dung thế này, cả hai động Phong Nha và Tiên Sơn cùng nằm chung một vị trí nhưng Phong Nha là động nước ở dưới còn Tiên Sơn là động khô nằm ở phía trên.

19 thg 6, 2014

Mùa hè Nước Moọc

Mùa hè nóng bức được ngâm mình trong dòng suối trong vắt mát đến lịm người, xung quanh là rừng già xanh rì đầy tiếng chim kêu vượn hót, rồi cơm trưa với tôm cá tươi rói bắt dưới suối... 

Tắm và bơi lội thỏa thích trong dòng suối Nước Moọc - Ảnh: Lam Giang

Đó là cảm giác tuyệt vời sau một ngày ở khu du lịch sinh thái Nước Moọc, thuộc vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, Quảng Bình, nằm bên đường Hồ Chí Minh (nhánh tây) trong một thung lũng rộng 30ha bốn bề núi đá vôi cao vút.

31 thg 3, 2014

Cảm xúc Sơn Đoòng

Bằng cảm xúc của một du khách, nhiếp ảnh gia người Mỹ Ryan Deboodt đã tham gia hai chuyến khám phá Sơn Đoòng để thực hiện một bộ ảnh hồi cuối năm 2013. 

Ánh sáng chiếu xuống từ một cửa hang - thời gian như thế này chỉ có khoảng một giờ trong ngày - Ảnh: Ryan Deboodt

Nhiều người đã biết đến hang Sơn Đoòng thuộc di sản thiên nhiên thế giới Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng (Quảng Bình) qua nhiều bộ ảnh của các nhà thám hiểm hang động Anh. Tuy nhiên, không phải ai cũng đến được Sơn Đoòng vì đường đi quá hiểm trở, chưa kể chi phí tham gia do Công ty du lịch lữ hành Oxalis tổ chức khá cao (3.000-6.000 USD/người).

8 thg 3, 2014

Đập trống đêm trăng

Lễ hội đập trống của người dân tộc Ma Coong ở xã Thượng Trạch (huyện Bố Trạch, Quảng Bình) còn được gọi là lễ tự tình. Đây là điều khác lạ so với các lễ hội khác.

Công việc chuẩn bị cho lễ hội đập trống thường được người dân tiến hành trước đó cả tháng. Trong đó, công phu nhất là làm ra chiếc trống. Các già làng phải tìm ra được con trâu lớn, không quá già, cũng không quá non rồi làm thịt và lấy da làm mặt trống. Thân trống là một thân cây rỗng, được nêm rất nhiều que tre que gỗ xung quanh để giữ mặt trống luôn căng. 

Được Bộ Văn hóa - thể thao và du lịch đưa vào danh sách lễ hội dân gian quốc gia và phục hồi 
từ năm 2007, lễ hội đập trống vừa diễn ra đêm rằm tháng Giêng năm 2014.

Từ buổi chiều ngày rằm tháng giêng, trống được treo trong một căn lán vừa dựng giữa sân bản. Lúc trăng nhú lên trên rặng núi sau bản là lúc già làng chủ lễ làm lễ cúng.

Khi trăng lên ngửa đầu, già làng sẽ đánh vào trống khai hội. Lễ hội đập trống bắt đầu diễn ra trong sự linh thiêng của núi rừng thâm u giữa đại ngàn Trường Sơn cho đến khi mặt trống bị vỡ toác ra.

18 thg 2, 2014

Thú vị lễ hội ‘ngoại tình hợp pháp’ ở Việt Nam

Ngày 16 (âm lịch) hằng năm, đồng bào Ma Coong ở Thượng Trạch (Bố Trạch, Quảng Bình) lại tổ chức đêm hội đập trống cầu mưa thuận gió hoà, ngô lúa tốt tươi, người người khỏe mạnh. Đặc biệt dịp này mọi người có thể hẹn hò, tình tự “hợp pháp” với nhau.

