13 thg 11, 2018

Thăm ngôi nhà cổ nhất xứ Đoài

Nằm cách Hà Nội hơn 50km về phía Tây, Làng cổ Đường Lâm ( Sơn Tây, Hà Nội ) được coi là một trong những cái nôi của dân tộc Việt. Với nhiều địa danh được lưu truyền trong truyền thuyết, lịch sử Đường Lâm là địa danh duy nhất ở Việt Nam sinh ra hai vị Vua có công lớn với đất nước là vua Phùng Hưng và Ngô Quyền. Không chỉ có cảnh quan thiên nhiên rất đẹp, nơi đây còn giữ được những ngôi nhà thuần Việt cổ có tuổi đời vài trăm năm. 

Đặc trưng của gần 1000 ngôi nhà truyền thống ở Đường Lâm là tất cả đều được xây dựng bằng những khối đá ong rắn chắc. Trong số ấy, ngôi nhà của gia đình ông Nguyễn Văn Hùng và bà Là Thị Thảo là ngôi nhà cổ đặc biệt nhất mà hầu hết du khách ai cũng ghé thăm khi về Đường Lâm.

Bà Thảo cho biết, theo bản dịch bảng cầu an gia đình còn giữ được, ngôi nhà được xây dựng chính xác vào năm 1649. Với diện tích 100
m2, trải qua gần 400 năm nhưng thật đặc biệt, ngôi nhà ngói năm gian này vẫn trường tồn, vẫn là nơi ở và nơi sinh sống của thế hệ thứ 12 của gia đình.

Hầu hết những kiến trúc cổ Đường Lâm được xây bằng khối đá ong.


Ngôi nhà cổ nhất ở Đường Lâm với tuổi đời gần 400 năm.

Ngôi nhà là điểm đến nổi tiếng của du khách trong và ngoài nước khi tham quan Làng cổ Đường Lâm.

Đường vào ngôi nhà Việt cổ.

Ngôi nhà hiện vẫn là nơi sinh sống của thế hệ thứ 12 của gia đình.

Mái ngói xưa được lợp xuôi võng xuống theo hình cảnh diều..

Những nét thời gian hiển hiện hầu hết trên kiến trúc của ngôi nhà.

Có tất cả 30 cột gỗ được kê trên bệ đá xanh chống đỡ cho ngôi nhà.

Những họa tiết chạm khắc giản dị nhưng tinh tế trên gỗ tạo thêm nét mềm mại cho căn nhà.

Gian nhà chính giữa dành để thờ cúng và tiếp khách.

Vật liệu gỗ được dùng làm khung cho ngôi nhà.

Một phần được tu bổ từ năm 2008 trong ngôi nhà của gia đình ông Nguyễn Văn Hùng.

Du khách nước ngoài tham quan ngôi nhà nổi tiếng nhất Đường Lâm.

Hàng ngày, đặc biệt trong dịp cuối tuần, có hàng trăm lượt du khách đến đây tham quan. 

Được xây cất bằng các loại vật liệu truyền thống của Đường Lâm là đá ong xây tường, ngôi nhà còn dùng thêm chất liệu gỗ làm cột, vì kèo. Những vật liệu này khiến ngôi nhà mát về mùa hè, ấm áp vào mùa đông. Với năm gian lợp ngói, có tất cả 30 cột gỗ bố trí theo 5 hàng và được kê trên chân đá xanh chắc chắc tạo nên sự vững chắc. Mái nhà lợp ngói, võng xuống theo hình cánh diều. Những người thợ Việt xưa với bàn tay tài hoa cũng không quên chạm khắc công phu, tỉ mỉ nhiều hoa văn giản dị nhưng mềm mại trên nhiều phần chất liệu gỗ của căn nhà tạo nên sự duyên dáng cho căn nhà thuần Việt.

Chủ nhân đầu tiên của ngôi nhà đã dành gian giữa với diện tích lớn nhất làm nơi thờ cúng tổ tiên, gắn với đó là các bộ hoành phi, câu đối, ban thờ. Người ta cũng đặt trường kỷ ở gian này làm nơi tiếp khách. Hiện tại gia đình bà Thảo sinh hoạt tại hai gian bên hông của ngôi nhà.

Lần tu bổ lớn và gần đây nhất của ngôi nhà vào năm 2008. Khi đó ngôi nhà gần 400 năm này được trùng tu bằng phương pháp bảo tồn đặc biệt, chuyên nghiệp và giữ gìn được hầu như nguyên vẹn, kể cả những dấu tích của thời gian.

Bài và ảnh: Việt Cường - Khánh Long

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét