Hiển thị các bài đăng có nhãn Bình Thuận. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Bình Thuận. Hiển thị tất cả bài đăng

19 thg 9, 2017

Bánh quai vạc Phan Thiết

Bánh quai vạc đã có từ khá lâu đời ở Phan Thiết, song một số nhà nghiên cứu ẩm thực cho rằng món ăn này có nguồn gốc đồng thời là biến thể của bánh bột lọc Huế, di thực theo lưu dân vào phương Nam. Bánh quai vạc được làm từ bột mì tinh.


Mùa hè đến với thành phố Phan Thiết, chiều tối du khách có thể ra bờ kè sông Cà Ty hay công viên Tháp Nước hóng mát, sau đó tìm đến các hàng quán ăn dọc bờ sông thưởng thức các món ăn dân dã địa phương như: bánh quai vạc, bánh căn, mì quảng, bánh hỏi lòng heo, gỏi cá mai… đậm đà hương vị và bản sắc ẩm thực của vùng đất cực Nam Trung bộ.

17 thg 9, 2017

Vui chơi trên bãi biển thanh bình nhất Bình Thuận

Nằm kề tả ngạn cửa sông Cà Ty, bãi Thương Chánh từ xa xưa nổi tiếng là bãi biển thơ mộng và thanh bình nhất xứ biển Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận.

Thương Chánh là bãi biển nổi tiếng đẹp và thơ mộng nằm ở trung tâm thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận. Tắm biển ở đây, bạn có thể hướng tầm mắt nhìn xa xăm lên Đồi Thơ, Lầu Ông Hoàng gắn với tên tuổi nhà thơ Hàn Mặc Tử

4 thg 9, 2017

Dọc đường khám phá vẻ đẹp núi rừng Tánh Linh

Du khách mãn nhãn với những cánh rừng xanh bạt ngàn của khu bảo tồn thiên nhiên Núi Ông, phiêu lưu trên những đoạn dốc xẻ núi đầy mạo hiểm.

Quốc lộ 55 là con đường băng rừng nối từ huyện Hàm Tân lên miền núi Tánh Linh, Bình Thuận

3 thg 9, 2017

Kagor - Con thuyền linh thiêng của người Raglai

Người Raglai sống ở vùng đất cao, chuyên làm nương rẫy nhưng khi một ai đó qua đời, họ nhất định lại có một chuyến đi trên chiếc thuyền gỗ Kagor linh thiêng để cập bến với tổ tiên và mãi mãi chia tay với những người còn sống. 

Lễ Bỏ mả là nghi lễ quan trọng nhất trong đời sống tâm linh của người Raglai. Họ quan niệm có hai thế giới cùng tồn tại là thế giới của người sống và thế giới của người chết. Lễ Bỏ mả là buổi lễ người sống nhất định phải tổ chức để dứt quan hệ và đưa tiễn người đã mất về với thế giới của tổ tiên. Trong cuộc chia tay vĩnh viễn kéo dài ba ngày này, Kagor là vật linh thiêng, là trung tâm và được người Raglai hướng về với tất cả lòng thành kính.

Trước ngày làm Lễ Bỏ mả, người thân của người đã khuất phải xem ngày lành, chuẩn bị những lễ vật ...và đặc biệt là làm thuyền Kagor. Kagor được làm bằng gỗ trên đó người ta dựng nhà, làm hàng rào, vẽ hoạ tiết hình mặt trời, mặt trăng, cây cối, chim chóc, hình con rồng.... Người Raglai giờ sống ở trên cao làm nương làm rẫy nhưng trong tâm niệm mỗi người cuộc sống của tổ tiên xa xưa gắn liền với biển. Họ tin rằng chiếc thuyền Kagor sẽ đưa người chết đến được nơi trú ngụ của ông bà tổ tiên.

Chiếc thuyền gỗ linh thiêng dùng trong Lễ Bỏ mả. Được làm bằng gỗ với những trang trí cầu kỳ, thuyền Kagor là vật rất linh thiêng với người Raglai. Theo tín ngưỡng của họ, Đây nơi trú, là cầu nối đưa linh hồn người chết về với thế giới của tổ tiên.

19 thg 8, 2017

Gỏi cá dãnh Phan Thiết

Nhà tôi ở Phan Thiết, gần cầu Dục Thanh, sát chân cầu là một dãy nhà sàn, đa số người dân sống bằng nghề biển trong đó có nhà bác Ty, vợ chồng bác có một cô con gái trạc tuổi tôi nên tôi thường sang chơi. Bác rất quý mến và tôi thường được chiêu đãi nhiều món ăn ngon, có hôm vài con ghẹ lưới, ốc vôi luộc, có khi là nồi cháo cá mú tươi, thơm ngon nhưng tôi "ghiền" nhất vẫn là món cá khô dãnh.

