17 thg 12, 2015

Thơm nồng chả lá xương sông ngày đông

Cuối tuần về quê được mẹ đãi món chả lá xương sông, món ăn khoái khẩu của mấy chị em từ bé. Vị thơm, hăng hăng, cay cay của lá xương sông kết hợp vị ngọt của thịt làm ai cũng ấm lòng.

Chả xương sông thơm nồng, hấp dẫn - Ảnh: Hoàng Hân 

Với những người sinh ra ở miền quê, cây xương sông có lẽ chẳng lạ gì, bởi ai cũng dễ bắt gặp chúng ở khắp các khu vườn quanh nhà. Xương sông còn được gọi là hoạt lộc thảo, cây có lá thuôn dài, mép hình răng cưa, xanh mướt.

Cháo lươn và bánh bèo lá Nghệ An

Khi có dịp về với Nghệ An, du khách đừng quên thưởng thức hai món ngon đặc trưng sau đây.

Cháo lươn

Từ lâu món ăn này đã trở thành đặc sản nổi tiếng của vùng đất xứ Nghệ với hương vị thơm ngon, đậm đà hấp dẫn bất kỳ thực khách nào thưởng thức. Những con lươn đồng nhỏ, mình thon, thịt chắc sau khi được ngâm nước gạo vài tiếng cho sạch ruột được luộc sơ qua, gỡ thịt dọc xương sống rồi tẩm ướp gia vị cho vào xào sơ cùng hành, nghệ, chút ớt cho bớt vị tanh, ngấm gia vị, đậm đà và tạo màu vàng ruộm. Phần xương sống của lươn được giã rồi lọc lấy nước bỏ vào ninh cùng với cháo cho ngọt nước. 

Cháo lươn có màu vàng bắt mắt của lươn xào với nghệ, vị cay nồng của tiêu, ớt, rất đưa đẩy vị giác. Ảnh: ngoisao.net. 

14 thg 12, 2015

Bữa trưa bên bờ biển Đồng Châu

Bây giờ về Đồng Châu (Thái Bình), sẽ không còn thấy những bãi biển dài trong câu ca “Anh đi tắm mát” nữa. Cách bờ không xa, chòi nuôi ngao nhấp nhô trên sóng nước, rải rác vươn ra đến tận chân trời.

Trên bãi biển Đồng Châu - Ảnh: Thủy OCG 

Bãi biển Đồng Châu không phải là một nơi nghỉ dưỡng lý tưởng nhưng lại là nơi mà dân nhiếp ảnh phía Bắc khá ưa thích, cũng là một địa điểm khám phá thú vị phù hợp cho cuối tuần.

Bún suông - đặc sản Trà Vinh

Từng miếng chả tôm thon dài, suông đuột trông lạ mắt như quấn lấy sợi bún trắng tinh, ngập trong nước dùng chua ngọt khiến thực khách hài lòng khi thưởng thức.

Trà Vinh là một tỉnh có nền ẩm thực giao thoa của ba dân tộc Kinh, Khmer và Hoa. Ngoài bún nước lèo, bánh canh Bến Có hay mắm bò hóc, du khách ghé qua vùng đất này còn dễ bị say lòng bởi món bún suông.

Bún suông với thành phần chính là bún, tôm và thịt ba chỉ. Đặc biệt phần hồn cốt của món ăn nằm trong những con tôm được nặn thành miếng chả dài. Để chả thêm ngon, người ta thường phải lựa những con tôm tươi và mập mạp. Tôm được đem về rửa sạch, cắt đầu đuôi và bóc vỏ. 

Mỗi tô bún suông có giá từ 15.000 đến 25.000 đồng. Ảnh: xembao 

Sú kẹp nách và xắp xắp - món lạ mà quen ở Đà Lạt

Dưới đây là những món ăn có cái tên khá lạ tai ở Đà Lạt.

Sú kẹp nách

Một trong những món ăn mà bạn nhất định phải thử khi đến Đà Lạt là sú kẹp nách, cái tên nghe vừa lạ lẫm nhưng cũng rất đặc trưng của người dân nơi đây. 

Sú kẹp nách có hình dạng giống như bắp cải nhưng nhỏ xíu, giá 200.000 - 250.000 đồng/ kg. Ảnh: Duli 

Sú kẹp nách được trồng ở xứ lạnh này từ thời Pháp thuộc, là loại rau dùng để làm salad hay luộc, chiên đều rất thú vị. Loại rau này có vị thanh mát và giàu chất dinh dưỡng. Nhìn qua bạn sẽ thấy sú kẹp nách rất giống bắp cải bởi những lá rau cuộn tròn xoe nhưng nhỏ xíu chỉ to hơn ngón tay cái.

Đời người qua nhịp trống chầu

Kiểm tra từng chiếc đinh đóng trên thành trống, ông Hồ Văn Ổi (76 tuổi, ngụ KP.5, phường Bửu Hòa, TP.Biên Hòa) là Hương cổ (người đánh trống trong dịp lễ tế) của đình Tân Bản (KP.5, phường Bửu Hòa) nói với chúng tôi “Từ xưa, có việc gì cần họp dân đều phải đánh trống để mọi người kéo tới đình làng. Bây giờ, trống chiêng không còn sử dụng để họp dân nữa, nhưng với chúng tôi đó là một phần lịch sử không bao giờ bị lãng quên của vùng đất này…”.

Cổng đình Tân Bản. Ảnh: Phạm Hoài Nhân

* Truyền đời đánh trống chầu

Trong tiết trời đầu xuân mát dịu, ông Ổi chậm rãi thắp nhang trầm ở các lư hương bên trong đình, rồi khệ nệ khiêng cái trống chầu ra ngoài sân để lau bụi. “Trống là linh hồn của các buổi lễ tế, là thứ được gióng lên ngoài trận tiền, trong các dịp lễ hội, vì vậy trống phải thường xuyên được kiểm tra để tránh gặp sự cố trong khi sử dụng. Như cái trống này, theo như những người giữ đình đời trước kể lại thì nó đã có từ lúc đình được nhận sắc phong của vua Tự Đức vào năm 1852, tôi cũng không rõ lắm mà chỉ biết nó đã được sử dụng từ rất lâu rồi…”, ông Ổi đưa tôi xem những chiếc trống đang được cất giữ trong đình.

13 thg 12, 2015

Đà Lạt mùa hoa mimosa

Đà Lạt đã vào đông, hoa mimosa đang kỳ nở rộ, làm đẹp thêm thành phố mù sương, trên những nẻo đường, vườn cây. Đã có rất nhiều du khách đến chụp hình cùng hoa. 

