Hiển thị các bài đăng có nhãn Cảm nhận. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Cảm nhận. Hiển thị tất cả bài đăng

15 thg 10, 2021

Mùa thị chín

Chúng tôi vô cùng thú vị khi về thôn Đề An, xã Hành Phước (Nghĩa Hành) được nghe các vị cao niên kể chuyện về cây thị di sản hơn 200 năm tuổi tọa lạc trong khuôn viên nhà thờ Lê Hiệp Tự. Trong không gian yên tĩnh của làng quê, thi thoảng hương thị thơm dìu dịu hòa lẫn trong luồng gió mát làm cho lòng người nhẹ nhàng và càng thêm yêu mến chốn làng quê mộc mạc, yên bình.

Người dân thôn Đề An, xã Hành Phước (Nghĩa Hành) tự hào khi được lớn lên dưới bóng mát của “Cây thị di sản”. Ảnh: Đăng Sương

4 thg 10, 2021

Sim rừng mùa Covid-19

Khi dịch Covid-19 “tái xuất”, cả tỉnh tập trung chống dịch. Bạn gọi điện bảo tôi: “Dịch giã thế này thì đành lỗi hẹn một mùa hái sim rừng Bùi Hui” . Ừ, thì đành lỗi hẹn, nhưng trong ký ức lại bừng lên một màu tím hoa sim.

Đây rồi, thảo nguyên Bùi Hui với cánh đồng cỏ bạt ngàn. Sau những cơn mưa giông, giã từ chiếc áo bạc màu, cỏ khoác lên mình một màu xanh thẳm. Còn một bên núi rừng sim bạt ngàn, mưa giông về trái chuyển dần sang màu tím, rồi chín thẫm. Bầy chim chào mào, chim quành quạch đến hẹn lại về trên thảo nguyên ăn trái, tiếng kêu vang vọng. Những cô gái Hrê trong trang phục dân tộc, cõng chiếc gùi sau lưng cùng lên đồi hái sim. Tiếng nói cười vang vọng cả núi đồi.

Các cô gái dân tộc Hrê hái sim trên thảo nguyên Bùi Hui. ẢNH: CẨM THƯ

30 thg 9, 2021

Các vị La Hán chùa Tây Phương

Bài thơ Các vị La Hán chùa Tây Phương của Huy Cận được nhiều người biết, đã được đưa vào sách giáo khoa Văn học 12 từ 1990 đến 2006.Tất nhiên học trò bình thơ phải khen hay. Tui không dám nói bài thơ này không hay, nhưng ở góc độ cá nhân, tui chả thích nó tí nào. Cái không thích lớn nhất là việc nhà thơ lấy cặp mắt xã hội chủ nghĩa để nhìn những bức tượng của các vị thánh trong Phật giáo, và áp đặt tư tưởng xã hội chủ nghĩa vào đó.


Đôi khi tui cũng lấy vài câu trong bài thơ để minh họa cho một ý tưởng nào đó, vì thấy nó hợp với tình huống đang viết, dù chẳng ăn nhập với ý tưởng chung của bài thơ. Chẳng hạn như:

Một câu hỏi lớn không lời đáp
Nên đến bây giờ mặt vẫn chau

Điều tui tò mò là: Mặt mũi các vị La Hán ấy như thế nào khiến ông Huy Cận ổng ngắm nghía rồi làm ra bài thơ như vậy? và Chùa Tây Phương ở đâu, mà nghe cứ như là... Tây Phương cực lạc?

17 thg 8, 2021

Thời gian đựng trong một màu ngói cũ

Mái ngói hơn cả một đặc điểm, nó là một biểu tượng cho không gian sống của người Việt. Mái ngói kéo theo một nền sản xuất phục vụ xây dựng, tạo ra một lối sống và tư duy xoay quanh bộ phận nóc nhà này.

Năm 1960, Chế Lan Viên ra mắt tập thơ Ánh sáng và phù sa, được đánh giá là bước chuyển ngoạn mục so với giọng thơ thời trước cách mạng trong tập Điêu tàn. Người đàn ông 40 tuổi ngoái nhìn lại tuổi hoa niên của mình bằng những câu thơ có màu sắc phủ định: “Lũ chúng ta ngủ trong giường chiếu hẹp/ Giấc mơ con đè nát cuộc đời con”, nhưng vẫn không giấu nổi khía cạnh trữ tình: “Hạnh phúc đựng trong một tà áo đẹp/ Một mái nhà yên rũ bóng xuống tâm hồn”.