Lễ hội đặc biệt

Đúng dịp cuối tuần, đường xá thông suốt nên lễ hội năm nay đón lượng khách đổ về nhiều hơn mọi năm. Không chỉ có dân các bản ở xã Thượng Trạch, Tân Trạch mà các bạn Lào và người Kinh ở các nơi cũng đến tham gia lễ hội với dân bản.

Lễ hội quan trọng nhất của người Ma Coong diễn ra theo những quy định rất nghiêm ngặt và chặt chẽ, thường có hai phần là phần Lễ và phần Hội.

Chuẩn bị chiếc trống cho đêm lễ hội

16 thg 12, 2013

Bình yên Vũng Chùa

Vũng Chùa thuộc xã Quảng Đông, Quảng Trạch, Quảng Bình có địa thế “rồng cuộn hổ ngồi”. Trước mặt là biển Đông, với Đảo Yến chắn phía trước, sau lưng có dãy núi Hoành Sơn che chắn. Đây là nơi yên nghỉ của vị tướng huyền thoại của dân tộc, Đại tướng Võ Nguyên Giáp. 

Vũng Chùa là một trong những thắng cảnh đẹp nằm trong vịnh Hòn La. Theo sách Đại Nam dư địa chí ước biên (thời Nguyễn) của nhà văn hóa Cao Xuân Dục, nơi đây được gọi là vịnh La Sơn. Vùng biển này nổi tiếng với những sản vật dùng để tiến cung triều đình. Đặc sản nơi đây ngoài yến sào, sò huyết, tôm hùm còn có loài “cửu khổng quyết minh” hay còn gọi là bào ngư.

Cách Vũng Chùa khoảng 1km là Đảo Yến hay còn gọi là Hòn Nồm, theo hướng gió. Đảo Yến có diện tích khoảng 10ha, là nơi hội tụ nhiều chim Yến nhất Quảng Bình. Đứng trên đảo, nhìn vào đất liền là những bãi cát trắng trải dài, những bãi đá hoang sơ, được sóng biển tạo nên nhiều hình thù khác nhau. Từ hàng trăm năm về trước ở lưng chừng núi có một ngôi chùa và một tháp rất linh thiêng, nhưng qua bao bể dâu nay chỉ còn nền móng. Và cái tên Vũng Chùa là để chỉ vùng non nước linh liêng này. 

Từ trên đỉnh Thọ Sơn phóng tầm mắt về hướng biển là khung cảnh non nước hữu tình, mặt hướng ra đại dương, nước biển phẳng lặng, trong xanh, biển nước mây trời bình yên và khoáng đạt.

14 thg 10, 2013

Vũng Chùa - đảo Yến, một vùng non nước thiêng liêng

Sau khi Đại tướng Võ Nguyên Giáp chọn vũng Chùa - đảo Yến (Quảng Trạch, Quảng Bình) làm nơi an nghỉ cuối cùng, vùng biển này trở thành một địa danh thu hút sự quan tâm của hàng triệu người dân VN, dự báo sẽ là một điểm đến mới của du khách trong và ngoài nước trên đường thiên lý xuyên Việt.

Núi Thọ - nơi an nghỉ của Đại tướng được bao bọc bởi mũi Rồng nên kín gió, yên bình - Ảnh: Hữu Khá

Vũng Chùa - đảo Yến nằm dưới chân dãy Hoành Sơn, cách đèo Ngang khoảng 10km về hướng đông nam. Từ trên đỉnh Thọ Sơn phóng tầm mắt về hướng biển là khung cảnh non nước hữu tình, biển nước mây trời bình yên và khoáng đạt. Vũng Chùa được bao bọc bởi ba đảo là Hòn La, Hòn Gió và Hòn Nồm (đảo Yến) nên nơi đây rất kín gió. Những ngày gió bão tàu thuyền thường về đây trú ẩn.

11 thg 10, 2013

Người Mày ở Giăng Màn: Còn lại gì cổ tục xưa?