Sắc vàng mimosa in trên nền trời xanh - Ảnh: Cao Cat 

Những bông hoa mimosa đầu tiên tôi biết không phải qua lời một bài hát "Mimosa từ đâu em tới" mà là vào những năm cuối 1989 đầu 1990. 

Bản Thái đen biệt lập trong rừng trúc ở Thanh Hóa

Ngoài Điện Biên, Sơn La, Yên Bái, Hòa Bình... vùng cao phía Tây tỉnh Thanh Hóa cũng là nơi tập trung rất nhiều đồng bào dân tộc Thái với truyền thống văn hóa đặc sắc.

Người Thái có tục làm nhà sàn quần cư bên sông suối từ bao đời nay. Và dọc theo sông Mã anh hùng phía Tây tỉnh Thanh Hóa, người Thái tập trung nhiều nhất ở các huyện Quan Hóa, Thường Xuân, Bá Thước, Quan Sơn, Mường Lát... 

Thưởng thức bánh bột lọc gói Huế

Nếu bánh bột lọc trần hấp dẫn bởi vị thơm của mỡ hành, ớt tươi thì bánh lọc gói là sự tinh túy của bánh hấp với vị ngon ẩn bên trong. 

Nếu ví bánh bột lọc trần như cô gái thành thị mang vẻ đẹp khỏe khoắn, năng động, hiện đại, luôn cởi mở và dễ gần thì bánh bột lọc gói như cô gái Huế e ấp, dịu dàng trong tà áo dài và nón lá duyên dáng. 

Tuyệt nhất là thưởng thức khi bánh vừa được vớt từ nồi ra, bốc khói nghi ngút. 

Để thấy rằng thưởng thức bánh bột lọc gói cũng cần đúng trình tự. Tuyệt nhất là khi bánh vừa được vớt từ nồi ra, bốc khói nghi ngút. Cầm chiếc bánh nóng hổi trên tay, hít một hơi để thưởng thức mùi thơm của lá chuối, của bột lọc tươi và nhân đã được kho kỹ đậm đà. 

Dẻo thơm bánh su sê Cù Lao Chàm

Ẩn sau lớp lá chuối thơm dịu bên ngoài là chiếc bánh su sê có màu vàng óng, trong suốt đến mức nhìn thấy cả lớp nhân đậu xanh bên trong.
Cắn một miếng đã cảm nhận được vị dai, giòn của bột, ngọt thanh của nhân đậu xanh. Thức quà quê dân dã ấy đã mê hoặc biết bao du khách. 

Bánh được bán ngoài cầu cảng hay giao cho các nhà hàng trên Cù Lao 

Cùng với bánh ít, bánh su sê là đặc sản nổi tiếng ở Cù Lao Chàm. Trước đây, những loại bánh này thường được làm trong dịp lễ, Tết; làm quà biếu trong những dịp hiếu hỉ. Tuy nhiên, ngày nay với sự phát triển của ngành du lịch, bánh được người dân địa phương làm quanh năm để bán cho khách đến thăm Cù Lao Chàm. 

Một thoáng làng đúc đồng Chú Tượng

Làng đúc đồng Chú Tượng (xã Đức Hiệp, H.Mộ Đức, Quảng Ngãi) nổi tiếng mấy trăm năm nay và được lưu danh trong nhiều giai thoại.

Ông Đỗ Thị và sản phẩm đồng vừa ra lò - Ảnh: Phạm Anh 

Đúc đại hồng chung chùa Thiên Ân

Giai thoại về cái “chuông thần” trên chùa Thiên Ấn (Quảng Ngãi) bây giờ là nổi tiếng nhất. Chuông đánh lên nghe tiếng ngân vang không đâu bằng. Đó là sản phẩm từ tay thợ làng Chú Tượng mà ra.

Bình dị như bánh cáy làng Nguyễn, Thái Bình

“Chú cứ chở cháu tới nhà làm bánh cáy ngon nhất ở đây”, chúng tôi đề nghị một người lái xe ôm tóc hoa râm ở thị trấn Đông Hưng, Thái Bình.
Người đàn ông gật đầu lia lịa, tay đưa mũ bảo hiểm, miệng nói liến thoắng: “Vậy tới một nhà này, chồng tên Đức, vợ tên Thu, con bé còn trẻ, học nghề làm bánh cáy của ông bà nhưng ngon nhất ở đây”. Đó, những bước chân đầu tiên của chúng tôi ở làng Nguyễn, nức tiếng bánh cáy Thái Bình là thế. 

Bánh cáy được cắt thành từng lát mỏng, pha một ấm trà nóng, nhâm nhi miếng bánh cáy để cảm nhận được một thức quà quê ngon bình dị. 

11 thg 12, 2015

Bảo tàng Lịch sử Quốc gia

Bảo tàng Lịch sử Quốc gia nằm ở số 1 phố Tràng Tiền, Hà Nội (ngay góc Tràng Tiền - Phạm Ngũ Lão). Tuy nhiên người Hà Nội ít gọi địa điểm này bằng tên chính thức của nó, mà thường gọi ngắn gọn là Bác cổ.

Sở dĩ gọi như vậy là vì nơi đây xưa kia là bảo tàng của trường Viễn Đông Bác Cổ, do người Pháp xây dựng nên, tên gọi là bảo tàng Louis FinotBảo tàng Louis Finot thuộc Trường Viễn Đông Bác cổ Pháp (École Française d’Extrème - Orient), do các kiến trúc sư C.Batteur và E.Hébrard thiết kế năm 1925. Công trình được khởi công năm 1926 và hoàn thành năm 1932. Ngày ấy, đây là nơi trưng bày những đồ cổ thu thập từ các nước ở Đông Nam Á. Nǎm 1958, người Pháp bàn giao lại ngôi nhà này cho chính quyền cách mạng mới.


Mỹ Khê, mở mắt là thấy biển cả

Ngồi trên bãi biển chính hướng Đông ngắm bình minh dát vàng mặt nước, thảnh thơi tản bộ để cho cát trắng lùa vào ngón chân và gió lùa vào mái tóc. Bồ câu bay từng đàn trên những con thuyền nằm ườn sau chuyến lưới đêm và phiên chợ sáng. Lần nào tới Đà Nẵng, tôi cũng chọn nghỉ đêm ở bãi biển Mỹ Khê cho bằng được. Chỉ để mỗi sáng thức dậy là thấy biển ngay trước mắt.

Bãi biển Mỹ Khê nằm dưới chân núi, hướng ra biển Đông rộng lớn 

Lạ miệng mì Quảng mực tươi

Chuyến về miền Trung công tác, sẵn dịp ghé thăm người bạn hồi còn học chung khóa ở Sài Gòn, tôi có dịp trải nghiệm một món ăn hết sức lạ lùng nhưng vô cùng thú vị: mì Quảng mực tươi.
Phải nói rằng, mì Quảng ngày nay phổ biến đến mức trở thành món ăn toàn quốc, không có ai là người VN mà chưa một lần thưởng thức qua mì Quảng với những cái tên nghe rất thân quen, mộc mạc như: mì Quảng gà, mì Quảng tôm thịt, mì Quảng cá lóc, mì Quảng ếch… nhưng mì Quảng mực chắc ít ai biết đến. Món này chỉ có ở cái xóm chài Nam Ô, một vùng nổi tiếng cả nước với đặc sản nước mắm và gỏi cá. 

Độ giòn của mực tươi hòa quyện với mùi thơm của các loại rau và nước nhân đậm đà, món mì Quảng mực tươi nhìn “dở ẹc” vậy mà ngon một cách lạ lùng - Ảnh: Hòa Nhơn 

Hến, món ngon dân dã

Nếu xứ Huế lừng danh với món cơm hến, bún hến thì món hến xứ Quảng đặc sắc không kém. 


Với hến muốn làm món gì, trước tiên cũng phải ngâm trong nước sạch hòa với muối hột khoảng một giờ. Ngâm rồi lại còn rửa đi rửa lại rất nhiều lần. Sau đó, luộc và đãi vỏ. Con hến còn có chút xíu. Nhỏ ơi là nhỏ. Nước luộc hến đừng bỏ đi, uổng lắm! Nhưng nên để lắng xuống và bỏ phần nước cặn vì còn lẫn cát. Nước luộc hến hơi đục giống màu của nước vo gạo và rất ngọt. Nước đó thường dùng nấu canh bầu hay canh rau, đã ngon mà lại có tác dụng giải nhiệt.

Về miền sơn cước Mã Đà

Cách TP. Hồ Chí Minh 90km, rừng Mã Đà thuộc huyện Vĩnh Cửu tỉnh Đồng Nai không chỉ nổi tiếng với những di tích lịch sử mà còn hấp dẫn du khách bởi rừng nguyên sinh bạt ngàn và hồ Trị An với nhiều sản vật độc đáo.


Khám phá thiên nhiên hoang sơ, đốt lửa trại, tận hưởng nồi lẩu rau rừng hay buổi hạ trại ven bờ hồ lộng gió… là những hoạt động đặc trưng thu hút du khách về với miền sơn cước Mã Đà.

Ngắm vẻ đẹp quyến rũ của Bãi Khem – Mũi Ông Đội

Triền cát trắng phau mê hoặc thoai thoải hình vòng cung, bãi Khem hút hồn du khách.

Đặc biệt, gần Bãi Khem, du khách còn có thể ghé thăm mũi Ông Đội, thiên đường hai mặt biển quyến rũ nhất đảo Ngọc.


Bãi Khem và mũi Ông Đội (Phú Quốc) hiện chưa được nhiều du khách tìm tới bởi nơi đây được quân đội quản lý đến năm 2009. Nhưng vẻ đẹp quyến rũ rất riêng của hai địa danh này đã hút hồn du khách.

Đường hoa kiểng Thành Thái

Đường Thành Thái ở quận 10 được mệnh danh là “phố hoa kiểng” của Tp. Hồ Chí Minh. Con phố này tấp nập kẻ mua, người bán vào dịp cuối năm để những chậu hoa kiểng từ đây tỏa đi khắp Thành phố trang điểm cho những ngôi nhà khi xuân gần về. 

Phố cây cảnh Thành Thái tập hợp gần 60 cửa hàng nằm san sát nhau với chiều dài khoảng 200 mét, buôn bán đa dạng về chủng loại hoa kiểng. Từ những chậu cây cảnh nhỏ đặt trên bàn làm việc đến những hòn non bộ to lớn để đặt trong vườn khách hàng đều có thể tìm thấy tại con đường này.

Ngoài bán hoa kiểng, con đường này còn bán rất nhiều chậu, giỏ đựng hoa… với nhiều vật liệu, kích cỡ, kiểu dáng khác nhau. Khách hàng sẽ được những người chủ cửa hàng hướng dẫn tận tình khi khi có nhu cầu hỏi về kinh nghiệm trồng, chăm sóc cây để chậu cây của bạn luôn tươi tốt. Mỗi chậu hoa hay cây kiểng bày bán trên con đường này có giá khác nhau, từ vài chục ngàn đồng cho đến hàng chục triệu đồng.

Đường Thành Thái, ở quận 10, Tp. Hồ Chí Minh được mệnh danh là “phố hoa kiểng” của Sài Gòn.

Nghề dệt chiếu bên vàm Nhựt Tảo

Bên dòng nước phẳng lặng hiền hòa của vàm Nhựt Tảo, làng dệt chiếu lác Nhựt Tảo (xã An Nhựt Tân, huyện Tân Trụ, Long An) hàng trăm năm qua đã nổi tiếng với những sản phẩm chiếu bền, đẹp được tiêu thụ ở khắp các tỉnh, thành trong cả nước.

Nghề dệt chiếu lác Nhựt Tảo là một trong những nghề truyền thống lâu đời, gắn liền với quá trình khai hoang, mở đất của người Việt ở Long An từ hơn một thế kỷ qua. Nhờ thổ nhưỡng phù hợp, cây lác được trồng nhiều ở xã An Nhựt Tân, tạo thành một vùng nguyên liệu lớn cho nghề dệt chiếu phát triển và lưu giữ đến tận ngày nay.

Để dệt một chiếc chiếu, người dân Nhựt Tảo phải trải qua khá nhiều công đoạn như cắt (thu hoạch), chẻ lác, phơi (3 đến 4 nắng), nhuộm và đan lác thành chiếu. Riêng công đoạn dệt chiếu được chia làm hai phương pháp cơ bản là dệt chiếu trơn và dệt chiếu hoa. Trong đó, chiếu hoa chia làm hai công đoạn là dệt hoa và in hoa. Công đoạn in hoa nhằm tạo hoa văn đòi hỏi nhiều công và sự sáng tạo của người thợ để có thể đáp ứng yêu cầu của khách hàng. Có thể kể đến một số loại chiếu dệt hoa thông thường như chiếu phệt, chiếu sọc miên, chiếu hột mè, chiếu lảy…

Người dân thu hoạch cây lác nguyên liệu để sản xuất chiếu.

9 thg 12, 2015

Bảo tàng Lịch sử Việt Nam TPHCM

Ở Sài Gòn có một điểm đến 3 trong 1, cùng tại địa chỉ số 2 Nguyễn Bỉnh Khiêm, phường Bến Nghé, quận 1. Đó là Thảo cầm viên - Bảo tàng - Đền thờ Hùng Vương. Từ hồi tui còn nhỏ xíu, mỗi lần nghỉ hè được cho đi Sài Gòn chơi, là thế nào cũng được tới đây, và thăm cả 3 nơi này. Thật ra, đi chơi Sở thú (Thảo cầm viên) là chính, 2 nơi còn lại chỉ là sẵn tiện thăm qua thôi.

Mặc dù cùng một địa chỉ, nhưng Thảo cầm viên và Bảo tàng do những đơn vị quản lý khác nhau (khuôn viên bảo tàng được tách ra khỏi thảo cầm viên). Còn đền thờ Hùng Vương thì nằm trong khuôn viên Thảo cầm viên, nhưng lại thấy website của Bảo tàng xem đó là một bộ phận của bảo tàng. Không biết đền thờ có thuộc sự quản lý của Bảo tàng không hay lại thuộc một đơn vị thứ ba?


Ngỡ ngàng vẻ đẹp Bái Tử Long

Vịnh Bái Tử Long bao gồm một vùng biển của thành phố Hạ Long, thành phố Cẩm Phả và huyện đảo Vân Đồn (Quảng Ninh). Nếu như vịnh Hạ Long là một cô gái đẹp rực rỡ thì vịnh Bái Tử Long lại là một thiếu nữ tinh khôi, đầy mê hoặc. 

Vịnh Bái Tử Long bao gồm hàng trăm hòn đảo lớn nhỏ và trong đó có nhiều đảo lớn và có dân sinh sống 

Ấm bụng ngày đầu đông trên phố Lý Quốc Sư

Khi cái se lạnh đầu mùa phả vào trong không khí cũng là lúc những hàng quán với những món ăn nghi ngút khói trên phố Lý Quốc Sư lại tấp nập thực khách. 

Nếu có dịp tới Hà Nội, chắc chắn bạn không nên bỏ qua con phố Lý Quốc Sư với những món ăn có tiếng đất Hà thành.

Là một người đam mê ẩm thực, tôi thường tìm đến những nơi được cho là “nổi tiếng nhất” hoặc nức tiếng bao đời, nhưng quan trọng hơn phải đúng thời điểm. Như muốn ăn chè long nhãn thì phải đúng vụ tháng 8 hay cốm thì ngon nhất là vào mùa thu.

Vì thế, những món ăn mà chỉ cần đi từ đầu phố đã ngửi thấy mùi hương theo làn khói bay nghi ngút là lựa chọn thích hợp nhất cho những ngày đầu đông Hà Nội.

Phở số 10 Lý Quốc Sư 

Phở Lý Quốc Sư được nhiều du khách nước ngoài yêu thích - Ảnh: Chris Goldberg 

Hòa Bình mùa mía “tím"

Từ khoảng tháng 11 đến tháng 3 hằng năm, có dịp đến với Hòa Bình, du khách sẽ được chiêm ngưỡng những cánh đồng mía xanh mướt và thưởng thức những cây mía tím mát lành, ngọt lịm. 

Có dịp đến Hòa Bình, du khách sẽ bắt gặp những cánh đồng mía xanh mướt, tươi đẹp - Ảnh: Thanh Sơn Thủy 

Hòa Bình được xem là tỉnh có diện tích trồng mía tím lớn nhất khu vực phía Bắc, mía ở đây nổi tiếng mềm, ngọt… và từ lâu đã trở thành một loại cây đặc sản.

8 thg 12, 2015

Nức lòng bánh canh bột gạo Ninh Hòa

Xa nhà, nhiều khi tự hỏi, hổng hiểu tại sao cái thị trấn (giờ lên thị xã) nhỏ xíu xiu mà có quá trời món ăn ngon và rẻ.
Từ nem chua, chả lụa, bún cá, bánh xèo, bánh căn, cơm vịt, cơm sườn đến đủ thứ các loại chè trôi nước, đậu ván, sương sa, hột đác, và đặc biệt là hàng chục loại ốc thơm lừng… để những kẻ xa quê lúc nào cũng mỏi mắt ngóng trông ngày về, ra chợ ăn một bữa thiệt no những món ăn thần thánh. 

Muốn ăn ngon, phải ra chợ, hỏi hàng chị Linh, đã bán hơn hai chục năm đậm đà tình nghĩa. Chị em nhà chị thay phiên nhau ngồi dưới cây dù, trước cái bàn nhôm để thẩu kính, trong đó có thau chả cá luộc với chiên bắt mắt. 

Đà Lạt, có một mùa hồng...

Mùa này ngao du xe máy những con đường phủ mờ đất đỏ trong cái lạnh đầu đông xứ mù sương, lấp lánh trong nắng là những trái hồng thắp lửa trên cành. 

Hồng ăn liền tại vườn thì không còn gì thú vị bằng - Ảnh: Thu Anh 

Còn nhớ cách đây không lâu, thông tin trên báo nói về giá hồng Đà Lạt bị rớt giá mạnh, hồng giòn, hồng trứng các loại thu mua từ nhà vườn giá chỉ còn 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Bùng binh đầu tiên ở Sài Gòn

Đường Lê Lợi và Nguyễn Huệ là hai con đường rộng lớn và sầm uất nhất ở Sài Gòn cả trong quá khứ lẫn hiện tại. Ảnh chụp giao lộ hai con đường này thời Pháp - Ảnh: Thương xá Tax

Đó chính là bùng binh (hay còn gọi là vòng xoay) Bonard - Charner trước kia, bây giờ là Lê Lợi - Nguyễn Huệ nằm ở vị trí đắc địa và sầm suất nhất Sài Gòn cả trong quá khứ lẫn hiện tại.

Đường Lê Lợi là con đường rộng nhất lúc bấy giờ và đại diện cho bộ mặt Sài Gòn. Lúc đầu đường mang tên số 13, năm 1865 mang tên một người Pháp là Bonard (tên đây đủ là Louis Adolphe Bonard), tổng tư lệnh lực lượng viễn chinh Pháp. Đến năm 1955, chính quyền Sài Gòn đổi tên là đại lộ Lê Lợi.