Cá khô dãnh. 

16 thg 8, 2017

Lâu đài chứa hơn 20.000 chai rượu vang ở Phan Thiết

Khu tham quan được thiết kế như một lâu đài châu Âu, mở cửa từ sáng đến 7h tối.

Nhìn từ phía ngoài, tòa lâu đài có kiến trúc như tường thành, tường xây bằng gạch đỏ và trắng, xung quanh bao bọc nhiều cây xanh. 

Tòa lâu đài thuộc phường Phú Hài, mở cửa từ 7h sáng đến 7h tối hàng ngày, không nghỉ trưa. Khách mua vé tham quan giá 100.000 đồng, có nhân viên hướng dẫn và tham quan khi xuống hầm rượu. Vé gửi xe miễn phí.

13 thg 8, 2017

Những điểm dừng chân trên Cù Lao Thu

Đảo Phú Quý của Bình Thuận còn được biết với tên gọi khác là Cù Lao Thu, có khung cảnh hoang sơ và yên bình.

Nếu hỏi hải đăng Triều Dương thì có lẽ nhiều người dân trên đảo không biết, bởi họ vẫn quen gọi là trụ đèn Triều Dương. Trước những con sóng lớn trắng xóa ập vào trụ đèn, ngọn hải đăng vẫn đứng vững phía trước Hòn Tranh xinh đẹp. Hải đăng nằm ngay cầu cảng Phú Quý để dẫn đường cho những con tàu cập cảng đúng hướng vào ban đêm. 

9 thg 8, 2017

Nghề làm mắm 200 tuổi trứ danh Phan Thiết

Người dân làm nước mắm từ thời Phan Thiết mang tên Tổng Đức Thắng (1809), mỗi năm ủ chượp được 25 triệu lít. 

Nước mắm Phan Thiết xếp loại "lão làng", được người tiêu dùng trong và ngoài nước ưa chuộng. Cách đây 200 năm, ngư dân ở nhiều tỉnh (Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên) đã vượt biển đến sinh sống ở vùng đất mới - chính là Phan Thiết ngày nay. Do lượng cá đánh bắt ở biển không tiêu thụ hết, nên họ nghĩ ra phương pháp ủ chượp cá với muối để làm nên nước mắm.

Đến đầu thế kỷ 20, thương hiệu nước mắm Liên Thành của Phan Thiết bắt đầu nức tiếng trong Nam ngoài Bắc. Đời cha truyền con nối, nghề làm nước mắm được giữ gìn, tồn tại và phát triển cho đến ngày nay. Đặc sản trứ danh Phan Thiết được bảo hộ chỉ dẫn địa lý từ năm 2007. Hiện có khoảng 200 cơ sở sản xuất trong thành phố, cung cấp 25 triệu lít mỗi năm cho thị trường.

6 thg 8, 2017

Ngắm tác phẩm điêu khắc tinh xảo từ 300 tấn cát đỏ Phan Thiết

Bên cạnh đồi cát vàng với hình dáng và vẻ đẹp thay đổi theo ngày, Phan Thiết còn được thiên nhiên ban tặng cát đỏ - được xem như “báu vật” của nghệ thuật điêu khắc tượng cát.

Trong suốt một năm, các nghệ nhân điêu khắc đến từ 15 quốc gia trên khắp thế giới đã hội tụ về Phan Thiết để cùng sáng tạo nên những tác phẩm điêu khắc kỳ vĩ với hơn 300 tấn cát đỏ. Qua bàn tay tài hoa của điêu khắc gia, khối cát vô tri, thô ráp trở nên mềm mại và đầy cảm xúc. 