Người Mày trong hệ gia đình Rục, Mày, Sách, Mã Liềng, Khùa, Trì, Thổ thuộc dân tộc Chứt ở Quảng Bình. Tộc người Mày chỉ nhỉn hơn một ngàn người dưới núi Giăng Màn, nhưng có cuộc sống uyển chuyển với tự nhiên, thông minh với thế giới hoang dã xung quanh và đặc biệt, họ chưa động chạm đến tư hữu và có nhiều cổ tục lạ lẫm, bí ẩn.

Chòi đẻ riêng cho phụ nữ người Mày

Với người Mày vùng Dân Hóa, Trọng Hóa (Minh Hóa, Quảng Bình), lửa sinh ra nhịp điệu cuộc sống, ánh sáng của lửa xua tan bóng đêm để được ngồi bên già làng nghe kể các sự tích xưa. Vì thế, lửa được cúng tế như vị thần quan trọng trong căn nhà người Mày.


Người Mày ở Giăng Màn: Tộc người không tư hữu

Người Mày trong hệ gia đình Rục, Mày, Sách, Mã Liềng, Khùa, Trì, Thổ thuộc dân tộc Chứt ở Quảng Bình. Tộc người Mày chỉ nhỉnh hơn một ngàn người dưới núi Giăng Màn, nhưng có một cuộc sống uyển chuyển với tự nhiên, thông minh với thế giới hoang dã và đặc biệt, họ chưa động chạm đến tư hữu và có nhiều cổ tục lạ lẫm, bí ẩn.

Bản làng người Mày dưới ngọn núi Găng Màn hùng vĩ

Người Mày ở Minh Hóa, Quảng Bình có cố kết cộng đồng đặc sắc. Sang thế kỷ XXI, họ vẫn chưa chạm đến con đường tư hữu cá nhân một cách nhuần nhuyễn như người Khùa ở lưng chừng núi, hay người Sách phía dưới núi, hoặc người Kinh ở hạ nguồn. Họ vẫn giữ gìn bản sắc chia sẻ thức ăn vào mùa săn bắn và cho nhau lương thực một cách vui vẻ.


10 thg 10, 2013

Hoang phế Vực Quành

“Bảo tàng chiến tranh Vực Quành” nằm ở xã Nghĩa Ninh, TP Đồng Hới, Quảng Bình. 

Đây từng được coi là “bảo tàng sống”, là không gian tái hiện ký ức của Quảng Bình những năm 60, tới đầu những năm 70 thế kỷ 20, trong cuộc chiến tranh chống không lực Hoa Kỳ đánh phá miền Bắc.

Người đưa ra ý tưởng và triển khai thực hiện một công trình - dự án rất có ý nghĩa này là ông Nguyễn Xuân Liên, người Hà Nội, cựu binh ở Quảng Bình, Trường Sơn trong những năm tháng chiến tranh.

“Bảo tàng chiến tranh Vực Quành” được khởi dựng từ năm 2004, có diện tích hơn 10 ha; tái hiện một cách chân thực và sinh động không gian thời chiến, với những ngôi nhà ở, trạm xá, trường học, nhà trẻ dã chiến..., những hầm chữ A, hào giao thông, kho bãi... Nơi đây cũng lưu giữ và trưng bày nhiều hiện vật lịch sử - chiến tranh có giá trị.

Vực Quành từng là điểm du lịch nổi tiếng của Đồng Hới nói riêng và tỉnh Quảng Bình, là phim trường của những đoàn làm phim, là nơi tham quan giáo dục cho học sinh – sinh viên về lịch sử những năm tháng chiến tranh khốc liệt...

5 thg 10, 2013

Có một "Thiên đường" ở Quảng Bình

Quảng Bình được biết đến với động Phong Nha nằm trong hệ thống Vườn Quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng đã được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc (UNESCO) công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới vào năm 2003. Cùng thuộc hệ thống Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng còn có động Thiên Đường, một kỳ quan thiên nhiên mới được đưa vào khai thác du lịch từ năm 2011, cũng có một vẻ đẹp quyến rũ không kém.

