Hiển thị các bài đăng có nhãn Lịch sử - Giai thoại. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Lịch sử - Giai thoại. Hiển thị tất cả bài đăng

16 thg 2, 2020

Chùa Liên Phái, ngôi chùa nổi tiếng với chuyện trùng tang ở Hà Nội

Khi có người thân mất, một số gia đình Hà Nội sẽ đến ngôi chùa nổi tiếng này để xem ngày giờ mất có trùng tang không và xin ngày giờ liệm, ngày giờ hạ huyệt cùng bùa hóa giải trùng tang...

Hình thành từ đầu thế kỷ 18, chùa Liên Phái (ngõ Liên Phái, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) không chỉ nổi tiếng vì những giá trị lịch sử và kiến trúc mà còn được xa gần biết đến nhờ việc hóa giải trùng tang. Điều này liên quan đến một truyền thuyết có từ thời chùa mới được lập

12 thg 2, 2020

Bí ẩn truyền đời về phép lạ của thiền sư Minh Không

Lịch sử chùa Cổ Lễ ở Nam Định gắn liền với những truyền thuyết có từ xa xưa về phép thần thông của thiền sư Minh Không - người sáng lập chùa.

Nằm ở thị trấn Cổ Lễ, huyện Trực Ninh, chùa Cổ Lễ là một ngôi chùa cổ có kiến trúc độc đáo nổi tiếng của tỉnh Nam Định. Chùa được xây dựng từ thời Lý Thần Tông (thế kỷ 12).

Những giai thoại huyền bí về chùa Mía xứ Đoài

Trong tâm thức của người dân xứ Đoài, chùa Mía là một ngôi chùa đặc biệt linh thiêng. Xung quanh ngôi chùa này, có những giai thoại thẩm đẫm màu sắc huyền bí được lưu truyền qua nhiều thế hệ.

Nằm ở làng cổ Đường Lâm (xã Đường Lâm, huyện Ba Vì, Hà Nội), chùa Mía hình thành từ thế kỷ 17, là ngôi chùa danh tiếng bậc nhất xứ Đoài – vùng đất ở phía Tây kinh thành Thăng Long xưa.

2 thg 2, 2020

Bí mật chưa tiết lộ nơi xảy ra vụ phóng rocket chấn động SG 1968

Vào ngày 2/6/1968, tại Trường THCS Trần Bội Cơ hiện nay đã từng xảy ra sự cố Mỹ bắn nhầm đồng minh nghiêm trọng nhất thời kỳ chiến tranh Việt Nam.

Tọa lạc tại số 266 đường Hải Thượng Lãn Ông, Trường THCS Trần Bội Cơ là một ngôi trường có lịch sử đặc biệt của Sài Gòn - Chợ Lớn.

29 thg 1, 2020

An Giang: Ly kỳ chuyện dinh Đá Nổi

Tọa lạc giữa cánh đồng lúa mênh mông, dinh Đá Nổi (xã Bình Phú, Châu Phú, An Giang) từ lâu đã trở thành điểm đến linh thiêng cho du khách gần xa. Đến với cơ sở thờ tự đặc biệt này, du khách có thể lắng nghe câu chuyện lịch sử đầy thăng trầm của nó và chứng kiến hòn đá nổi mang trong mình giai thoại ly kỳ.

Lịch sử dinh Đá Nổi 


Qua trao đổi với các thành viên Ban Quản lý (BQL) dinh Đá Nổi, tôi mới hiểu được lịch sử hình thành khá đặc biệt của nơi này. Trước đây, vùng này là chốn lâm địa với cây hoang, cỏ dại tràn lan. Tại vị trí dinh hiện nay có một gò đất lạng nên người dân hay đến đây “cầm” trâu bò để nghỉ ngơi.

Tuy nhiên, họ thấy trâu bò rất sợ sệt, không dám ở lại gò đất nên nghĩ là chốn linh thiêng liền dựng một cái lều tạm để thờ cúng. Về sau, người dân quyết định dựng dinh hẳn hoi để việc thờ cúng được trang trọng hơn. Với ý định cất dinh ở vị trí cao ráo, họ đã đào đất đắp gò.

7 thg 9, 2019

Về Hành Phước, theo dấu chân người xưa

Nằm về phía đông nam của huyện Nghĩa Hành, xã Hành Phước vừa giáp dòng sông Vệ, vừa giáp với núi Đình Cương. Nơi đây là vùng đất bán sơn địa, với nhiều di tích lịch sử trải dài theo thời gian và không gian.