12 thg 7, 2017

Điểm du lịch độc đáo: Cá đá Tân Thành

Thiên nhiên ban tặng cho xã Tân Thành (Hàm Thuận Nam) một bãi biển tuyệt vời, không chỉ có cát trắng, nắng vàng, nước biển trong xanh mà hàng trăm mét bờ biển được bày trí đủ các loại đá trông thật lạ mắt. Người ta gọi bãi đá Tân Thành là vườn đá nhảy, bởi đá ở đây luôn biến đổi từ hình dạng đến màu sắc tùy thuộc vào sự lên xuống của con nước và theo mùa. Ngày hè đắm mình trong khung cảnh bình minh hay hoàng hôn trên vịnh đá nhảy, du khách sẽ cảm nhận và ngạc nhiên khi phát hiện những tảng đá qua hàng ngàn năm bị sóng biển bào mòn, có nhiều hình dạng khác nhau, có khối đá hình tròn, hình vuông, có tảng tựa như đàn trâu, đàn voi khổng lồ; nhiều tảng đá nhỏ lại giống như đàn cá nhảy trên mặt biển. Hấp dẫn nhất là các tảng đá hình thù như đàn cá heo chỉa mỏ lên khỏi mặt biển; con cá bò hòm, bò giấy, cá mặt quỷ xù xì; con cá nục sồ ngoi đầu lên mặt nước; con ba ba đầu thụt ra, thụt vào trong chiếc mai vững chắc. Đẹp nhất là vào sáng sớm, từ vườn đá nhảy nhìn ra biển từng đoàn thuyền nối đuôi nhau vào bến. Những đợt sóng đập mạnh lại tiếp tục bào mòn đá để từ đó thêm nhiều loại cá mới xuất hiện. Đến vịnh đá nhảy Tân Thành, bạn sẽ bị mê hoặc trước những khúc hát rì rào của sóng biển; thỉnh thoảng nghe tiếng vỗ mạnh vào vài con cá đá làm tung nước trắng xóa. Những đứa trẻ cứ xem miệt mài không chịu rời xa… 

Cá bò hòm 

Tuy Phong: Một loại hình du lịch bị bỏ quên ở Bình Thạnh

Nhắc đến Bình Thạnh (Tuy Phong) là nhắc đến một xã vùng biển có ưu thế về phát triển du lịch. Ở đây, ngoài các di tích lịch sử - văn hóa như: Cổ Thạch tự (chùa hang) hình thành từ năm 1835, đình làng Bình An (1700- tên xa xưa của Bình Thạnh), Lăng ông Nam Hải từ thời Minh Mạng (1820-1840), nhà lưu niệm cố Tổng bí thư Lê Duẩn, khu di tích lịch sử Cát Bay, còn có bãi đá bảy màu, hang cò, hang yến, hốc Đồng Chung, bãi ngoài, giếng Liệc… là những thắng cảnh khá thu hút…

Đài tưởng niệm cố Tổng Bí thư Lê Duẩn tại xã Bình Thạnh, huyện Tuy Phong. 

4 thg 7, 2017

La Gi - Còn đó ngày xưa!

Nhà thủy tạ ở đập Đá Dựng


Khi hoàn thành con đập ngăn Sông Dinh ở Đá Dựng (phường Tân An - La Gi) vào năm 1958, tiếp đến là xây một nhà thủy tạ mô phỏng hình dáng ngôi chùa Một Cột ở Hà Nội trong lòng hồ của đập. Cho nên cũng có tên gọi là chùa, dù không có thờ phượng gì mà chỉ là một sàn gạch hoa làm chỗ nghỉ chân, ngắm cảnh. Nhà thủy tạ xây vuông vức mỗi cạnh 2,5m, nhưng có khác là 2 tầng mái đều xuôi thẳng 4 góc, lợp ngói âm dương, phần đuôi biểu trưng hình chim phượng. Bốn trụ tròn ở thế đỡ đuôi mái tầng dưới và cũng là bốn phía hành lang được trang trí cách điệu chữ vạn lồng ghép vào nhau. Trụ chính nâng cả công trình có đường kính cỡ 1,5m, cách mặt nước hồ lòng đập khoảng gần 2m được xây vững chãi nhưng với độ cắm chặt xuống đáy sông cũng phải hàng chục mét. Phía hạ lưu chân đập có xây hình “long ngư vượt vũ môn” và tượng sư tử nằm cạnh những khối đá đủ dáng hình xen lẫn cây xanh.

Có một khu rừng nguyên sinh giữa lòng thị xã

Trên tuyến đường du lịch nối từ Đồi Dương Bình Tân, thị xã La Gi về giáp ĐT 719 qua Tân Bình, du khách rất dễ nhận ra một khu rừng tự nhiên xanh ngắt nằm tiếp giáp với các dự án du lịch biển của thị xã La Gi. Đó là khu rừng dầu trên trăm tuổi duy nhất còn sót lại nơi phố biển này. Một thắng cảnh sinh thái tự nhiên, lá phổi xanh giữa lòng đô thị La Gi.

3 thg 7, 2017

Mùa chim làm tổ trên hòn đảo hình chiếc hài ở Bình Thuận

Đảo Hòn Hải còn có tên là Hòn Hài vì hình dáng của hòn đảo nhìn từ phía xa trông giống như chiếc hài

Tuy gọi là đảo nhưng Hòn Hải chỉ là một khối đá khổng lồ nằm giữa biển khơi, không có người dân ở tập trung như những đảo khác. Trên đảo không có nước ngọt, để có nước sinh hoạt phải mua từ đảo Phú Quý chở ra với chi phí vận chuyển đắt đỏ. 

