Hiển thị các bài đăng có nhãn Hà Giang. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Hà Giang. Hiển thị tất cả bài đăng

7 thg 1, 2023

Độc đáo "cây cô đơn" 250 năm tuổi, 5 người ôm không xuể ở Hà Giang

Đây là một trong những cây cô đơn đẹp nhất Việt Nam bởi có tuổi đời khoảng 250 năm, mọc ở ven núi đá thuộc Công viên Địa chất toàn cầu.

Cây cô đơn là một cây nghiến cao khoảng 40m, thân cây rộng tới 5 người ôm, tán lá sum suê. Cây nằm ven quốc lộ 4C đoạn qua xã Cán Tỷ, huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang. Con đường này một bên là núi đá, một bên là vực sâu.

Dáng cây nghiêng nghiêng, hơi ngả về phía vực. Phần gốc cây còn có một hốc nhỏ được hình thành một cách tự nhiên. Những người bán hàng quanh đây đã tận dụng chiếc hốc này để chứa đồ đạc. 

Cây nghiến cô đơn lừng lững giữa đất trời Hà Giang.

23 thg 11, 2022

Ấm nồng sớm chợ phiên vùng cao Mèo Vạc

Không ngoa nếu nói rằng những phiên chợ ở vùng cao giống như “bảo tàng sống” về đất và người nơi ấy. Có dịp đến với Mèo Vạc trên miền cao nguyên đá Hà Giang, hầu hết du khách không thể bỏ qua chợ phiên độc đáo, họp vào chủ nhật hằng tuần giữa thị trấn trung tâm huyện.

Khu vực ẩm thực chính là điểm nhấn của chợ phiên Mèo Vạc với hàng trăm gian hàng san sát, thu hút đông đảo người đi chợ. Hơi nước, khói bếp bay lên bảng lảng, chan hòa với ánh nắng sớm mai xiên qua những khe cửa, tạo cảm giác ấm cúng.

22 thg 11, 2022

Tam giác mạch chen mây trên thảo nguyên Suôi Thầu

Các cánh đồng tam giác mạch rộng lớn đang bung hoa, tạo nên khung cảnh thiên nhiên ấn tượng ở nơi được mệnh danh là "thảo nguyên châu Âu".


Đào Văn Vinh - Vinh Dav (thế hệ đầu 8X, sống tại Hà Nội) từng là kỹ sư cơ khí, hiện là nhiếp ảnh gia phong cảnh và dự án. Anh Vinh đến Suôi Thầu trong hai ngày vào đầu tháng 11. Đây là một vùng thảo nguyên nằm ở huyện Xín Mần, cách thị trấn Cốc Pài khoảng 9 km và cách TP Hà Giang khoảng 150 km về phía Tây. Nơi đây có cảnh sắc thiên nhiên hiền hòa và không khí trong lành.

12 thg 11, 2022

Náo nhiệt của chợ phiên Đồng Văn

Nằm ngay trung tâm thị trấn Đồng Văn, chợ phiên cuối tuần không chỉ là địa điểm thu hút khách du lịch mà còn là nét sinh hoạt văn hóa không thể thiếu của người vùng cao nguyên đá.

Thăm phiên chợ người Mông dưới chân cột cờ Lũng Cú

Chợ phiên Lũng Cú (xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang) chỉ họp duy nhất một ngày cuối tuần trên con đường dẫn lên cột cờ Lũng Cú.

27 thg 9, 2022

Hồng không hạt - sản vật trên cao nguyên đá

Hồng không hạt Quản Bạ giòn, vị ngọt đậm, nhiều bột mịn và có mùi thơm đặc biệt, đang được phát triển nuôi trồng theo tiêu chuẩn VietGAP.

Loại quả này từ lâu đã được nhiều người biết đến là đặc sản thơm ngon, gắn liền với con người và vùng đất Hà Giang, mang hương vị tươi mát của núi rừng. Khác với hồng không hạt ở các địa phương khác, hồng không hạt Quản Bạ thuộc loại hồng ngâm, giống bản địa, được đồng bào dân tộc Mông, Dao, Tày, Bố Y... trồng từ lâu đời.