Trên vùng đất yên bình với những ruộng lúa xanh rì dưới nắng vàng, chúng tôi được người dân dẫn đến nhà lưu niệm Nguyễn Công Phương (1888 - 1972) tại thôn Hòa Thọ. Sinh ra trong một gia đình giàu truyền thống yêu nước, lớn lên trên mảnh đất có bề dày lịch sử, văn hóa và truyền thống cách mạng, Nguyễn Công Phương đã sớm tích cực tham gia vào các hoạt động cách mạng, nhiều lần bị địch bắt tù đày.

Ông từng giữ các chức vụ Chủ tịch Ủy ban cách mạng lâm thời huyện Lê Đình Cẩn (Nghĩa Hành), Chủ tịch Ủy ban Kháng chiến hành chính tỉnh Quảng Ngãi, Chủ tịch Mặt trận Liên Việt Nam Trung Bộ, Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam... 

Nhà lưu niệm Nguyễn Công Phương tại thôn Hòa Thọ, xã Hành Phước (Nghĩa Hành). 

18 thg 8, 2019

Cuộc bình định vùng Tây Bắc của vua Lê

Sau khi bình định vùng Tây Bắc, trên đường quay trở về, vua Lê Thái Tổ đã cho khắc vào vách đá bài văn bia để ghi nhớ sự kiện này, đồng thời răn dạy các tù trưởng cai quản nơi biên giới. Ngày nay bia Lê Lợi đã được công nhận là Bảo vật quốc gia.

Nằm trong khuôn viên đền thờ vua Lê Thái Tổ thuộc xã Lê Lợi, huyện Nậm Nhùn, Lai Châu, bia Lê Lợi là một hiện vật lịch sử đặc biệt về một sự kiện lớn của nước Đại Việt đầu thời Hậu Lê.

Văn bia này ghi lại sự kiện lịch sử vua Lê Thái Tổ thân chinh chỉ huy các đạo quân dẹp phản loạn ở vùng Tây Bắc của đất nước. Đó là sự kiện năm 1431, tù trưởng Đèo Cát Hãn làm phản, liên kết với Kha Đốn - một kẻ phản nghịch ở Ai Lao (nước Lào) quấy nhiễu nơi biên ải, đánh chiếm vùng đất Mường Muỗi (Thuận Châu, Sơn La ngày nay)

17 thg 8, 2019

Giai thoại về tên gọi chùa Bổ Đà ở Bắc Giang

Phía sau tên gọi của chùa Bổ Đà ở Bắc Giang là một câu chuyện mang màu sắc huyền bí mà không phải ai cũng biết.

Nằm ở xã Tiên Sơn, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang, chùa Bổ Đà hình thành từ thời nhà Lý, là một ngôi chùa cổ có tầm quan trọng đặc biệt của Phật giáo Việt Nam. Phía sau tên gọi của chùa là một câu chuyện mang màu sắc huyền bí mà không phải ai cũng biết

Những điều chưa biết về lăng mộ Hoàng gia

Ông Phan Văn Dũng, người đang trông coi lăng mộ Hoàng gia nói với chúng tôi: “Lăng này xây dựng năm 1927. Đã có nhiều du khách đến đây tham quan lầm tưởng đây là nơi thờ tự bà Phạm Thị Hằng (tức bà Từ Dũ, vợ vua Thiệu Trị, mẹ ruột của vua Tự Đức), nhưng thực tế đây là lăng mộ thờ ông Phạm Đăng Hưng (cha ruột bà Từ Dũ, tức ông ngoại vua Tự Đức). Tôi nghĩ, các cơ quan truyền thông, văn hóa, lịch sử cần giải thích rõ vấn đề này để tránh sự nhầm lẫn”. 

Bên ngoài lăng mộ. 

Huyện Gò Công thuộc tỉnh Tiền Giang, sau đó chia tách thành 4 đơn vị hành chính là: TX. Gò Công, huyện Gò Công Đông, huyện Gò Công Tây và huyện Tân Phú Đông. Lăng mộ Hoàng gia nay thuộc ấp Lăng Hoàng Gia, xã Long Hưng, TX. Gò Công.