8 thg 8, 2021

Dấu xưa Chắc Băng

Nhà ngoại tôi nằm bên bờ kinh Chắc Băng. Mỗi lần về quê ngoại, tôi phải đi bằng ghe hay võ lãi, bồng bềnh trên con kinh ấy. Vì vậy mà địa danh Chắc Băng đã trở thành một ký ức của tuổi thơ tôi. Xuôi theo dòng kinh chừng non một tiếng đồng hồ, nhác thấy ngọn dương già cao ngất ngưỡng bên ngôi chùa trăm năm, chị em tôi lại reo lên: “Tới nhà ngoại rồi!”...

Chắc Băng là một con kinh ở vùng U Minh Hạ, thuộc hai huyện: Vĩnh Thuận của tỉnh Kiên Giang và Thới Bình của tỉnh Cà Mau. Kinh Chắc Băng dài hơn 40 km nối liền từ ngã ba sông Trẹm đến đầu Vàm Chắc Băng ra sông Cái Lớn. Đây là con kinh thông thương giữa vùng U Minh Hạ và U Minh Thượng.

Theo tương truyền của người dân địa phương và học giả Huỳnh Minh trong cuốn “Bạc Liêu xưa”, ngày xưa Chắc Băng là một con kinh nhỏ, chưa có tên. Trong lúc chạy trốn nghĩa quân Tây Sơn, Nguyễn Ánh cùng vương thất đã đến ẩn náu ở vùng đất này. Phần do hoàn cảnh sống khắc nghiệt phần vì muỗi mòng, rắn rết nhiều vô số kể nên Nguyễn Ánh lâm trọng bệnh. Nghĩ mình không qua khỏi nên ông trăn trối với quan quân rằng: “Cơn bệnh ngặt nghèo này không chữa hết. Chắc trẫm phải băng rồi!”. Nhưng sau đó, nhờ một thầy thuốc ở Thới Bình thôn cứu chữa nên Nguyễn Ánh qua cơn bạo bệnh. Về sau, người ta nhớ câu nói “Trẫm chắc băng” nên đặt tên cho con kinh này là Chắc Băng Hà hay kinh Chắc Băng.

Kinh Chắc Băng bây giờ.

4 thg 8, 2021

Vắng tanh như chùa Bà Đanh

 1. Hồi xưa ấy, lúc đầu tui đọc được thông tin là chùa Bà Đanh ở Hà Nội. Số 199 đường Thụy Khuê, gần Hồ Tây. Thế rồi có dịp cùng bạn bè ngồi chơi bên bờ Hồ Tây, tui tranh thủ thả bộ qua phố Thụy Khuê để coi vắng như chùa Bà Đanh là sao.

Trái với hình dung của tui, chùa Bà Đanh đâu có vắng. Nói cho chính xác là không vắng mà cũng không đông (thử nghĩ coi, ở ngay trung tâm quận Tây Hồ mà vắng gì nổi!), không có gì nổi bật và cũng hơi khó tìm vì nằm sâu trong hẻm. Tên chùa cũng không phải Bà Đanh, mà là Châu Lâm - hoặc Phúc Châu.

Lối vào chùa Châu Lâm. Ảnh: ZingNews

2 thg 8, 2021

Cánh đồng dứa tuyệt đẹp ở Ninh Bình

Cánh đồng dứa thành phố Tam Điệp (Ninh Bình) nằm ở gần Hà Nội nên khá dễ dàng di chuyển, khung cảnh lại nên thơ thu hút rất nhiều bạn trẻ ghé đến.

23 thg 7, 2021

Xóm cổ Hoài Khao ở Cao Bằng

Khung cảnh, nếp sống yên bình của xóm của người Dao Tiền tại thung lũng ruộng bậc thang Hoài Khao, huyện Nguyên Bình như níu chân du khách.


Toàn cảnh thung lũng Hoài Khao nằm ở độ cao gần 1.000 m so với mực nước biển thuộc xã Quang Thành, cách trị trấn Nguyên Bình, huyện Nguyên Bình khoảng 20 km và cách TP Cao Bằng khoảng 60 km.

Bộ ảnh "Bình yên xóm cổ Hoài Khao" dưới đây do hai nhiếp ảnh gia Hà Kim Cương và Nguyễn Sơn Tùng, sống tại Cao Bằng thực hiện vào đầu tháng 7/2021. Hai tác giả cùng có niềm đam mê nhiếp ảnh, quay phim ghi lại cảnh vật và nhịp sống con người vùng cao, giới thiệu du khách những điểm đến hoang sơ, yên bình trên mảnh đất Cao Bằng. Trong đó xóm cổ Hoài Khao, nơi sinh sống của 34 hộ, tất cả là người Dao Tiền mới được hai người khám phá.