7 thg 12, 2015

Hồ Đồng Xanh – Đồng Nghệ non nước hữu tình

Nằm ở phía tây TP.Đà Nẵng, hồ Đồng Xanh – Đồng Nghệ là điểm du lịch trải nghiệm lý tưởng đối với gia đình và bạn bè vào những ngày cuối tuần.


Dọc theo quốc lộ 14B, cách trung tâm thành phố chừng 26km, hồ Đồng Xanh – Đồng Nghệ hiện ra trước mắt chúng tôi như bức tranh thiên nhiên hùng vĩ, đẹp mê hồn. Điều đầu tiên du khách bắt gặp khi đặt chân đến đây là con đập ngăn nước vững chắc dài 645m, cao 25m được phủ kín bởi thảm cỏ non, mặt đập rộng 6m là nơi ngắm cảnh non nước tuyệt vời. Bên dưới con đập là hồ nước mênh mông quanh năm xanh rì. Đây là một trong những công trình thủy lợi lớn của TP.Đà Nẵng, với diện tích mặt nước rộng 2,4 km2, phục vụ nước tưới tiêu, hạn chế lũ lụt hằng năm cho các xã lân cận.

Đồi cỏ hồng đẹp như tranh ở Đà Lạt

Ngoài hoa cải trắng và hướng dương, tháng 12 này Đà Lạt còn thu hút du khách bởi đồi cỏ hồng hoang sơ và lãng mạn.

Cỏ hồng là loài hoa dại còn được biết đến với tên gọi cỏ đuôi chồn, mọc thành chùm, bụi, thân cao thẳng. 

Cánh đồng hoa hướng dương lớn nhất Việt Nam

Tháng 12 là thời điểm hoa hướng dương ở huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An nở rộ nhất, chào đón du khách khắp nơi mà không thu phí.

Nằm ngay sát trục đường Hồ Chí Minh, cánh đồng hoa này thuộc nông trường 19/5, xã Nghĩa Sơn, huyện Nghĩa Đàn. Bắt đầu xuất hiện ở đây từ năm 2010, cánh đồng hướng dương là địa chỉ quen thuộc đối với rất nhiều người bạn trẻ tìm đến quê hương xứ Nghệ. 

6 thg 12, 2015

Ăn bún thang Cầu Gỗ

Tui ăn bún thang Hà Nội lần đầu hồi nào hổng nhớ, nhưng cảm thấy ngon và lạ. Cũng là tình cờ thôi chớ không phải chủ ý gọi món ấy. Là đi chơi về đói bụng, tấp đại vô quán bên đường, có gì ăn nấy. Vậy mà ngon!

Bởi vậy lần đưa Bùm ra Hà Nội, tôi quyết phải cho cậu con mình thưởng thức món đặc sản này. Biên Hòa làm gì có, thậm chí cỏn chẳng biết bún thang là bún gì, thang có rê hay không có rê.

Chuẩn bị chu đáo, tui search trên mạng coi chỗ nào bán bún thang ngon nhất và tìm ra: Bún thang Bà Đức 48 Cầu Gỗ - Đệ nhất bún thang Hà Nội. Vậy thì tới đây thôi!

Cầu Gỗ thuộc khu vực phố cổ Hà Nội. Vẫn biết nhà ở khu này rất nhỏ hẹp nhưng tui cũng hơi bở ngỡ khi tới đây. Địa chỉ là 48 Cầu Gỗ, có vẻ như ở mặt tiền, tui cứ yên tâm là tới đó bước vô quán thôi, nhưng... đâu có quán bún thang nào! Chỉ có con hẻm nhỏ, đầu hẻm có bảng Bún thang Bà Đức và quầy bún với nồi nước lèo đang nghi ngút khói, không có chỗ ngồi!

Sông Son yên bình

Ít có dòng sông nào ở vùng quê mà gây cảm xúc lạ cho tôi như sông Son ở huyện Bố Trạch, Quảng Bình. Thiên nhiên nơi đây yên ả, mềm mại và trong trẻo đến lạ.


Có ít nhất 2 truyền thuyết về sông Son - dòng sông chảy thẳng từ trong động Phong Nha ra. Một là câu chuyện về đôi trai gái yêu nhau, vì không môn đăng hộ đối, họ tìm đến cái chết trên dòng sông này để kết thúc cuộc đời, như một lời phản kháng trước các hủ tục. Thương cho mối tình của đôi trai gái này, dân làng đã đặt tên cho dòng sông là sông Son, như nhắc nhớ về một mối tình thủy chung son sắc trọn vẹn.

Truyền thuyết thứ hai gắn với cuộc chiến giữa nghĩa quân Tây Sơn với quân của Nguyễn Ánh (Vua Gia Long). Cuộc chiến khốc liệt đã xảy ra trên dòng sông này, khiến nước sông nhuốm một màu đỏ như son. Tên gọi dòng sông Son ra đời từ đó.

Cánh đồng hoa cải vàng rực rỡ ở Thái Bình

Đến với xã Hồng Lý, tỉnh Thái Bình những ngày này, du khách bị hút hồn vì vẻ đẹp của đồng hoa cải vàng đang vào độ đẹp nhất.

Cánh đồng cải ở thôn Hội Khê, xã Hồng Lý, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình rộng khoảng 10 ha nằm bên bờ sông Hồng. Bước vào tháng 12, cả khu vực trồng cải dần nở rộ và bắt đầu phủ vàng cả miền quê lúa. 

Ngôi trường trăm tuổi của con nhà giàu

Trường THPT Marie Curie là một trong những kiến trúc cổ trên dưới trăm tuổi còn lại và vẫn hoạt động tốt đến ngày nay ở Sài Gòn.

Đây cũng là ngôi trường đang phải đối mặt với “thách thức thời gian” nhiều nhất. Một phần diện tích của ngôi trường bị nghiêng lún không sử dụng được, một phần khác thì đang có kế hoạch xây dựng lại.

Bảo tồn hay phá bỏ, trùng tu hay cải tạo... luôn là vấn đề đau đầu khi phải cân nhắc về các di tích, đặc biệt khi di tích đó là một ngôi trường, được sử dụng hằng ngày, hằng giờ học với phấn trắng - bảng đen cho vài ngàn học sinh thời xưa đến công suất hàng chục ngàn học sinh thời nay với đủ kiểu máy móc thiết bị hiện đại.

“Cổ” từ cái tên đến diện tích được giữ nguyên

Trường được thành lập năm 1918, mang tên Lycée Marie Curie, dành riêng cho nữ sinh con nhà giàu. Sau năm 1970 thì nhận thêm nam sinh.