6 thg 8, 2019

Miếu đôi, hóa giải mâu thuẫn chốn non cao

Mâu thuẫn nảy sinh khi cư dân hai làng tranh giành quyền được xây ngôi miếu thờ. Và cũng chính việc xây miếu đã hóa giải mâu thuẫn dân cư vùng giáp ranh Quảng Ngãi- Bình Định. Đấy là chuyện hơn 300 năm trước ở vùng non cao nằm cạnh biển Sa Huỳnh (Đức Phổ).

Hoang tàn cổ miếu 


Anh Lê Thanh Phong - Trưởng thôn Đồng Vân, xã Phổ Thạnh (Đức Phổ) điều khiển xe máy chở tôi men theo con đường mòn uốn lượn ven xóm nhà lưng chừng núi, rồi dừng lại trước miếu cổ ven đường bị hư hại theo thời gian. Miếu nằm cạnh nhau dưới tán rừng với những thân cây cao lớn, khu vực núi Đôi - gò Vung, địa giới phân chia hai tỉnh Quảng Ngãi và Bình Định thuở trước (giờ ranh giới lùi về phía Bình Định 2km).

Anh Lê Thanh Phong thắp hương trước ngôi miếu cổ. 


31 thg 7, 2019

Chuyện thần bí ở ngôi đền thiêng giữa phố cổ Hà Nội

Những câu chuyện ly kỳ về thần Long Đỗ đã nhuốm một bức màn huyền bí lên đền Bạch Mã, khiến ngôi đền càng trở nên linh thiêng trong tâm thức của những người con nước Việt.

Nằm ở số 76 phố Hàng Buồm, Hoàn Kiếm, Hà Nội, đền Bạch Mã là một trong Thăng Long Tứ Trấn nổi tiếng ở đất kinh kỳ. Đền là nơi thờ thần Long Đỗ, vị thần được coi là Thành hoàng của đất Thăng Long

24 thg 6, 2019

Thăm khu vườn họ ngoại vua ở

Quán cà phê Vườn Thích Lý tuy nằm phía sâu trong làng cà phê ở tổ 22, phường Nghĩa Lộ (TP.Quảng Ngãi), nhưng dịp cuối tuần, nhiều gia đình vẫn hay đến uống cà phê để trò chuyện cùng người thân, bạn bè. Có một điều ít ai biết được, khu vườn này từng là phía họ ngoại của vua ở, vì thế trước đây dân gian hay gọi là vườn Thích Lý...

Họ Phạm Đăng ở đây là phía ngoại của vua Tự Đức (sinh năm 1829, trị vì năm 1847 - 1883), con thứ của vua Thiệu Trị và bà Phạm Thị Hằng. Bà Phạm Thị Hằng (còn có tên là Nguyệt) là con gái thứ ba của ông Phạm Đăng Hưng, từng giữ chức Thượng thư Bộ Lại.

Cổng hậu của đền thờ Tích Thiện Từ còn lại. 

16 thg 6, 2019

Võ tướng đất Hoan Châu chỉ huy vạn quân đào sông, đắp lũy chỉ trong 1 đêm

Năm 1591, chỉ trong 1 đêm, vị tướng trấn thủ đất Hoan Châu này đã dẫn hàng vạn quân đào xong sông gọi là "Sông Nhà Mạc" và đắp nhiều thành lũy gọi là "Nhất dạ thành" ở vùng Duyên Hà, Hậu Tái, Thái Bình.

Võ tướng trấn thủ đất Hoan Châu 


Nằm gần dòng Lam giang, miếu Tiên Đô hay còn gọi là đền Tiên Đô thuộc làng Đặng Lâm, xã Đặng Sơn, huyện Đô Lương là nơi thờ Mạc Đăng Lượng, tự là Cát Giang Tử, tước hiệu Minh Nghĩa Đại Vương.

Trong suốt 14 năm trấn thủ đất Hoan Châu, ông đã xây dựng nơi đây thành một vùng đất trù phú, lương thực đầy đủ, ngành nghề phát triển, đời sống nhân dân no ấm. 

Nhà thờ họ Hoàng Trần được xếp hạng Di tích lịch sử cấp Quốc gia, nơi thờ thần tổ Mạc Đăng Lượng. Ảnh: Ngọc Phương 

13 thg 5, 2019

Bí ẩn những căn hầm dưới nền biệt thự cổ ở Hà Nam

Những căn hầm dưới nền nhà các biệt thự ở làng Nha Xá (Hà Nam) tồn tại gần 100 năm qua. 