21 thg 7, 2021

Mơ theo mùi gió

Mớ lá tràm cháy bốc lên, mùi hương theo gió bay qua đêm lạnh thật lạ lùng. Nó nhanh chóng lôi kéo cái mùi dầu tràm quen thuộc từ thập niên 1980 ập về, khi tôi cầm quyết định phân công nhận nhiệm sở ở ngôi trường cấp III vùng biên giới Bến Cầu.

Ở nơi bốn bề là nước, gió từ núi thổi về mang theo hơi lạnh của sương đêm, của lá rừng... không khí bình yên như len theo mùi gió phủ quanh, tôi xỏ thêm chiếc áo dài tay, quấn thêm chiếc khăn quanh cổ, bước ra ngoài không gian mênh mông. Đêm ở đây chỉ có gió là ồn ào, nhưng gió cũng mang theo mùi hương dịu nhẹ của hơn sáu vạn cây tràm năm gân được trồng thử nghiệm trên vùng bán ngập của hòn đảo nhỏ này.

Mép nước vùng bán ngập của đảo Nhím

6 thg 7, 2021

Bình minh trên biển Sầm Sơn


Đến với biển Sầm Sơn nếu không khám phá khoảnh khắc bình minh ngày mới thì thật phí. Sầm Sơn buổi bình minh không chỉ như một bức tranh đẹp đến nao lòng mà còn là bầu không khí mát lành.

5 thg 7, 2021

Cái Răng, Ba Láng, Vàm Xáng, Phong Điền

 


Cái Răng, Ba Láng, Vàm Xáng, Phong Điền
Anh có thương em thì cho bạc, cho tiền
Đừng cho lúa gạo kẻo xóm giềng cười chê...

Dân Cần Thơ chắc ai cũng biết câu ca dao đó, nhưng mà nhứt trí với nhau về ý nghĩa câu ca dao thì chắc là không. Điểm gây tranh cãi chính là ý nghĩa của 2 câu sau, nó có vẻ mâu thuẫn với những quan điểm truyền thống của người dân Nam bộ:

Anh có thương em thì cho bạc, cho tiền
Đừng cho lúa gạo kẻo xóm giềng cười chê...

Bức tranh vùng quê Hậu Giang

Qua ống kính của thầy giáo đam mê nhiếp ảnh Lê Tuấn Anh người xem được biết tới một bức tranh quê Hậu Giang thật yên bình, mộc mạc.


Lê Tuấn Anh (1996), quê tại Hậu Giang, hiện là giáo viên tại Cần Thơ. Bộ ảnh dưới đây là một kỷ niệm đáng nhớ của Tuấn Anh trong những chuyến lang thang sáng tác ảnh về cảnh sắc và nhịp sống con người nơi thôn quê Hậu Giang.

Trong lần về xã Hỏa Lựu, TP Vị Thanh, Tuấn Anh ghi lại không khí quây quần ấm áp của một gia đình khi ăn bánh nướng trước hiên nhà dịp Tết nguyên đán. Bức ảnh “Hơi ấm mùa xuân”, đạt giải khuyến khích tại cuộc thi ảnh tỉnh Hậu Giang 2019 và được chọn triển lãm tại cuộc thi ảnh Di sản Việt Nam 2019.

4 thg 7, 2021

Những cung đường tản bộ trên phố núi Pleiku

Những năm gần đây, Pleiku khá nhộn nhịp dòng người bộ hành miệt mài mỗi sớm, mỗi chiều, như một cách thư giãn rèn luyện sức khỏe. Phố núi với địa hình đồi dốc quanh co, với thung lũng nghiêng triền trở thành nẻo đường lý tưởng cho những người đam mê tản bộ.

Tản bộ ở Pleiku thư thái và yên tĩnh. Người đi bộ tĩnh tâm chiêm nghiệm bao nhiêu điều thú vị, đón một ngày mới đầy năng lượng, hay lãng du sau một ngày làm việc vất vả. Khí hậu quanh năm mát mẻ, có lúc sương mù buông thấp như mơ. Những con đường nhỏ hẹp, quanh co mà đầy tâm tư.

