3 thg 1, 2024

Hội An - thành phố sáng tạo của UNESCO

Di sản Văn hóa Thế giới Hội An - thành phố sáng tạo của UNESCO. Ảnh: Thanh Hòa/Báo ảnh Việt Nam

Ngày 31/10/2023, Ban thư ký Mạng lưới các thành phố sáng tạo của UNESCO đã xác nhận Hội An là đại diện tiếp theo của Việt Nam chính thức là thành viên của Mạng lưới các thành phố sáng tạo toàn cầu của UNESCO trên lĩnh vực Thủ công và Nghệ thuật dân gian. Đây là một vinh dự lớn và niềm tự hào của người dân Hội An nói riêng và Quảng Nam, Việt Nam nói chung.

Thủ công và Nghệ thuật dân gian là thế mạnh nổi trội và là lĩnh vực được Hội An bảo tồn và phát huy hiệu quả trong thời gian qua. Thành phố hiện có 5 làng nghề truyền thống với gần 50 ngành nghề thủ công đang hoạt động sôi nổi có thể kể đến như: nghề mộc, nghề gốm, nghề làm đèn lồng, nghề làm tre dừa, may mặc, làm đồ da ... Trong đó có 03 làng nghề và 01 nghề truyền thống được công nhận Di sản phi vật thể quốc gia và 02 làng nghề khác đang làm hồ sơ đề nghị công nhận.

Trải nghiệm 'có một không hai' trên đỉnh núi huyền thoại Tây Bắc

Để có những bức ảnh săn mây và đón bình minh trên 'nóc nhà Đông Dương', chúng tôi phải ở lại qua đêm dù trên đỉnh Fansipan không có cơ sở lưu trú, bất chấp những cơn lạnh thấu xương của những ngày cuối năm.

Từ độ cao hơn 3.174 m so với mực nước biển, giữa trời mây bao phủ, Fansipan khiến du khách cảm giác như đang lạc vào xứ sở thần tiên, không phải đời thực.

Fansipan chính là "nóc nhà Đông Dương", nơi luôn là điểm đến mơ ước của không chỉ đối với du khách trong nước mà cả với khách quốc tế, bởi cảnh sắc thiên nhiên của núi rừng Tây Bắc vô cùng quyến rũ.

Đỉnh Fansipan nằm trong Khu du lịch Sun World Fansipan Legend thuộc thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai và cách Sa Pa khoảng 7 km về phía tây nam. Để chinh phục đỉnh núi, du khách có hai lựa chọn là đi cáp treo hoặc leo bằng đường bộ. Khung cảnh hừng đông nhuộm màu mây sớm là một trong những khoảnh khắc không thể quên đối với bất kỳ du khách nào có cơ hội ngắm được. BÙI VĂN HẢI

Một thời hương quế bay xa

Quế Quảng Nam xưa được đánh giá là một trong những loại quế có giá trị vượt trội, thường dùng để cung tiến triều đình và xuất khẩu. Cây quế (桂) là 1 trong 17 hình ảnh được chạm khắc trên Nghị đỉnh đúc vào năm 1835.

Hình cây quế được chạm khắc trên Nghị đỉnh. Ảnh: HỒNG VIỆT

Xôi ngọt xứ Quảng, nhớ vị bánh chè Palei

Món xôi ngọt của người Quảng có nét tương đồng với bánh xôi chè của người Chăm và luôn xuất hiện trong các dịp quan trọng như lễ tết, dâng cúng ông bà tổ tiên... 

Muk buh - bà chủ lễ đong gạo nếp làm bánh xôi chè.

2 thg 1, 2024

Lễ nhảy lửa của người Dao đầu bằng


Cộng đồng người Dao đầu bằng ở xã Hồ Thầu (Tam Đường - Lai Châu) không chỉ có ý thức gìn giữ những nét văn hóa truyền thống độc đáo trong sinh hoạt đời thường mà còn bảo tồn được những lễ hội truyền thống đặc sắc của dân tộc mình. Trong đó, Lễ nhảy lửa và Lễ Tủ Cải (cấp sắc) là hai lễ hội nổi tiếng nhất của người Dao đầu bằng.

Trước kia, Lễ nhảy lửa của người Dao ở Hồ Thầu được tổ chức vào ngày 1 hoặc 15 tháng Giêng âm lịch. Đến nay, hoạt động này còn được tổ chức vào ngày cuối dịp lễ hội truyền thống và đã trở thành biểu tượng không thể tách rời của cộng đồng người Dao đầu bằng nơi đây.

Quy Nhơn lung linh về đêm

Quy Nhơn về đêm với đường phố thắp điện vàng chạy dài như mạch máu, thuyền hoa lung linh trên sông Hà Thanh, được ví như dải lụa vắt ngang thành phố.

TP Quy Nhơn, trung tâm của tỉnh Bình Định, nổi tiếng với bờ biển đẹp và nhiều di tích lịch sử, văn hóa. Về đêm, vào các dịp lễ tết, đường phố lung linh với những ánh đèn và dòng người đông đúc.
Con đường bên bờ biển mang tên nhà thơ Xuân Diệu. Còn đường ngang (trái) là đường Nguyễn Thiếp, nơi được quy hoạch thành phố đi bộ để phát triển kinh tế đêm.