Động Thiên đường

Nếu động Phong Nha là một động nước, nghĩa là khách chỉ cần ngồi trên thuyền và người chèo đò sẽ đưa bạn vào đến tận hang tham quan, thì động Thiên Đường là hang động khô trên núi và đường đến với hang cũng vất vả hơn.Khởi hành từ Huế từ lúc 7 giờ sáng nhưng đến tận 12 giờ trưa khi mặt trời đã lên cao, chúng tôi mới vào khuôn viên của Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng.

27 thg 9, 2013

Hình ảnh hang Sơn Đoòng đang “lan tỏa” trên thế giới

Hình ảnh hang động lớn nhất thế giới Sơn Đoòng (Phong Nha, Quảng Bình) đang “lan tỏa” trên các phương tiện truyền thông thế giới.

Đoàn du khách quốc tế đầu tiên thám hiểm hang Sơn Đoòng trong tháng 8-2013 - Ảnh: tripadvisor.com

2 thg 9, 2013

Núi Thần Đinh, cảnh đẹp Quảng Bình

Nằm ở xã Trường Xuân, huyện Quảng Ninh, núi Thần Đinh là một trong những thắng cảnh nổi tiếng của tỉnh Quảng Bình.

Núi Thần Đinh

Lên núi vào lúc bảy giờ sáng, chúng tôi cứ ngỡ mình đi sớm, ai ngờ đi một chút đã thấy lác đác người đi xuống. Hỏi ra mới biết, những người này đã đến đây từ khuya. Du khách lên Thần Đinh để cúng bái, cầu mong, để lấy nước thiêng về thờ phụng bởi núi này không chỉ đẹp mà còn nổi tiếng linh thiêng.


18 thg 8, 2013

Bí ẩn tộc người Rục

Nghe chúng tôi chia sẻ thông tin, người Rục Việt Nam lọt vào top 10 bộ tộc bí ẩn nhất thế giới, ông Đinh Thanh Dự- Nhà nghiên cứu văn hóa các tộc người ở Quảng Bình gật gù: "Đúng là bí ẩn thật!". Gần hết một đời người bỏ công nghiên cứu về các tộc người thiểu số ở miền Tây Quảng Bình, đến giờ, tộc người Rục vẫn còn nhiều ẩn số mà ông Dự vẫn chưa giải mã được.

Thầy Ràng Cao Ống diễn lại các động tác của thuật "thổi thắt, thổi mở". 

Năm 1959, tộc người Rục sống ở trong hang đá giữa rừng sâu heo hút, đã được một tổ tuần tra thuộc lực lượng công an vũ trang (nay là Bộ đội Biên phòng) tình cờ phát hiện. Sau nhiều tháng thuyết phục, 11 hộ và 34 người Rục đầu tiên "miễn cưỡng" rời hang đá về thung lũng Rục Làn (Thượng Hóa, Minh Hóa) dựng lều và bắt đầu làm quen với làm rẫy, trỉa đậu, trồng ngô...

Sông Chày - Hang Tối

Khu du lịch sinh thái sông Chày - hang Tối được Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng đưa vào khai thác từ năm 2011, dưới hình thức du lịch kết hợp du thuyền khám phá thiên nhiên sông nước và tham quan hang động kỳ bí, khiến du khách như lạc vào chốn hoang sơ giữa vẻ đẹp của thế giới tự nhiên.

Sông Chày được bắt nguồn từ dãy núi đá vôi trùng điệp trong khu vực núi đá vôi cổ ở Phong Nha - Kẻ Bàng, có chiều dài khoảng 10km. Hành trình khám phá tour du lịch sông Chày - hang Tối thường được bắt đầu từ bến tàu tại trạm kiểm lâm Trộ Mơng (xã Phúc Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình).