Người thích sự nồng ấm, khoáng đạt thì chọn Quảng trường Đại Đoàn Kết-trái tim của Phố núi. Đi bộ ở Quảng trường khá bằng phẳng, an toàn, tâm hồn thêm thư thái. Cảnh quan nơi đây hài hòa, thảng hoặc ngân lên tiếng chim líu lo trong những vòm xanh cao vút, cây cỏ hoa lá đủ màu đủ sắc cũng góp phần tạo hứng khởi, xả stress rất lý tưởng. Tuy nhiên, không gian ấy như bình địa, người đi bộ nhiều lúc không có được sức rướn cần thiết.

Thung sâu giữa lòng Phố núi

Bên cạnh Đà Lạt thì Pleiku có đặc điểm rõ nhất của vùng đồi núi cao nguyên với nhiều thung lũng tự nhiên đẹp và thơ mộng, hấp dẫn du khách.

Đô thị Pleiku dù "sinh sau đẻ muộn" trong số các thành phố cao nguyên nước ta nhưng điều kiện tự nhiên không thua kém bất cứ đô thị miền núi nào. Đặc biệt, nơi đây xuất hiện sự kiến tạo địa chất với nhiều miệng núi lửa đã tắt hàng triệu năm. Bên cạnh đó, Pleiku có nhiều thung lũng rộng nằm trong lòng và ngoại ô cùng các con suối nhỏ nước chảy róc rách quanh năm.

Ở phạm vi bài viết này, tôi chỉ đề cập đến 4 thung lũng nội đô Pleiku tạo ấn tượng khá đậm nét cho bất cứ ai lần đầu đến thành phố Bắc Tây Nguyên này. Đó là thung lũng phía Bắc, ở cuối đường Tô Vĩnh Diện (gần làng Ốp) thuộc phường Hoa Lư, phía đối diện là Sân bay Pleiku; thung lũng phía Nam trên đường Lê Thánh Tôn, giáp đường Trường Sa, thuộc phường Hội Phú và phường Ia Kring; thung lũng phía Đông, nằm trên đường Tôn Thất Tùng (trước Bệnh viện Đa khoa tỉnh) quanh qua đường Lê Duẩn, kéo dài đến cầu Ia Sol (đường Cách Mạng Tháng Tám) thuộc phường Phù Đổng và Hội Phú; thung lũng phía Tây trên đường Phạm Văn Đồng (gần Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu thể thao tỉnh và Trường Tiểu học-THCS-THPT Sao Việt) thuộc phường Tây Sơn. Hầu hết những thung lũng này có diện tích hàng chục héc ta, thuộc đất nông nghiệp; từ lâu được người dân địa phương khai phá để làm ruộng lúa nước hoặc trồng rau màu.

Thung lũng phía Tây trên đường Phạm Văn Đồng (TP. Pleiku) gần Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu thể thao tỉnh. Ảnh: Phan Lài

26 thg 6, 2021

Đầm nước mặn lớn nhất Bình Định

Cảnh sắc yên bình và nhịp sống mưu sinh trên đầm Thị Nại được khắc họa qua bộ ảnh của nhiếp ảnh gia Quy Nhơn - Nguyễn Tiến Trình.


Vùng ven biển Bình Định có 3 đầm lớn là Trà Ổ (huyện Phù Mỹ), Đạm Thủy (huyện Phù Cát) và Thị Nại (TP Quy Nhơn), trong đó Thị Nại là đầm lớn nhất cũng là “vườn ươm” của các loài thủy sản. Thị Nại xưa có tên là đầm Biển Cạn do nước rút cạn để trơ lòng đầm. Đầm này đã có thời gian mang tên Hải Hạc Đàm nhưng người dân từ lâu vẫn gọi đầm Thị Nại.

“Bình Định có núi Vọng Phu. Có đầm Thị Nại, có Cù Lao Xanh” - nhiếp ảnh gia Nguyễn Tiến Trình (quê ở Bình Định) dùng câu ca dao để giới thiệu về đầm Thị Nại. Đầm có diện tích trên 5.000 ha, thuộc địa phận 4 phường, xã của TP Quy Nhơn và 4 xã của huyện Tuy Phước và đổ ra cửa Thị Nại.

Trên hình là quang cảnh đầm với các cụm dân cư, xen kẽ các thửa ruộng, hệ thống ao nuôi trồng thủy sản và điểm nhấn là cầu Thị Nại.

Thung lũng mận tam hoa ở Nghệ An vào vụ

Mận tam hoa ở huyện Kỳ Sơn những ngày này đến vụ thu hoạch, quả trĩu cành, khiến nhiều du khách thích thú tham quan.