Ngôi trường được xây dựng trên diện tích rộng, bao quanh bởi bốn con đường ngày nay mang tên Nam Kỳ Khởi Nghĩa - Ngô Thời Nhiệm - Lê Quý Đôn - Điện Biên Phủ và duy trì diện tích đến nay.

Cổ kính trường Marie Curie Tp. Hồ Chí Minh

Trường trung học phổ thông (THPT) Marie Curie (Quận 3, Tp. Hồ Chí Minh) không chỉ được biết đến với dấu ấn kiến trúc Pháp cổ kính mà còn là cái “nôi” đào tạo nên nhiều thế hệ học sinh thành tài suốt gần một thế kỷ qua.

Trường THPT Marie Curie bắt đầu mở cửa từ năm 1918 và hiện là một trong những trường trung học lâu đời nhất tại Tp. Hồ Chí Minh. Lúc mới thành lập thời Pháp thuộc, trường chỉ dành dạy và học cho các nữ sinh trung học người Pháp và một số ít người Việt Nam xuất thân từ các gia đình giàu có và quyền quý ở Sài Gòn. Thời ấy, các môn học ở trường Marie Curie đều được giảng dạy bằng tiếng Pháp.

Tên của trường được lấy theo tên của nhà khoa học gốc Ba Lan - Marie Curie (1867-1934), người nổi tiếng trong việc tiên phong nghiên cứu về tính phóng xạ. Nhà khoa học này là người đầu tiên vinh dự nhận được hai giải Nobel trong hai lĩnh vực khác nhau là vật lý và hóa học.

Bước vào cổng trường, ngay trước khu học đường là một khuôn viên nhỏ với bức tượng bán thân nhà khoa học Marie Curie đặt trang trọng ở chính giữa. Khoảng không gian này như để tách biệt trường học với bên ngoài, tạo sự yên tĩnh cho công việc giảng dạy và học tập.

Tượng bán thân nhà khoa học Marie Curie đặt trang trọng trong khuôn viên của trường.

Bót Catinat đẫm hồn đau thương

Bót Catinat là nơi trứ danh mà bất kỳ người Sài Gòn nào cũng từng ít nhất một lần được nghe nhắc tới: “…Cách nhau một bức tường thành/ Mà đây vẽ lấy vạn hình đau thương/ Catinat, một khám đường/ Mà sừng sững trước giáo đường Giêsu”.

Sài Gòn hơn 300 năm tuổi thì đường Đồng Khởi đã mang ngót nghét 2/3 lịch sử ấy. Do người Pháp xây vào thế kỷ 19, đường từng mang tên đường số 16, Catinat, Tự Do và giờ là Đồng Khởi. Trong phạm vi chỉ 630 thước, chạy thẳng từ sông Sài Gòn lên đến nhà thờ Đức Bà, thời Pháp thuộc gọi là “rue Catinat” in đầy dấu chân các tướng tá, chính trị gia, thương nhân, ngôi sao điện ảnh, văn sĩ, nhà báo.

Bót Catinat - tiền thân của 164 Đồng Khởi chiếm gần 
10.000 m2 ngày nay vốn là 164 Catinat, là Sở Thu thuế, nằm ngay góc ngã tư với đường Taberd (Nguyễn Du). Khảo cứu niên giám của TS Nguyễn Đức Hiệp cho thấy địa chỉ này được ghi là “Recette locale” (thu thuế địa phương) trong các năm 1905-1906 và “Receveur spécial” (thu ngân đặc biệt) từ năm 1907-1911, từ năm 1912 trở đi là “Trésor public” (ngân khố, kho bạc). Đến năm 1917, khi kho bạc mới được xây ở đại lộ Charner (đường Nguyễn Huệ), chính quyền thực dân Pháp bố trí cho Sở Mật thám Nam Kỳ và Sở Cảnh sát Trung tâm sử dụng công trình này làm nơi bắt giữ, tra khảo những người yêu nước. Do nằm trên đường Catinat nên người dân thường gọi cơ quan này là “bót Catinat”. 

4 thg 12, 2015

Lên Hà Giang, mua nấm ngọc cẩu làm quà

Ngoài cao nguyên đá hùng vĩ, hoa tam giác mạch đẹp như tranh..., nhiều du khách đến Hà Giang còn được truyền tai về loại nấm ngọc cẩu đặc biệt bổ dưỡng để mua về làm quà.

Người dân bày bán nấm ngọc cẩu bên đường - Ảnh: H.L.Đ.Hợp 

Đến Hà Giang tầm tháng 11 trở đi, thể nào du khách cũng bắt gặp cảnh tượng người dân bày bán loại nấm ngọc cẩu khắp các lề đường, quán hàng, chợ phiên...

Nấm ngọc cẩu thường mọc từ tháng 9, kéo dài đến hết tháng 10, mọc ký sinh trên những rễ cây gỗ lớn chìm dưới lòng đất, trong bóng tối, dưới những lùm cây, bụi rậm và thường được thu hoạch từ khoảng tháng 11 đến trước dịp Tết Nguyên đán.

Dấu ấn tòa nhà Hải quan

Tồn tại gần 150 năm, Cục Hải quan TP.HCM ngày nay vẫn giữ trọn hồn vía kiến trúc thuộc địa cùng lịch sử, văn hóa và câu chuyện ly kỳ về chủ nhân đầu tiên của nó. Pháp Luật TP.HCM xin giới thiệu bài viết của nhà nghiên cứu văn hóa người Anh về tòa nhà này.

Nằm ở số 2 Hàm Nghi, quận 1, TP.HCM, Cục Hải quan hồi xưa là Hôtel des Douanes, do kiến trúc sư nổi tiếng người Pháp Alfred Foulhoux xây năm 1885-1887. Giống như hầu hết tòa nhà kiểu thuộc địa của TP, tòa nhà Cục Hải quan không được công nhận là di sản TP, do đó không được pháp luật bảo vệ.

Sang trọng đến nỗi làm chính quyền… mắc cỡ

Thực ra Cục Hải quan đã được xây lại lần thứ hai từ căn nhà gạch ba tầng của thương nhân giàu có Wang Tai, người Quảng Đông, độc quyền buôn bán thuốc phiện ở Nam Kỳ giai đoạn 1861-1881.