Hồng không hạt Quản Bạ thuộc loại hồng ngâm, giống bản địa, được trồng lâu đời. Ảnh: HTX Nghĩa Thuận (huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang)

10 thg 9, 2022

'Thụy Sĩ thu nhỏ' ở thảo nguyên Suôi Thầu

Những triền đồi uốn lượn ở thảo nguyên Suôi Thầu đẹp như khung cảnh ở châu Âu.


Trương Hoàng Kha, sinh năm 1992, hiện sống và làm việc tại TP HCM mới có chuyến phượt Hà Giang bằng xe máy vào những ngày cuối tháng 8. Trong hành trình của mình, anh dành một buổi chiều để ghé thảo nguyên Suôi Thầu ngắm phong cảnh hùng vĩ, hoang sơ nơi đây.

19 thg 8, 2022

Chùa Quan Âm - danh thắng lịch sử đất Hà Giang


Nằm trong lòng phố núi Hà Giang, chùa Quan Âm sừng sững và uy nghiêm toạ lạc tại số 58 đường Phùng Hưng, Phường Trần Phú, Thành phố Hà Giang, Tỉnh Hà Giang, với lưng tựa vào một quả đồi địa thế thoáng đãng, quanh năm lồng lộng gió núi.

Làng văn hóa du lịch cộng đồng thôn Tha – Điểm đến của du khách

Những năm qua, việc xây dựng và phát triển các làng văn hóa du lịch cộng đồng là một trong những hướng đi quan trọng được Thành phố Hà Giang ưu tiên thực hiện để bảo tồn và phát huy những nét văn hóa độc đáo của địa phương, góp phần phát triển kinh tế và nâng cao cuộc sống của người dân nông thôn. Trong đó, Làng văn hóa du lịch cộng đồng Thôn Tha được coi là điểm nhấn của Thành phố Hà Giang đã làm tốt được các hoạt động du lịch gắn kết với dịch vụ và bảo tồn văn hóa truyền thống của dân tộc.

17 thg 8, 2022

Về Hà Giang ngắm sông Nho Quế, vượt hẻm Tu Sản


Hà Giang đối với tôi có một sức hút mãnh liệt vì vậy từ năm 2014 đến nay không năm nào tôi không đến với Hà Giang. Mỗi năm tôi đi vào một mùa và mùa nào thì Hà Giang đều có những vẻ đẹp riêng vô cùng hấp dẫn. 

Thảo quả – sản vật quý của núi rừng Hà Giang

Chắc hẳn bất cứ ai đã đọc qua tác phẩm "Mùa thảo quả" của nhà văn Ma Văn Kháng đều có thể mường tượng và ghi dấu trong lòng hình ảnh những trái thảo quả chín nục, tỏa hương ngào ngạt trên các chiền núi Đản Khao. Người ta nói, chả có thứ quả nào trên đời khi chín lại có hương thơm ngây ngất, lạ kỳ như thế cũng chính vì lý do này, mà ngày qua tháng lại Thảo quả được ví như viên ngọc quý của núi rừng Tây Bắc, đặc biệt khi mà ta có dịp đặt chân tới Hà Giang.


Được biết, thảo quả là một loài cây thuộc họ gừng vừa được dùng làm thuốc lại có thể chế thành gia vị nêm nếm cho những món ăn. Số lượng thảo quả phân bố không nhiều, hiện tại chỉ còn tại một số vùng rừng thuộc dãy Hoàng Liên Sơn, Hà Giang và phía Tây Bắc nước ta. Sau khi đủ chín, chúng được thu hoạch và phơi hoặc sấy khô để cất trữ lâu dài. Tại Hà Giang, chỉ một vài địa điểm có khí hậu và thổ nhưỡng phù hợp mới có thể giúp chúng sinh sôi, phát triển như Cao Mã Pờ, Tùng Vài, Tả Ván thuộc huyện Quản Bạ; xã Cao Bồ Lao Chải, Xín Chải thuộc huyện Vị Xuyên.