Chèo thuyền đi trên sông Chày, người ta như có cảm giác lướt trên một dải lụa êm đềm. Trải dài hai bên bờ sông Chày là những cánh đồng ngô và những tán cây cổ thụ soi mình xuống dòng nước. Thỉnh thoảng lại bắt gặp vài tảng đá vôi do nước chảy xiết từ ngàn xưa đã kiến tạo nên những hình thù khác nhau trông rất lạ mắt. Nước sông Chày có màu xanh kỳ lạ, mà theo một số nhà nghiên cứu giải thích đây là hiện tượng do núi đá vôi bị bào mòn, canxi hòa tan từ hàng triệu năm nay đã kiến tạo nên dòng nước xanh bất tận. Trước mắt khách du lịch giống như đang hiện ra một bức tranh thủy mặc nên thơ được thiên nhiên ưu ái ban tặng.

Con thuyền máy đưa du khách đi khám phá vẻ đẹp hoang sơ của dòng sông Chày. Ảnh: Tất Sơn

Thú vui khám phá bằng cách chèo thuyền kyak xuôi theo dòng nước êm trôi. Ảnh: Thanh Giang

21 thg 7, 2013

Màu xanh suối Moọc

Nằm cách thành phố Đồng Hới khoảng 60km về phía Bắc, Khu Du lịch Sinh thái suối Moọc thuộc địa phận xã Phúc Trạch, huyện Bố Trạch (Quảng Bình) được ví như viên ngọc bích bí ẩn giữa núi rừng Phong Nha - Kẻ Bàng.

Ngay từ cái tên “nước Moọc” của Khu du lịch này đã khiến chúng tôi ai cũng tò mò. Chị Nguyễn Thị Hương Giang, hướng dẫn viên du lịch cho biết, tên gọi “Moọc” theo tiếng địa phương có nghĩa là “mọc”, tức là nước mọc từ dưới lên. Nguồn nước ở đây khá đặc biệt, nó bắt nguồn từ hệ thống sông ngầm bí ẩn chảy trong lòng các dãy núi đá vôi và là hợp lưu của nhiều khe nước nhỏ trồi lên từ dưới lòng đất. Đây là một trong những hiện tượng thiên nhiên độc đáo và kì thú mà các chuyên gia thám hiểm Hoàng gia Anh sau khi tiến hành khảo sát vẫn chưa thể giải thích được.


9 thg 7, 2013

Đặc sản Quảng Bình níu hồn lữ khách

Quảng Bình mang trong mình những bài hùng ca của một thời anh dũng nay bình yên và giản dị với những phong cảnh tuyệt vời và các món ăn ngon đặc sản, khó quên. 

Quảng Bình, không chỉ là dải đất miền Trung nổi tiếng với vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng được UNESCO công nhận di sản thế giới, bờ biển đẹp cùng những câu chuyện lưu giữ lịch sử hào hùng của dân tộc. Đó còn là tên một vùng đất chứa trong mình nhiều đặc sản mang hương vị đặc trưng khiến cho người đến đây cứ lưu luyến mãi chẳng quay về.

Cháo canh

Cháo canh là một trong những đặc sản Quảng Bình cũng như phở Hà Nội hay bún bò Huế. Có người gọi là cháo bánh canh hay bánh canh Quảng Bình bởi thành phần của nó là những sợi như bánh canh gạo.

21 thg 6, 2013

Quảng Bình - Điểm hẹn miền Trung

Với quần thể hơn 300 hang động lớn nhỏ và đường bờ biển dài 116km có những triền cát trắng tuyệt đẹp, Quảng Bình đang trở thành điểm du lịch đầy tiềm năng trong hệ thống “Con đường di sản miền Trung”. 

Từ “vương quốc” hang động phía Tây

Ngược về phía Tây Bắc, cách thành phố Đồng Hới khoảng 50km, chúng tôi đến Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng. Từ trên đường Hồ Chí Minh, nhìn lên vách núi đá vôi sừng sững, dòng chữ “Di sản Thiên nhiên Thế giới Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng” hiện lên như một lời mời hứa hẹn nhiều thú vị trong hành trình khám phá nơi đây.