Dòng Saint Paul và dấu ấn kiến trúc Nguyễn Trường Tộ

Với kiến trúc nhà dòng Saint Paul, chúng ta tự hào rằng tại Sài Gòn năm 1864 đã có một công trình kiến trúc kiên cố đầu tiên lại do chính kiến trúc sư người Việt thiết kế và xây dựng.

Nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu nhận xét: “Dinh Thống đốc mà người Pháp còn phải mua của người Anh ở Singapore mang qua Sài Gòn lắp ráp thì với công trình tuyệt vời này đủ thấy người Việt Nam giỏi đến mức nào rồi”.

Khi đi ngang ngôi nhà trắng tại số 4 Tôn Đức Thắng, quận 1 (trước là Cường Để) mọi người chỉ biết đây là một nữ tu viện. Tòa nhà này trước kia còn được gọi là “Nhà Trắng”, không phải vì sơn toàn màu trắng như tòa Bạch Ốc (White House) mà vì ngôi nhà này được xây dựng và làm chủ bởi những nữ tu dòng Saint Paul de Chartres (Thánh Phaolô thành Chartres) “trinh bạch từ linh hồn đến những chiếc áo dòng trắng toát”. Trước năm 1975, trong nhà dòng này có một trường tư thục với các lớp từ mẫu giáo tới tú tài với số lượng 1.600 học sinh (có ký túc xá cho học sinh nội trú). Sau năm 1975, có một thời gian là trường sư phạm mầm non. Nếu ai có dịp vào đây sẽ choáng ngợp với không gian rộng rãi, khoáng đãng với kiến trúc ba khối nhà: cô nhi viện, nhà nữ tu ở và khu nhà nguyện. Khu nhà nguyện có thiết kế đặc biệt, nhìn từ trên cao xuống rất giống cây thánh giá, bên trong có thêm nhiều cột đỡ vững chãi, phía trước là một sân cỏ rộng với tượng thánh bổn mạng của dòng Phaolô.

3 thg 12, 2015

Nơi lưu giữ 'cuộc sống ở Kon Tum'

Điểm nhấn của tòa giám mục Kon Tum chính là bảo tàng về vật dụng sinh hoạt, nông cụ, vật thể văn hóa các dân tộc bản địa.

Hàng sứ cổ thụ trên lối vào tòa giám mục Kon Tum 

Biệt thự Phương Nam ngàn tỉ

Căn biệt thự cổ tuyệt đẹp chiếm ba mặt tiền trung tâm Sài Gòn đến giờ này vẫn chưa biết được số phận của mình. Người ta nơm nớp lo sợ chủ nhân mới sẽ đập bỏ nó trước khi có quyết định bảo tồn của TP.

Đến thời điểm hiện tại thì ngôi biệt thự có địa chỉ 110-112 Võ Văn Tần, quận 3 đã được bán với giá 35 triệu USD cho một tập đoàn đầu tư lớn của nước ngoài.

Kiến trúc Pháp vững chãi sau 100 năm

Căn biệt thự cổ đã tồn tại hơn một thế kỷ nhưng kiến trúc cổ của nó vẫn tồn tại vững chãi, kiêu hãnh và nổi bật giữa các tòa nhà hiện đại ở trung tâm TP. Theo bản vẽ, nơi này có tổng diện tích hơn 
2.800 m2 (44,3 x 66,5 m); gồm hai phần, ba tòa nhà chính nằm ở trung tâm khuôn viên và các hạng mục phụ như nhà kho, mái che, sân vườn bao xung quanh. Đặc biệt, căn biệt thự này có ba mặt tiền hướng ra các tuyến đường nổi tiếng tấp nập ở TP. Mặt trước hướng ra đường Võ Văn Tần, bên hông thuộc về đường Bà Huyện Thanh Quan và phía sau là mặt đường Nguyễn Thị Diệu.

Kỳ lạ ngôi miếu thờ ‘bà’ rắn ở Đồng Nai

Ở Bến Gỗ (xã An Hòa, TP Biên Hòa, Đồng Nai​) có một ngôi miếu nhỏ được nhân dân xây dựng để thờ thần rắn, theo tục thờ rắn của người Nam Bộ xưa. Có lẽ đây là ngôi miếu duy nhất ở Đồng Nai còn thờ rắn.

Bàn thờ “bà” bên trong chánh điện (ảnh tư liệu của học giả Lý Việt Dũng cung cấp). Ảnh: Bùi Trí

Trải qua bao lần tu bổ và xây sửa, đến nay ngôi chánh điện của miếu được xây cất lại nhìn như một... ngôi nhà cấp 4, không còn mang dáng dấp của một ngôi miếu cổ nữa.

Ngôi miếu có tên là miếu bà Khoanh, nằm sát bờ sông Bến Gỗ. Theo lời giải thích của học giả-nhà nghiên cứu văn hóa Nam Bộ Lý Việt Dũng thì chữ "Khoanh" không phải tên một người mà là một động tác khoanh tròn của một con rắn rất lớn. Ban đầu, miếu có tên là miếu rắn Bà Khoanh. Nhưng vì thời khẩn hoang, người dân "kiêng cữ" từ "rắn" nên mới gọi miếu Bà Khoanh cho đến tận hôm nay.

2 thg 12, 2015

Độc đáo núi Ba Thê

Núi Ba Thê (thị trấn Óc Eo, Thoại Sơn, An Giang) đang trở thành điểm du lịch hấp dẫn, thu hút nhiều du khách đến tham quan, thưởng ngoạn, dã ngoại... nhờ phong cảnh sơn thủy 
hữu tình, khí hậu mát mẻ 
quanh năm. 

Núi Ba Thê nổi lên giữa xung quanh bốn bế đồng ruộng - Ảnh: Đ. Vịnh 

Theo tỉnh lộ 943 từ TP Long Xuyên về huyện Thoại Sơn, từ xa đã nhìn thấy rõ núi Ba Thê nổi lên giữa bốn bề đồng lúa bạt ngàn.

Thị trấn Óc Eo nằm bên chân núi mang dáng dấp như một phố thị nhỏ ở vùng trung du, điều hiếm gặp ở miền Tây Nam bộ. Từ đây có những tuyến đường nhựa chạy vòng quanh triền núi, hai bên là những xóm thôn tĩnh mịch.

Hành trình lên đỉnh Langbiang đầy thú vị

Sau những ngày thăm thú ở Đà Lạt thì chúng tôi quyết định chinh phục Langbiang được coi là 'nóc nhà' của thành phố ngàn hoa. Đây là một địa điểm du lịch hấp dẫn, thu hút những người đam mê trekking và trải nghiệm.