Dốc Chín Khoanh – con Dốc hùng vĩ nhất miền Bắc


Hà Giang và khu vực miền bắc nói chung có khá nhiều con dốc hùng vĩ. Nhưng hùng vĩ nhất, đó là con dốc Chín Khoanh ở Hà giang, nơi địa đầu của tổ quốc, nơi có những khúc cua mềm mại với phong cảnh thiên nhiên hùng vĩ nhìn như những dải lụa và đây quả là một điểm đến không thể bỏ qua khi đến với Hà Giang và miền bắc nói chung.

6 thg 7, 2022

Thưởng thức bánh ngô dẻo thơm giữa chợ phiên Đồng Văn

Từ người cao tuổi đến những đứa trẻ mặc váy Mông sặc sỡ, hễ tìm đến chợ phiên là thưởng thức ngay bánh ngô nếp trắng tròn to, dẻo thơm, nóng hổi trên bếp than hồng.

Hàng bánh ngô nếp trắng, bánh tam giác mạch thu hút rất nhiều người dân ở phiên chợ Đồng Văn - Ảnh: HÀ THANH

23 thg 6, 2022

Du Già yên bình trên cao nguyên đá

Du Già hiện lên như một bức tranh với bốn bề núi, những nương ngô trải dài và dòng suối quanh co.

Du Già là một xã vùng cao thuộc huyện Yên Minh, cách TP Hà Giang khoảng 70 km. Trên bản đồ du lịch Hà Giang, Du Già hiện lên với bức tranh hoang sơ, chưa được nhiều khách Việt biết đến. Khách đến Du Già đa số là người đam mê phượt, thích chinh phục những cung đường đèo mạo hiểm... Trên đường đến Du Già, du khách sẽ đi qua đồi ngắm cảnh thung lũng xã Lũng Hồ, huyện Yên Minh.

18 thg 6, 2022

Ngỡ ngàng ngôi nhà xây tường bằng 2 tấn trà shan tuyết cổ thụ Hà Giang

Bước vào trong ngôi nhà có tường làm từ 2 tấn trà shan tuyết cổ thụ hàng trăm năm tuổi được hái từ đỉnh Tây Côn Lĩnh ở Hà Giang, mùi trà thơm dễ chịu trong không gian ấm cúng khiến du khách ngỡ ngàng.

Trà shan tuyết Hà Giang từ lâu đã nổi tiếng với du khách trong và ngoài nước vì là loại cây thân gỗ cổ thụ, lá chè mọc từng chùm trên cành. Đặc biệt hơn, trà shan tuyết cổ thụ ở Hà Giang có những cây vài trăm năm tuổi, không có bàn tay con người chăm sóc.

Được trồng ở vùng núi cao Tây Côn Lĩnh, sương mù gần như bao phủ quanh năm nên những lá chè được phủ một lớp lông mịn màng, trắng như tuyết. Theo người dân địa phương, shan tuyết nghĩa là tuyết trên núi, bắt nguồn từ sắc trắng tinh khôi như tuyết của lớp lông mao dày trên búp non này. Tại Hà Giang, trà shan tuyết được trồng và thu hái nhiều ở: Bắc Quang, Vị Xuyên, Quang Bình, Hoàng Su Phì, Xín Mần.

7 thg 6, 2022

Những mẫu sinh vật rực rỡ trên cao nguyên đá Đồng Văn

Phòng trưng bày về thiên nhiên Công viên Địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn vừa hoàn thành với nhiều mẫu vật quý hiếm, trong đó có những mẫu sinh vật là đặc sản của cao nguyên đá như bướm hoàng đế tím, bướm hoàng đế đen

Phòng trưng bày về thiên nhiên Công viên Địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn có diện tích 100 m², đặt tại Bảo tàng tỉnh Hà Giang. Phòng trưng bày thể hiện sự đa dạng và phong phú các loài thực vật hạt kín, thực vật hạt trần, nấm, động vật có xương sống (thú, chim, bò sát – lưỡng cư, cá), động vật không xương sống (côn trùng, ốc cạn). Trong đó có những loài được coi là đặc sản của vùng cao nguyên đá như bướm Hoàng đế tím và bướm Hoàng đế đen.

