23 thg 2, 2022

Ẩm thực Lý Sơn

Qua nhiều thế hệ trao truyền cùng với đôi bàn tay khéo léo, người dân đất đảo Lý Sơn đã tạo nét ẩm thực đặc trưng mang đậm văn hoá và lịch sử của vùng đất, con người nơi đây.

Trải qua hàng trăm năm, ẩm thực Lý Sơn vẫn giữ được nét xưa trong các dịp cúng, lễ. Nó phản ánh rõ nét mối quan hệ chặt chẽ giữa con người với môi trường tự nhiên. Trong hành trình tìm kiếm hải vật, sản vật, vẽ bản đồ, lập bia, cắm mốc chủ quyền tại vùng biển đảo Hoàng Sa, chinh phục thiên nhiên... ẩm thực của người dân đất đảo đã thể hiện rõ thái độ ứng xử của con người đối với tự nhiên để đảm bảo duy trì cuộc sống trong mọi hoàn cảnh.

Bánh ít lá gai Lý Sơn. ẢNH: NG.NHÃ

22 thg 2, 2022

Cuộc sống trong bản H'Mông ở Sìn Hồ

Phi Long chuyển hẳn lên ở huyện Sìn Hồ từ tháng 12/2021 để khám phá nhịp sống cũng như giúp người dân làm kinh tế.

Võ Văn Phi Long (trái), 32 tuổi, bỏ công việc ở quê hương Quảng Nam để "cắm bản" làm kinh tế ở Can Tỷ 1, xã Ma Quai, huyện Sìn Hồ từ giữa tháng 12/2021.

Chàng trai người Điện Bàn chia sẻ mình từng làm việc cho một tổ chức xã hội phi lợi nhuận nên được đi khá nhiều nơi ở Việt Nam. Phi Long trải nghiệm bản sắc văn hóa các dân tộc, đặc sản ẩm thực của nhiều vùng miền, đặc biệt là trên các bản làng vùng cao. Năm nay ăn Tết xa gia đình nhưng anh vẫn cảm nhận được sự ấm cúng vì được người dân tặng cành đào, bánh dày và cả thịt lợn.

Góc nhà gỗ nơi Phi Long "cắm bản" vẫn còn không khí Tết với cành hoa đào phai khoe sắc, hôm 14/2.

Bảo tàng trà Đà Lạt

Nhà máy trà gần 100 năm tuổi trở thành điểm du lịch phức hợp, gồm bảo tàng, khu trưng bày nghệ thuật và quán cà phê.


Bảo tàng trà Cầu Đất là công trình được thiết kế lại trên nền kiến trúc cũ của Sở trà Cầu Đất trước đây do người Pháp xây dựng từ năm 1929. Thời kỳ đó, Cầu Đất là nơi đầu tiên ở Đông Nam Á có một sở trà và nhà máy trà lớn nằm trên diện tích 1,2 ha. Hiện điểm đến này thuộc Cầu Đất Farm ở xã Xuân Trường cách trung tâm TP Đà Lạt khoảng 25 km. Xung quanh bảo tàng là những đồi trà nhấp nhô.

Chuyện chưa kể những tên đường nước Việt - Những con đường tên 'Tây' còn mãi với Sài Gòn

Bao người Việt đi dưới bóng xanh các đường xưa này như Pasteur, Alexandre De Rhodes, Calmette, Yersin..., vẫn ắp đầy thân thương với những cái tên "Tây" mà lại gần gũi, đáng kính đến vô cùng…

Đường Pasteur đầu thế kỷ 20 khởi từ dốc cầu Mống bắc qua rạch Bến Nghé - Ảnh tư liệu: AAVH

Có bao giờ đi dưới tán xanh những con đường xưa đầy hoài niệm của Sài Gòn như Pasteur, Alexandre De Rhodes, Calmette, Yersin..., ai đó tự hỏi nhiều tên đường đã treo lên lại bị hạ xuống sau bao cơn dâu bể lịch sử, nhưng có những con đường mang tên "Tây" vẫn còn mãi với thời gian?

21 thg 2, 2022

Chuyện chưa kể những tên đường nước Việt - Đi dưới bóng hoàng lan

Quê xưa của Tự Lực văn đoàn có năm con đường chính được đặt tên, duy chỉ có một con đường mang tên văn nhân là đường Thạch Lam. Người khởi xướng đặt tên kể lại với bao nhiêu điều thú vị.

Đường Thạch Lam ở thị trấn Cẩm Giàng ngày nay - Ảnh: THÁI LỘC

Theo tôi, nhà người ta giàu thì đặt Mộng Điệp, Ánh Tuyết... Còn mình cứ mộc mạc chân quê, chăn trâu cắt cỏ thì cứ đặt tên cái Tý, cái Tẹo...

Chuyện chưa kể những tên đường nước Việt - 'Đường về Đất Mũi còn cá sấu hông?'

Con đường tuyệt đẹp chạy vắt qua rừng rậm, vuông tôm và lớp lớp nhịp cầu nối liền sông rạch chằng chịt để về mũi đất cuối cùng của Tổ quốc.

Có đường, hải sản Đất Mũi dễ đi xa và có giá hơn - Ảnh: TIẾN TRÌNH

Con đường mà mới cách đâu không lâu nhiều người Cà Mau vẫn tin rằng... "đến đời cháu chắt tui cũng chưa có".