Khu du lịch Langbiang 

Gần trưa, chúng tôi rời khỏi Đà Lạt tiến về phía huyện Lạc Dương khoảng 12km. Từ đây, thường thì du khách phải đi xe jeep hoặc đi bộ theo đường nhựa lên trạm radar thì mới có thể đi tiếp lên đỉnh Langbiang. Tuy nhiên, chúng tôi may mắn được một anh bạn chỉ cho đường chạy xe máy lên đỉnh. Cả đoàn mua đồ ăn, nước uống đầy đủ và chuẩn bị cả lều trại nữa vì theo lời anh bạn, lên đến đỉnh Langbiang phải mất hơn 6 tiếng.

Về phố Khách, Nam Định ăn bánh xíu páo

Cùng với bánh nhãn, bánh gai, kẹo sìu châu… bánh xíu páo đã làm nên sắc màu ẩm thực riêng có của vùng đất dệt Nam Định.

Bánh xíu páo chuẩn Nam Định phải lớp vỏ vàng ruộm, giòn giòn mà vẫn có độ mềm - Ảnh: Nguyễn Hương 

Những sáng sớm mùa đông, được cầm trên tay chiếc bánh xíu páo nóng hổi, vàng ươm để thưởng thức, lớp vỏ giòn rụm, mềm mại và lớp nhân thơm nức béo ngậy bạn sẽ cảm nhận được sự thú vị và khó có thể quên được hương vị vừa lạ vừa quen của loại bánh này.

Khánh Hội - cầu quay độc nhất của Sài Gòn

Được người Pháp xây dựng, cầu Khánh Hội vào thời điểm nhất định trong ngày được xoay ngang để tàu thuyền qua lại thông thương trên kênh Tàu Hủ - Bến Nghé.

Cầu Khánh Hội bắc qua kênh Bến Nghé, ngay cửa ngõ sông Sài Gòn và kế bên bến Nhà Rồng, là một trong 11 cầu trọng yếu trên đại lộ Đông Tây - tuyến đường đẹp và hiện đại nhất của thành phố hiện nay. Trong suốt lịch sử hơn 100 năm ra đời, cầu đã hai lần được phát bỏ để xây mới nhằm đảm nhiệm vai trò là trục kết nối chính, từ trung tâm quận 1 thẳng về quận 4, 7 và huyện Nhà Bè...

Cầu Khánh Hội đầu tiên được xây năm 1904, người Pháp gọi là Le pont tournant, nghĩa là cầu quay. Tên gọi này dựa theo thiết kế độc đáo - khi cầu có thể quay khúc giữa vào giờ nhất định trong ngày để mở đường cho tàu thuyền qua lại dễ dàng. Người Sài Gòn gọi bằng cái tên thân thuộc là "cầu quay Khánh Hội" hoặc "cầu Bắc Bình Vương".

Cầu Khánh Hội xoay ngang trong ngày để tàu thuyền qua lại. Ảnh: Panoramio

Chuyện về phú hộ Sài Gòn giàu hơn vua Bảo Đại

Ngoài việc dành 1/7 tài sản xây nhà thờ, gia đình Huyện Sỹ còn cho cháu ngoại Nam Phương hoàng hậu của hồi môn 20.000 lượng vàng khi về làm vợ vua Bảo Đại.

Tại góc đường Tôn Thất Tùng - Nguyễn Trãi, quận 1, TP HCM, nhà thờ giáo họ Chợ Đũi mỗi ngày đón hàng trăm người đi lễ, tham quan. Trải qua hơn trăm năm, người Sài Gòn vẫn quen gọi đây là Nhà thờ Huyện Sỹ như để tưởng nhớ người đã bỏ 1/7 gia sản ra xây dựng. Huyện Sỹ cũng là người đứng đầu nhóm tứ đại phú hộ Sài Gòn xưa với câu ví von "nhất Sỹ, nhì Phương, tam Xường, tứ Hỏa".

Tượng bán thân Huyện Sỹ tại nhà thờ do chính ông bỏ tiền xây dựng. Ảnh: Đ.N

Đường Nguyễn Huệ - dòng kênh thành quảng trường đi bộ đầu tiên

Khởi thủy là tuyến kênh đào nối thành Bát Quái với sông Sài Gòn, sau đó bị lấp rồi thành đường hoa và nay là phố đi bộ đầu tiên của Việt Nam.

Quảng trường Nguyễn Huệ nằm đối diện UBND TP HCM. Mỗi ngày thu hút hàng nghìn người đến vui chơi, nhất là về đêm, cuối tuần và dịp lễ hội. Là tuyến phố đẹp nhất TP HCM nhưng ít người biết khu này khởi thủy là con kênh dẫn nước từ sông Sài Gòn vào thành Gia Định (còn gọi thành Bát Quái) do Nguyễn Ánh xây dựng năm 1790. 

Quảng trường đi bộ Nguyễn Huệ hiện nay. Ảnh: Hữu Công.

1 thg 12, 2015

Ngày thu vắng lặng nơi thành Cổ Loa

Khu di tích Cổ Loa nằm trên địa phận 3 xã Cổ Loa, Dục Tú và Việt Hùng thuộc huyện Đông Anh (Hà Nội), cách trung tâm thủ đô Hà Nội khoảng 17km về phía bắc đi theo hướng cầu Nhật Tân hoặc cầu Thăng Long.

Con đường dẫn đến trung tâm thành 

Tới Cổ Loa trong một ngày thu trời xanh cao khiến tâm hồn tôi thoải mái hơn bao giờ hết. Rẽ vào con đường dẫn đến trung tâm thành, những cảm giác đan xen lập tức hiện lên trong tôi. Cảm giác thanh bình đến từ dòng nước chảy lờ lững bên trái, còn bên phải là cánh đồng trải rộng mênh mông dưới ánh nắng, phía trên là những tán xà cừ xòa bóng che bớt đi cái nắng của một mùa đông đến muộn. Thêm vào đó là cảm giác về một điều rất linh thiêng, hào hùng như vẫn còn tồn tại từ thời An Dương Vương dậy lên trong tâm trí tôi 

Hai sắc hoa bung nở trong một mùa ở Đà Lạt

Không chỉ có dã quỳ, Đà Lạt mùa này còn quyến rũ với những cánh đồng hoa cải trắng bạt ngàn.

Hoa dã quỳ hay còn được gọi hoa hướng dương dại, thường bung nở trong những ngày cuối thu. Hoa mọc rải rác hai bên đường cao tốc Liên Khương – Đà Lạt, bên đèo D’ran hay dọc khu du lịch Suối Vàng.