Cách Hà Nội khoảng 50 km, làng Nha Xá (Duy Tiên, Hà Nam) nổi tiếng với nhiều biệt thự mang kiến trúc Pháp có tuổi đời gần 100 năm. Ngôi làng rợp bóng cây xanh xen lẫn nét cổ kính, nhuốm màu thời gian.

Theo nhiều người lớn tuổi sinh ra và lớn lên ở đây, những năm đầu thế kỷ 20 dân làng có cuộc sống khấm khá, phát đạt nhờ nghề dệt lụa và thương mại.

Các sản phẩm vải lụa được thương lái từ TP.HCM ra mua hoặc xuất sang nước ngoài. Nhiều thương nhân của làng còn mở đại lý kinh doanh khắp các tỉnh thành lớn.

Trong bối cảnh đó, hàng chục ngôi nhà, biệt thự khang trang mọc lên. Đến nay, cả làng còn hơn 20 ngôi nhà cổ. Trải qua thăng trầm của lịch sử, chúng vẫn giữ được nét đẹp vốn có.


Những căn biệt thự mang dáng dấp kiến trúc Pháp ở làng Nha Xá.

10 thg 4, 2019

Truyền thuyết đá nổi

Theo truyền thuyết, đồng đá nổi (Thoại Sơn) rộng lớn xưa kia từng xuất hiện hàng hà loại đá có hình thù đa dạng. Xen lẫn trong đó là nhiều câu chuyện về những tay “săn đá”, “săn vàng” với giấc mộng giàu sang. Cũng từ đó, hàng loạt câu chuyện kỳ bí xoay quanh đồng đá nổi cũng như miếu đá nổi được người dân lưu truyền đến nay. 

Ly kỳ chuyện lấy đá, “săn vàng” 

Người dân thờ cúng nhiều phiến đá trên đồng đá nổi ngày ấy 

9 thg 4, 2019

Giai thoại thú vị về quá trình dựng đình Long Thái

Đình Long Thái nằm trên địa bàn xóm 5, xã Thái Sơn, huyện Đô Lương. Đây là Di tích lịch sử - văn hóa được nhân dân địa phương và đông đảo du khách gần xa thường xuyên tìm đến chiêm bái, song ít người biết đến giai thoại thú vị về quá trình dựng nên ngôi đình này. 

Ngược dòng thời gian, khi nhà Mạc sụp đổ, Nguyễn Kim đưa Lê Trang Tông về triều, lập nên ngôi báu lấy niên hiệu là Nguyên Hòa. Lê Trang Tông tại vị được 16 năm (1533 - 1548), đến ngày 19/1 năm Mậu Thân thì mất. Tưởng nhớ ông, dân làng lập miếu thờ ở phía Nam làng Vĩnh Long (nay thuộc xã Thái Sơn). 

Đình Long Thái là công trình kiến trúc đồ sộ của người xưa để lại, đình gồm 6 vì, 24 cột bằng gỗ mít. Ảnh: Ngọc Phương 

Ngôi đền thiêng ở Thanh Chương với “chuyện lạ” thời chiến tranh

Chúng tôi có dịp theo chân cụ Trần Văn Chắt (81 tuổi) - một cao niên của xóm Sơn Lĩnh, xã Thanh Lâm, huyện Thanh Chương vào thắp hương tại đền Phú Lĩnh và được nghe cụ kể những chuyện về ngôi đền thiêng “có một không hai” tại địa phương. 

Theo cụ Chắt, trong làng hiện không còn ai biết nguồn gốc hình thành của ngôi đền. Căn cứ vào các hoa văn, chữ viết lưu lại trên các kiện gỗ mà dân làng xác định đền thờ thiên tiên đức thánh Phú Lĩnh, ngôi đền được xây dựng vào đời Vua Thành Thái. Ngài có vị hiệu là Đức thánh Phú Lĩnh sơn dương tiền tiền kim triệu sắc phong tiền triệu sắc tặng. Đền hiện phối thờ 5 vị thiên tiên gồm: Bản cảnh Phú Lĩnh, cai trị Bản huyện phó tướng Quận công, Bản cảnh Cao Sơn, Bản cảnh Cao Các, Bản cảnh hậu vị Quan âm. 