Bướm hoàng đế tím

28 thg 5, 2022

4 cung đường không thể bỏ qua khi đến Hà Giang

4 cung đường trải nghiệm trên vùng cao nguyên Đồng Văn vừa được ngành du lịch tỉnh Hà Giang đầu tư nhằm phục vụ du khách thập phương khám phá vẻ đẹp vùng rẻo cao sau dịch COVID-19.

Núi đôi Quản Bạ được xem là một tuyệt tác thiên nhiên của đất trời Hà Giang

4 tuyến du lịch mới gồm: cung đường Quản Bạ - Yên Minh; tuyến Yên Minh - Đồng Văn; Đồng Văn - Mèo Vạc và Mèo Vạc - Du Già đã khẳng định vẻ đẹp không chỉ ở đích đến mà còn nằm trên những cung đường.

24 thg 5, 2022

Lễ cúng tổ tiên của dân tộc Lô Lô

Phong tục thờ cúng tổ tiên của người Lô Lô có từ rất lâu. Đó là một phong tục đẹp, giàu bản sắc, có tính chất giáo dục truyền thống cho các thế hệ. Cũng như nhiều dân tộc khác, người Lô Lô tin rằng mọi vật đều có linh hồn, và họ có niềm tin về sự tồn tại của linh hồn, về mối liên hệ giữa người đã chết và người sống cùng chung huyết thống. Cùng ý thức tôn trọng cội nguồn, đức tính hiếu thảo của người Lô Lô cũng góp phần hình thành nên tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên.

Người Lô Lô quan niệm tổ tiên, ông bà, cha mẹ…những người đã sinh ra mình có công tạo dựng nên cuộc sống hiện tại. Không những thế, tổ tiên còn có công bảo vệ làng xóm, phù hộ quê hương để bản làng có cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

Theo phong tục, khi gia đình có người chết từ 3 đến 4 năm, người con trưởng trong gia đình sẽ lập bàn thờ tổ tiên và rước hồn lên bàn thờ, lập bài vị hình người để thờ cúng. Bàn thờ tổ tiên được đặt ở sát vách của gian giữa nhà, đối diện cửa chính. Trên đó có những hình nhân bằng gỗ để tượng trưng cho linh hồn tổ tiên. Người Lô Lô thường cúng tổ tiên vào tháng chạp hằng năm. Người ta có thể cúng tại nhà trong phạm vi gia đình. Còn khi làm lễ cúng tại miếu làng thì tất cả các gia đình trong bản sẽ đóng góp lễ và cùng tổ chức.

Thầy cúng Lò Sì Páo và bà con dân tộc Lô Lô tại thôn Sảng Pả A, thị Trấn Mèo Vạc, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang thực hiện một lễ cúng tổ tiên.

4 thg 3, 2022

Đẹp lạ bản làng với hàng chục ngôi nhà sàn phủ kín rêu xanh ở Hà Giang

Những mái nhà sàn với lớp rêu dày xanh mướt, nằm san sát nhau trên độ cao 1.000m của dãy Tây Côn Lĩnh tạo lên một vẻ đẹp có một không hai ở Hà Giang.


Cách trung tâm TP Hà Giang khoảng hơn 20 km về phía Tây Bắc, bản Xà Phìn (xã Phương Tiến, huyện Vị Xuyên) nằm ở độ cao gần 1.000 m trên đỉnh một trong những ngọn núi của dãy Tây Côn Lĩnh.


Thôn Xà Phìn hiện có hơn 50 hộ dân sinh sống, 100% là đồng bào dân tộc Dao. Bản làng nơi đây có tới hơn 90% các gia đình vẫn xây cất, sử dụng nhà sàn mái lá cọ truyền thống, trong đó có hàng chục căn "nhà rêu" - điểm khác biệt lớn nhất với các địa phương còn lại ở Hà Giang.


Nhà rêu - cách gọi về những ngôi nhà của một số dân tộc sinh sống ở vùng cao, nhà được phủ kín phần mái bằng lớp rêu xanh mướt, dày đặc. Một số địa phương cũng có nhà rêu tương tự nhưng số lượng nhà khá hạn chế như nhà sàn người Dao ở Khuổi My (Hà Giang), nhà trình tường của người Hà Nhì ở Y Tý (Lào Cai)...


