13 thg 1, 2023

Rừng phong hương đổi màu dịp cuối năm

Du khách khi tới lễ chùa Thanh Mai vào những ngày tháng chạp sẽ được chiêm ngưỡng rừng phong hương màu vàng và đỏ.


Chùa Thanh Mai là một ngôi chùa tọa lạc trên độ cao khoảng 200 m trên đỉnh ngọn núi Thanh Mai, hay còn gọi là núi Tam Ban của ba tỉnh Bắc Giang - Hải Dương - Quảng Ninh, thuộc cánh cung dãy Đông Triều). Chùa thuộc địa phận xã Hoàng Hoa Thám, thành phố Chí Linh, tỉnh Hải Dương, được Thiền sư Pháp Loa - vị tổ thứ hai của Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử xây dựng năm 1329 và được tôn tạo xây mới lại năm 2005.

Chuyện về miếu Ông Bình Hòa Bắc

Miếu Ông Bình Hòa Bắc tọa lạc ấp Hòa Tây, xã Bình Hòa Bắc, huyện Đức Huệ, tỉnh Long An. Đó vừa là địa điểm thờ cúng một nhân vật lịch sử có công chống giặc giữ nước theo truyền thuyết dân gian, vừa là địa danh lịch sử ghi dấu quá trình hoạt động, chiến đấu, hy sinh của cán bộ, chiến sĩ và đồng bào ta.

Theo lời kể của các cụ cao niên, miếu Ông Bình Hòa Bắc được thành lập khá sớm, khoảng nửa sau thế kỷ XIX, thờ tự ông Lê Công Trình. Về nhân vật Lê Công Trình, tương truyền là người có công chống giặc ngoại xâm. Sau khi qua đời, người dân tưởng nhớ công lao của ông nên lập miếu thờ, hàng năm tổ chức cúng tế long trọng vào mùng 8 tháng 2 Âm lịch.

Miếu Ông Bình Hòa Bắc hiện quy mô còn khiêm tốn

Ngôi miếu cổ bên dòng kênh Thủ Thừa

Miếu Bà Thiên Hậu là ngôi miếu cổ ở thị trấn Thủ Thừa, huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An, cũng là nơi ghi dấu văn hóa của người Việt gốc Hoa tại Thủ Thừa nói riêng và Long An nói chung.

Cổng và bên trong miếu Bà Thiên Hậu có nhiều chữ tiếng Hoa song song với tiếng Việt

Kênh ông Hóng - dòng kênh đi vào ca dao

“Bao phen quạ nói với diều
Ngã kinh Ông Hóng có nhiều vịt con”

Kênh Ông Hóng thuộc xã Bình Lãng, huyện Tân Trụ, là dòng kênh nối đôi dòng Vàm Cỏ. Kênh bắt đầu từ con rạch dẫn ra cống Nhựt Tảo (người địa phương gọi là rạch Cầu Giáo) đổ vào dòng Vàm Cỏ Đông, tới Vàm Cỏ Tây. Kênh Ông Hóng dẫn nước tưới, tiêu cho địa bàn xã Bình Lãng và Bình Tịnh, huyện Tân Trụ, tỉnh Long An. Một dòng kênh nhỏ, chiều dài khoảng 3 km có gì đặc biệt để đi vào và sống mãi trong ca dao?

Góc nhỏ Gia Huỳnh

Chúng tôi đi tìm ký ức chiến tranh nơi xóm Bàu Me, thì đã chạm vào ký ức ác liệt ấy ở ngay tại ngã ba đầu thị xã Trảng Bàng. Bà Hồ Thị Hôn, một trong những em bé chạy giữa bom đạn mù trời trên quốc lộ 1, trong tấm ảnh “Em bé Napalm” kể lại: “Chúng tôi đang chạy vào trong thị trấn, bởi nhà cửa ở ngoài kia bị bom Napalm của quân đội Cộng hoà đốt sạch. Bé Phạm Thị Kim Phúc cháy hết quần áo nên bị bỏng nặng. Dù vậy, em vẫn cố gắng chạy vào. May mà gặp phóng viên Nick Út. Ông chụp ảnh xong thì chạy lại cứu giúp các em. Việc đầu tiên là ông lấy bình tông nước đổ lên người Kim Phúc…”.

Một góc thị xã Trảng Bàng. Ảnh: Trịnh Hải Nguyên

12 thg 1, 2023

Khánh đá cổ ở ngôi chùa nghìn năm tuổi

Chùa Long Cảm ở huyện Hà Trung (Thanh Hóa) được xây dựng từ thời nhà Lý hiện lưu giữ đôi khánh đá có tiếng như chuông đồng.


Ngôi chùa cổ Long Cảm nằm bên bờ bắc của sông Mã xưa, nay là nhánh sông Lèn, tọa lạc trên sườn ngọn Cô Sơn ở thôn Trang Các (thị trấn Hà Trung, huyện Hà Trung). Long Cảm tự có cảnh trí đẹp với lối kiến trúc cổ, được bao bọc bởi đồng ruộng và thôn quê yên bình.

Theo sư thầy trụ trì Thích Đàm Quang, Long Cảm là một trong những ngôi chùa cổ nhất xứ Thanh. Vào năm 1.020, trên đường từ Thăng Long tuần du qua xứ Thanh, vua Lý Thái Tổ dừng xa giá tại vùng núi này, nơi xưa kia Triệu Đà đã dựng thành lũy, Triệu Quang Phục từng đóng quân. Đêm nằm mộng, vua linh cảm thấy thần thiêng sông núi của xứ sở này phù trợ, ban thêm sức mạnh cho mình. Cảm tạ ơn đức ấy, Lý Thái Tổ sai dựng ngôi chùa, lấy tên là Long Cảm.