Đền Phú Lĩnh tọa lạc trên ngọn núi cao, uy nghi giữa làng. Ảnh: Diệp Phương 

1 thg 4, 2019

Bảy Thưa một thời hào hùng

Những ngày này, tại Đền thờ Quản cơ Trần Văn Thành (xã Thạnh Mỹ Tây, Châu Phú) vô cùng náo nhiệt, đông đảo người dân từ khắp nơi trong và ngoài tỉnh tề tựu về vùng đất Láng Linh để tưởng nhớ một thời hào hùng của cuộc khởi nghĩa Bảy Thưa do Quản cơ Trần Văn Thành chỉ huy chống Pháp.

Hào khí Nghĩa binh Gia Nghị
Ca dao Nam bộ có câu “Chiều chiều lại nhớ chiều chiều/Nhớ người áo trắng, khăn điều vắt vai”, nhiều người cho rằng, hình ảnh “người áo trắng” là nói đến Trần Văn Thành- một chí sĩ yêu nước, một trong những thủ lĩnh tiêu biểu của phong trào kháng Pháp ở Tây Nam Bộ giai đoạn gần cuối thế kỷ thứ XIX. Áo trắng và khăn điều là y phục đặc trưng của những tín đồ đạo Bửu Sơn Kỳ Hương và là quân phục của Nghĩa binh Gia Nghị do Quản cơ Trần Văn Thành chỉ huy lúc bấy giờ. Trần Văn Thành sinh năm 1818 trong một gia đình nông dân tại ấp Bình Phú, làng Bình Thạnh Đông, Tổng An Lương, quận Châu Phú Hạ, tỉnh Châu Đốc (nay thuộc xã Phú Bình, Phú Tân). Năm 1840, ông gia nhập quân đội triều Nguyễn, nhờ giỏi võ nghệ, có chữ nghĩa và tài chỉ huy, ông được phong làm suất đội, chỉ huy 50 binh lính. Giai đoạn này, ông lập nhiều công trận, giữ yên bờ cõi, bảo vệ biên giới, trấn áp các cuộc nổi loạn nên được thăng chức Quản cơ, chỉ huy 500 quân sĩ, đồn trú trong địa phận tỉnh An Giang. 

Tượng Quản cơ Trần Văn Thành tại thị trấn Cái Dầu (Châu Phú) 

23 thg 3, 2019

Bảo tháp tổ sư Nguyên Thiều-Siêu Bạch &Tổ đình Quốc Ân Kim Cang ở Đồng Nai

Tổ đình Quốc Ân Kim Cang là ngôi chùa cổ do Tổ sư Nguyên Thiều húy Siêu Bạch khai sơn cách đây hơn 300 năm vào thế kỷ XVII, năm Chánh Hòa thứ 19 (1698) đời chúa Hiển Tông Nguyễn Phúc Chu, tọa lạc ấp Bình Thảo, xã Bình Phước, dinh Trấn Biên. Ngày nay thuộc ấp Bình Lục, xã Tân Bình, H.Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai. 


Hiện nay chùa xưa chỉ còn lưu dấu nền Tổ đình và hai tháp cổ.

20 thg 3, 2019

Huyền thoại heo rừng Bảy Núi

Bảy Núi xưa vốn là “giang sơn” của muôn thú, với rừng rậm âm u và nhiều loài đã trở thành một phần lịch sử của vùng đất này. Trong ngày xuân Kỷ Hợi, những huyền thoại linh thiêng thường được các bậc cao niên mang ra kể cho con, cháu nghe bên ly trà thơm, nhất là chuyện về loài heo rừng Bảy Núi.

Đi tìm huyền thoại 


Từ sự chỉ dẫn của những người bạn “thổ địa” tại Tịnh Biên, tôi đi tìm huyền thoại về loài heo rừng Bảy Núi. Theo người dân địa phương, heo rừng ngày trước chỉ tập trung ở một vài ngọn núi, nhiều nhất là núi Phú Cường, núi Dài Năm Giếng và núi Cấm. Tuy nhiên, những bậc cao niên sống quanh chân núi hầu như không nhớ nhiều về loài vật huyền thoại này, chỉ loáng thoáng nghe qua lời kể của người đi trước. Tuy nhiên, tôi may mắn được gặp ông Đào Tấn Sỹ (Ba Sỹ), một chiến sĩ cách mạng hoạt động thời chống Mỹ. Từng làm nhiệm vụ “đi thư” cho các đơn vị đóng trên địa bàn Bảy Núi, nên dấu chân ông ngang dọc khắp mấy chục ngọn núi trong vùng, vì vậy, chuyện chạm mặt heo rừng “như cơm bữa”. 

Ông Đào Tấn Sỹ kể chuyện về loài heo rừng