22 thg 6, 2017

Bãi đá Bảy Màu Cổ Thạch

Sự hòa quyện giữa vẻ đẹp của bãi đá bảy màu, sự quyến rũ của biển và nét đời thường cuộc sống miền biển tạo nên ấn tượng khó phai...

Bãi đá Bảy Màu là một địa danh độc đáo nằm trên một phần bãi biển Cổ Thạch (xã Bình Thạnh, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận). 

15 thg 6, 2017

Đảo Phú Quý - nơi lưu giữ cả trái tim phượt thủ

Trong chuyến đi bụi ở Phú Quý (Bình Thuận), tôi cảm nhận được sự chân thật của người dân đảo, hiểu được những phong tục ở đảo mà tôi chưa thấy ở bất kỳ nơi nào đã đi qua. 

Tôi cùng anh bạn chung chiếc xe máy chạy xuống Phan Thiết để bắt tàu ra Phú Quý, đã đặt vé trước một tháng. 15h30 chúng tôi tới cảng Phan Thiết và chỉ cách giờ tàu chạy 30 phút, chỉ kịp ghé nhà một cụ ông ở đầu cổng gửi lại chiếc xe máy và lấy vé lên tàu. Biển động nên sóng mạnh, tôi không ngủ được nhiều nên đi ra mạn thuyền. May mắn là hoàng hôn vừa tới, đó là lần đầu tiên tôi ngắm được hoàng hôn ngay giữa biển. 

3 thg 5, 2017

Độc đáo công viên tượng cát đầu tiên ở Việt Nam

Một góc công viên tượng cát Forgotten Land. (Ảnh: Nguyễn Thanh/TTXVN)

Công viên tượng cát đầu tiên của Việt Nam tại thành phố Phan Thiết (tỉnh Bình Thuận) có tên Forgotten Land tại đã mở cửa đón khách tham quan từ cuối tháng 1.

​Các nhà điêu khắc tượng cát nổi tiếng trên thế giới​ vẫn đang khẩn trương hoàn thành những công đoạn cuối của một số tác phẩm tại công viên​.

2 thg 5, 2017

Định vị thương hiệu “Mì quảng Phan Thiết”: Tại sao không?

Nhắc đến “mì quảng” - thì ngay từ cái tên - hẳn ít nhiều đã gợi nên những liên tưởng về quê hương của món ăn này. Đúng vậy, mì quảng đích thị là một món ăn đặc sản nổi danh của vùng đất Quảng Nam - Đà Nẵng. Song, khi nói “mì quảng Phan Thiết”, thì người ta lại ngờ ngợ: Đây là món ăn gì? Có phải là món mì của xứ Quảng được bán tại Phan Thiết? Hay đó là một món ăn… Phan Thiết?

Mì Quảng Phan Thiết thịt heo. Ảnh: Phạm Hoài Nhân

20 thg 3, 2017

Đi tìm địa danh Bình Tuy

Có đến hai mươi năm địa danh tỉnh Bình Tuy là một phần đất rộng lớn phía Tây Nam của tỉnh Bình Thuận ngày nay (1956 - 1976). Dưới chế độ Việt Nam cộng hòa, từ một sắc lệnh ký ngày 25/10/1956 tỉnh Bình Tuy được thành lập gồm một phần đất của hai huyện Hàm Thuận, Tánh Linh và một phần đất của hai tỉnh Long Khánh, Lâm Đồng lúc bấy giờ. Nhiều câu hỏi địa danh tỉnh mới này tại sao là Bình Tuy, mang ý nghĩa gì? Đối với Ngô Đình Diệm - Tổng thống đệ nhất Việt Nam cộng hòa vốn là người được hấp thụ nhiều Tây học nhưng cũng chịu ảnh hưởng nền giáo dục Nho giáo của gia đình, cho nên quyết định một tên tỉnh mới phải có lý do nào đó.

Mũi điện Kê Gà. Ảnh: Ngọc Lân 

1 thg 3, 2017

Vạn Thủy Tú - một chút thắc mắc

Ở Phan Thiết, trên đường Ngư Ông, phường Đức Thắng có một nơi gọi là dinh Vạn Thủy Tú. Theo các tài liệu cổ, dinh này được tạo lập vào năm 1762 để thờ cá Ông, và tại đây có trưng bày bộ xương cá Ông (cá voi) dài 22 met, được xác định là lớn nhất Việt Nam và cả Đông Nam Á. Đây là điểm tham quan của du khách khi đến Phan Thiết, người ta đã nói đến nhiều nên xin không kể nữa, chỉ đăng vài hình cho vui thôi.