Được mệnh danh là “vương quốc hang động”, hiện nay Vườn Quốc gia Phong Nha- Kẻ Bàng đang thu hút du khách trong nước và quốc tế tới tham quan vì có nhiều hang động nổi tiếng như: động Phong Nha, động Tiên Sơn, động Thiên Đường, hang Tối, hang Én, hang Sơn Đoòng…

Anh Luke Ford, du khách người Anh, lần thứ 3 quay trở lại chinh phục và khảo sát hang động Quảng Bình chia sẻ: “So với các hang động khác tôi từng tham quan ở các nơi thì hang động ở Quảng Bình khó đi hơn một chút nhưng cảnh sắc lại đẹp và hoang sơ hơn nhiều”.

30 thg 3, 2013

Vòng cung hang động kỳ vĩ ở Tân Hóa

Từ trước đến nay, nhắc đến hang động mọi người thường nghĩ ngay đến khu vực Phong Nha-Kẻ Bàng của huyện Bố Trạch mà ít ai biết rằng khu vực thung lũng Tú Làn ở xã Tân Hóa, huyện Minh Hóa cũng có một vòng cung hang động kỳ vĩ đến ngỡ ngàng 

Theo lời mời của anh Nguyễn Châu Á, Giám đốc Công ty lữ hành quốc tế Oxalis (Chua Me Đất), chúng tôi lên Tân Hóa. Con đường cấp phối lổm nhổm đá từ thôn Cổ Liêm chạy giữa cánh đồng ngô, lúa xanh non, xa về hai bên từng khối núi đá vôi xếp lớp trùng điệp.

Thung lũng Tú Làn đẹp như bức tranh thủy mặc, được tô điểm thêm bởi con suối Rào Nậy mềm mại uốn lượn quanh co, những ngọn đồi nằm lẻ loi rải rác tạo nên một khung cảnh núi rừng hoang dại nhưng kiêu kỳ và đầy bí ẩn. Chiếc xe cải tiến dùng tăng bo chở chúng tôi dừng lại tại một bãi đất trống bằng phẳng bên cạnh suối, mọi người sửa soạn hành trang, ba lô chỉ có nước uống, một ít đồ ăn nhẹ, túi võng ngủ và chiếc máy chụp hình, các thứ còn lại được mấy anh chị người địa phương đảm trách, thế là lên đường.

25 thg 3, 2013

Săn... kiến

Trong quá trình hình thành, huyện miền núi rẻo cao Minh Hóa là nơi giao thoa, quần tụ của rất nhiều tộc người trong cuộc di cư đi tìm miền đất mới. Bởi vậy nơi miền sơn cước dẫu còn nhọc nhằn trong cuộc sống nhưng lại tiềm ẩn một kho tàng văn hóa, bảo lưu nhiều sắc thái đặc trưng của người Việt ở những thế kỷ trước. Lên với Minh Hóa, không chỉ được đắm mình trong điệu hò thuốc sâu lắng, mà còn thích thú vì những món ăn truyền thống của người dân nơi đây. Ngoài cơm pồi, ốc tực, cá mát, canh giấm ông bầu, tằm lá sắn…, người dân còn có nghề “săn kiến” để chế biến món ăn-một nét văn hóa ẩm thực độc đáo chỉ có ở Minh Hóa vào mùa xuân.

Các bậc cao niên kể lại rằng, hàng năm vào khoảng cuối tháng 2 đến hết tháng 3 âm lịch, người dân Minh Hóa khi đi hái củi hay kiếm tìm những sản vật của rừng đều để ý dò xem khu vực đó có bao nhiêu... tổ kiến. Và để không mất công lội rừng vất vả, nhà nào cũng chuẩn bị cho mình một đôi thúng, một cái sàng và một cái nia để đi đánh trứng kiến về nấu “pún”, canh tòn mòn... Loài kiến có mặt khắp mọi nơi, con vật bé xíu nhưng lại có thành phần dinh dưỡng cao, ngoài ra nó còn có nhiều sinh tố và khoáng chất. Thời phong kiến, người ta dùng kiến để bào chế thành những viên thuốc tráng lực như thuốc bổ bây giờ.