Thung lũng mận tam hoa chủ yếu thuộc địa phận hai bản Mường Lống 1 và Mường Lống 2, xã Mường Lống (huyện Kỳ Sơn). Nơi đây có những vườn mận cổ thụ với tuổi đời cả chục năm tuổi, được ví như "Sapa xứ Nghệ", bởi ban ngày mát mẻ, về đêm se lạnh.

20 thg 6, 2021

Vẻ đẹp bốn mùa ở miền sông nước Long An

Qua ống kính của nhiếp ảnh gia Lê Hoàng Thái, quê hương Tân Lập trở nên thơ mộng và rực rỡ màu sắc hơn.


Nhiếp ảnh gia Lê Hoàng Thái (sinh năm 1979), quê tại ấp 3, xã Tân Lập, huyện Mộc Hóa, tỉnh Long An, là một người thích lang thang trên những nẻo đường ghi lại cảnh đẹp và nhịp sống thôn quê, bất kể mùa mưa, nắng. Anh hiện là chủ nhiệm Câu lạc bộ nhiếp ảnh huyện Mộc Hóa.

Trên hình là trung tâm xã Tân Lập trong ánh đèn đêm, với cụm dân cư nằm xen kẽ các ao nuôi trồng thủy sản và nương lúa trải dài ven đôi bờ sông Vàm Cỏ Tây. Đây là con sông từ Campuchia chảy qua địa phận Long An với chiều dài hơn 150 km và uốn thành nhiều khúc. Nhờ điều kiện tự nhiên này ưu đãi Long An hình thành tuyến du lịch sinh thái được khai thác từ làng nổi Tân Lập đến chùa Nổi và khu Bảo tồn đất ngập nước Láng Sen.

Ngắm mùa vàng dưới chân mây Pù Luông

Giữa đại ngàn Pù Luông mây vờn lưng núi, nhìn ngắm những thửa ruộng bậc thang đang ngả vàng rực rỡ, phảng phất đưa hương, hít thở bầu không khí trong lành, cảm nhận sự no ấm, bình yên. Bức tranh phong cảnh thiên nhiên kỳ diệu ấy luôn có sức cuốn hút đặc biệt với bất cứ ai tìm về.

Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Thanh Hóa, trên địa phận huyện Quan Hóa và Bá Thước. Nơi đây suốt bốn mùa không khí trong lành, thiên nhiên hoang sơ tươi đẹp.

16 thg 6, 2021

Mùa trâm Bảy Núi

Khi những cơn mưa đầu mùa xuất hiện, cũng là lúc những cây trâm sinh trưởng và phát triển hoàn toàn tự nhiên ở vùng Bảy Núi bắt đầu ra hoa, kết trái. Đó là món quà thiên nhiên ban tặng cho người dân vùng đất nơi đây.


Trâm là loại cây thân gỗ, cao, khỏe, nhiều cành lá xum xuê. Cây trâm sinh trưởng và phát triển tự nhiên khoảng 7 năm tuổi bắt đầu cho trái, tuổi thọ kéo dài cả trăm năm. Hàng năm, cây trâm cho ra hoa khoảng giữa tháng 3 và cho thu hoạch trái dài đến tận tháng 6 (âm lịch). Trâm ra hoa rồi kết trái thành từng chùm. Trái trâm lúc còn non có màu xanh, khi già chuyển sang đỏ, lúc chín có màu tím đen, to gần bằng đầu ngón tay. Trâm chín đen bóng, no tròn, mọng nước, ăn có vị chua chua, ngọt ngọt, chát chát rất đặc trưng.

5 thg 6, 2021

Mùa hoa muồng ở cố đô Huế

Từ cuối tháng 5 đến giữa tháng 7, ngoài hoa phượng, bằng lăng và điệp, cố đô Huế còn được tô điểm bởi sắc vàng, hồng của hoa muồng.


Đầu mùa hè là thời điểm Huế trở nên rực rỡ nhất với vô vàn loài hoa khoe sắc: từ hoa sen, hoa phượng, bằng lăng, điệp vàng... Trong đó có hoa muồng, gây chú ý bởi sắc hoa đặc biệt, có cả màu vàng và hồng khá lạ mắt.

Muồng hoàng yến được trồng rải rác khắp các tuyến phố. Nhưng đẹp nhất hiện nay là những hàng cây chạy dọc tuyến đường Kim Long, hướng về chùa Thiên Mụ.