29 thg 5, 2019

Làng trồng bí đao khổng lồ chuyển hướng làm du lịch cộng đồng

Vốn nổi tiếng từ lâu với sản phẩm bí đao khổng lồ, nhưng người dân làng Chánh Trạch 1 (Mỹ Thọ, Phù Mỹ, Bình Định) vẫn gặp khó khăn trong việc thu lợi nhuận từ sản phẩm độc đáo này. Hiện nay, một số gia đình đã có những chuyển đổi trong cách thức trồng, chăm sóc, chế biến để gắn việc gìn giữ giống bí đao khổng lồ với các tour du lịch cộng đồng. 

Anh Nguyễn Ngọc Thạch, Giám đốc Công ty TNHH Du lịch Bình Long (bên phải) cùng tác giả thu hoạch bí đao khổng lồ từ vườn. Ảnh: TTXVN phát 

Tắm lá thuốc của người Dao - điểm nhấn du lịch Sìn Hồ

Đến cao nguyên Sìn Hồ, du khách được trải nghiệm cuộc sống của bà con vùng cao, tham quan nhiều thắng cảnh đẹp và chưa thỏa khi bỏ qua trải nghiệm tắm lá thuốc của đồng bào dân tộc Dao tại thị trấn Sìn Hồ.

Cách thành phố Lai Châu khoảng 60km, dọc theo tỉnh lộ 129 cung đường quanh co, uốn khúc dần đưa du khách đến điểm dừng chân cuối - thị trấn Sìn Hồ có khí hậu quanh năm mát mẻ. Trong những năm gần đây, loại hình du lịch Homestay đang phát triển tại địa phương. Theo đó, du khách được trải nghiệm phong tục tập quán của đồng bào các dân tộc và điểm nhấn là tắm lá thuốc của đồng bào dân tộc Dao. Đó là lí do nhiều người ví von lên Sìn Hồ mà chưa tắm lá thuốc thì coi là chưa đến. Vì vậy, rất nhiều du khách đều cố gắng một lần được ngâm mình trong thùng gỗ pơ mu với đầy ắp nước thuốc được đồng bào dân tộc Dao ở đây chuẩn bị chu đáo, kỹ lưỡng.

Từ trước đến nay, đồng bào dân tộc Dao ở thị trấn Sìn Hồ coi tắm lá thuốc là phương pháp chữa bệnh bằng đông y, cách thu thập các loại lá cây rừng - nguyên liệu cho nồi nước thuốc được truyền loại qua nhiều đời. Được biết, nguyên liệu có từ 15 - 20 loại lá rừng, có thể kể đến cù anh đéng, cù tẩy hây, hoàng đìu nheo, lùng ngải… Hiện nay, trong vùng đồng bào dân tộc Dao ở thị trấn còn rất ít người biết các loại lá này. Do vậy, lấy đủ nguyên liệu bà con phải vào rừng sâu, đi mất cả ngày đường.

Bà Sánh chuẩn bị nguyên liệu nước tắm.

Lễ Tơ Mon của đồng bào Ba Na

Đồng bào dân tộc Ba Na xã Tơ Tung, huyện K’Bang, tỉnh Gia Lai, quê hương của anh hùng Núp đã tổ chức Lễ Tơ Mon hay Lễ kết nghĩa tại Làng Văn hóa – Du lịch các dận tộc Việt Nam. Sự kiện nằm trong hoạt động Tháng 5 “Hát về Người”.

Bao đời qua, người Ba Na kết nghĩa anh em, cha con, mẹ con hay kết nghĩa thành anh chị em với nhau vì nhiều lý do như để được thân mật hơn, hoặc để giúp đỡ nhau trong cuộc sống. Lễ Tơ Mon là lễ mang đậm tính nhân văn cũng như phát huy tinh thần đoàn kết giúp đỡ nhau trong lúc hoạn nạn khó khăn cũng như chia sẻ những niềm vui gia đình và cộng đồng.

Gia đình cha nuôi (mẹ nuôi) đón gia đình nhà con nuôi từ ngoài cổng làng. 