Với đặc trưng thời tiết quanh năm mát mẻ, bản Xà Phìn thường xuyên có mây mù, sương phủ kín, độ ẩm cao kèm theo mưa phùn... 


Đây là điều kiện tốt để cây cối sinh sôi phát triển, đặc biệt với lớp rêu xanh trên nền mái lá cọ ẩm mục của những ngôi nhà sàn.




Cận cảnh lớp rong rêu phát triển, xanh mướt trên nền mái lá cọ ẩm mục những ngày đầu xuân.


Theo người dân địa phương, những mái nhà phủ kín rêu xanh có tuổi đời phải từ 20 đến 30 năm trở lên. Cần ít nhất khoảng 5 năm để bắt đầu chớm xuất hiện rêu mốc trên mái những căn nhà mới xây.


5 năm cũng là quãng để lớp mái lá cọ ngấm dần độ ẩm theo thời gian, mềm mục đi và nấm mốc phát triển sinh sôi, nảy nở rêu xanh. 


Theo thời gian, lớp rêu xanh được bồi đắp càng ngày càng dày hơn, phần nào làm cho ngôi nhà được ấm hơn về mùa đông và mát hơn về mùa hè, giống như một tấm chăn phủ trên mái vậy.


Do vậy, nhìn từ trên cao hoặc quan sát kỹ, người dân và du khách có thể đoán được ngôi nhà xây dựng được bao nhiêu năm qua lớp rêu dày hay mỏng trên mái nhà.




Không chỉ đẹp vào mùa đổ nước, mùa lúa chín trên những thửa ruộng bậc thang, nơi đây còn trở lên sắc màu và rực rỡ hơn với sự tô điểm của hoa đào, hoa mơ nở trắng trên những mái nhà rêu xanh mướt vào mùa xuân.


Trong ảnh, một đôi vợ chồng người Dao đang gánh cuộn ống cao su từ dưới chân núi lên bản để dẫn nước dưới suối về nhà sử dụng trong sinh hoạt. 


Ngoài các "đặc sản" du lịch như ruộng bậc thang, hoa đào hoa mơ và những ngôi nhà rêu xanh mướt, người dân nơi đây còn tự hào với hương vị thơm ngon nức tiếng của chè Shan tuyết được khai thác từ những cây chè cổ thụ trăm tuổi nằm cheo lên trên vách đá của dãy Tây Côn Lĩnh.

Với tiềm năng phát triển du lịch, vài năm gần đây một số hộ dân đã sửa sang lại nhà sàn thành homestay, đón và dẫn khách du lịch trong và ngoài nước tới địa phương, tiếp nhiều đoàn nhiếp ảnh về tham quan, sáng tác.

Thực hiện: Tiến Tuấn 

23 thg 2, 2022

Ngôi nhà hơn 300 năm tuổi của người Nùng ở Xín Mần

Ngôi nhà cổ to lớn, bề thế, tuổi đời hơn 300 năm tại xã Nàn Ma có vóc dáng khác lạ so với căn nhà nhỏ, giản dị thường thấy của người Nùng ở Xín Mần (Hà Giang). Hơn thế, nhịp sống đậm chất văn hóa truyền thống ở nơi đây đem đến rất nhiều cảm xúc cho những người đến được nơi này.

Nằm cách trung tâm xã Nàn Ma khoảng 3km, ngôi nhà cổ bề thế này được xây theo kiểu nhà “pháo đài”. Lưng dựa vào núi, mặt ngôi nhà hướng về phía Nam nhìn ra thung lũng nơi có những thửa ruộng bậc thang uốn lượn. Nhà có vàng sẫm là màu thời gian của những bức tường trình đất lâu đời. Nét đẹp nguyên sơ, mộc mạc từ vật liệu xây dựng truyền thống của bà con dân tộc ở vùng cao tô điểm cho ngôi nhà thêm phần ấn tượng.

Toàn cảnh ngôi nhà nhìn từ trên cao.