Không phai mờ giá trị văn hóa người Cờ Lao

Người Cờ Lao có nhiều nét văn hóa độc đáo riêng biệt. Trong xu thế hội nhập hiện nay, những giá trị văn hóa truyền thống vẫn luôn được các thế hệ người Cờ Lao gìn giữ và lưu truyền từ đời này qua đời khác, tạo nên một điểm nhấn riêng biệt trong “tấm thảm” văn hóa nhiều sắc màu của cộng đồng dân tộc anh em sinh sống nơi địa đầu cực Bắc của Tổ quốc.

Vẻ mộc mạc về nơi sống
Ở miền đá Hà Giang, cộng đồng dân tộc Cờ Lao là một trong những dân tộc rất ít người, sinh sống rải rác ở các huyện Hoàng Su Phì, Yên Minh, Đồng Văn, Mèo Vạc. Đến các bản: Phìn Sư, Tà Chải, Khu Trù Sán, Túng Quá Lìn (xã Túng Sán, Hoàng Su Phì) có thể dễ dàng bắt gặp những bản làng người Cờ Lao nằm nép mình bên sườn đồi xen lẫn giữa những thửa ruộng bậc thang và những đồi chè xanh mướt dưới chân dải núi Tây Côn Lĩnh. 

Phụ nữ Cờ Lao thu hái chè Shan tuyết cổ thụ. 

Làng Mường đậm nét văn hóa thung lũng

Làng Mường được ôm trọn trong một vùng thung lũng núi đồi, ở đó cảnh sắc giao hòa đủ để quần tụ những mái nhà sàn khum khum hình mai rùa núp dưới bóng vườn cây, những lối mòn uốn lượn lên rừng xuống suối, xuống ruộng, lên nương và đi tới các Mường bản lân cận.

Nét văn hóa bản địa là đặc trưng
Làng Mường truyền thống thường được neo đậu ở những chân núi ven đồi, bìa rừng. Nơi ấy đất thoai thoải, không ở độ dốc cao cũng không là nơi quá bằng phẳng. Sự lựa chọn cư trú này tránh được nguy cơ lở đất, lũ ống lũ quét. Điều không thể thiếu ở làng Mường đó là có rừng phòng hộ, có nguồn sinh thủy gần nguồn nước, cận kề sông suối, hồ...

Chiêng đồng là biểu tượng uy quyền của các mường trong xứ Mường xưa. 

Bún ốc vỉa hè Hà Nội

Bún ốc từ lâu đã trở thành một món ăn không thể thiếu trong thực đơn của người Hà Nội và các thực khách đến thăm Thủ đô. Khi thưởng thức món ăn này thực khách sẽ cảm nhận được độ thanh, ngọt của nước dùng với cà chua cùng với cái dai, giòn, sần sật của ốc. 

Món bún ốc ngon nhất là khi người ta hay dùng ốc bươu, một loại ốc có màu tím xanh óng ánh trên vỏ xà cừ để chế biến. Chất thịt ngon giòn, sần sật thêm chất sáp vàng bùi ngậy của ốc giúp thực khách càng ăn càng thấy ngon.

Còn đối với nồi nước dùng người ta sẽ xử dụng xương lợn hầm nhừ cùng với cà chua chưng. Nước dùng sẽ quyết định vị ngon ngọt của món bún ốc. Để thưởng thức món bún ốc nhất thiết người ăn không thể thiếu dấm bỗng, thứ gia vị mang vị chua thoang thoảng mùi rượu gạo vì nó là hương vị đặc trưng của Việt Nam và đã đi vào nỗi nhớ, niềm thương của biết bao người xa xứ. Có những gia đình dù đã định cư nước ngoài cả vài chục năm, có dịp về Hà Nội nhất định phải rủ nhau đi ăn bún ốc phố cổ. Ngồi xúm xít quanh bàn, ngắm chị bán hàng đôi tay như múa, bốc bún, chan nước, nêm gia vị… mà thấy trong lòng vui sướng.