15 thg 3, 2018

Vấn vương đu đủ trộn

Bao năm rồi ngôi nhà ba gian của gia đình tôi vẫn nằm lặng im bên mảnh vườn tán lá xanh. Tôi bám theo má, mùi bùn đất, mùi cỏ cây oải mục lẩn thẩn theo bước chân ra đến tận gốc đu đủ.

Hấp dẫn đĩa đu đủ trộn. Ảnh: Thanh Ly 

Với tay bẻ quả đu đủ lớn nhất, má nói: “Mấy trận bão vừa rồi, vườn nhà mình chỉ còn lại duy nhất cây đu đủ lùn này. May mà con về đúng lúc vừa kịp ươm vàng, trưa nay má sẽ đãi món đu đủ trộn”.

Ăn nem lụi mệ Thương, thương nhớ đất kinh đô xưa

Miền đất kinh đô xưa bên dòng Hương Giang thơ mộng không chỉ được biết đến nhiều với cung điện, đền đài, lăng tẩm, miếu mạo… cổ kính, mà còn đi vào tâm trí bao người nhờ văn hóa ẩm thực đặc trưng.

Độ ngon dở tùy vào cách chế biến và ăn thua nhau ở chén nước lèo để chấm khi nem được quấn trong chiếc bánh tráng mỏng kèm rau thơm, ngò, khế chua, trái vả (chỉ phổ biến ở Huế), ớt, tỏi... Nem lụi mệ Thương gây thương nhớ bởi chén nước lèo rất đặc biệt. Ảnh: Đình Phú 

Khắp mỗi phố phường của Huế dường như không hề thiếu món ăn ngon. Cũng như những vùng miền khác, vị ngon của món ăn Huế, tôi nghĩ cũng đậm đà chất dân dã hương vị quê nhà. Nhưng văn hóa ẩm thực Huế có một nét rất khác biệt, là có sự phân chia khá rõ giữa ẩm thực của cung đình xưa kia và ẩm thực bình dân trong mỗi làng quê thuần hậu xứ Huế. 

Tranh đỏ Kim Hoàng rộn ràng Tết sang

Mặc dù chính thức mới được khôi phục từ năm 2017, nhưng dòng tranh dân gian Kim Hoàng (làng Kim Hoàng, xã Vân Canh, huyện Hoài Đức, TP. Hà Nội) đang dần khởi sắc, rộn ràng khi Tết sắp về.

Tranh Kim Hoàng - Hoàng kim một thời


Tranh Kim Hoàng là tên gọi của một dòng tranh dân gian phát triển khá mạnh từ thế kỷ VIII - XIX. Sau trận lụt lịch sử năm 1915, khi làng mạc từ Phùng đến Cầu Giấy chìm trong biển nước, nhiều ván in tranh của làng bị cuốn trôi, làng tranh bị thất truyền từ đó. Đến năm 1945, tranh hoàn toàn không còn được sản xuất. Ngày nay, chỉ còn một vài ván in của dòng tranh này được lưu giữ tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam. 

Nghệ nhân trẻ làng Kim Hoàn giới thiệu tranh tại nhiều nơi. 

Nghề dệt truyền thống của phụ nữ Tày Nghĩa Ðô

Vùng đất Nghĩa Đô, Bảo Yên không chỉ nổi tiếng bởi phong cảnh nên thơ, nét văn hóa đặc sắc cùng nhiều món ăn truyền thống độc đáo mà còn bởi những sản phẩm thổ cẩm đầy màu sắc, trong đó có chăn len. 

Sự khéo léo, tỉ mỉ, tinh tế của phụ nữ Tày Nghĩa Đô được thể hiện rõ nhất trong sản phẩm đặc sắc này.

Chẳng ai nhớ nghề dệt chăn thổ cẩm có từ bao giờ, chỉ biết từ nhỏ, mọi người đã thấy các bà, các mẹ ngày ngày cần mẫn bên khung cửi. Việc dệt chăn của người Tày đòi hỏi sự kiên nhẫn nên chủ yếu do phụ nữ đảm nhận. Trước đây, sản phẩm làm ra không mang tính hàng hóa, chỉ phục vụ nhu cầu sử dụng trong gia đình. Do đó, công việc dệt vải thường được phụ nữ Tày thực hiện sau khi đã làm xong việc đồng áng, hoặc tận dụng khoảng thời gian nhàn rỗi vào buổi trưa hay ban đêm. 


Phụ nữ Tày Nghĩa Đô giữ nghề dệt chăn truyền thống. 

Buôn M’liêng nơi lưu giữ văn hóa M’nông

Nằm cách trung tâm thị trấn Liên Sơn, huyện Lăk (Đăk Lăk) chừng 5km, buôn M’liêng, xã Đăk Liêng là nơi hiếm hoi còn giữ được nét nguyên sơ của đồng bào M’nông in đậm nhất là những nếp nhà dài phên nứa, cột gỗ, những bộ chiêng cổ và nhiều giá trị văn hóa khác.

Con đường vào buôn M’liêng đã được thảm nhựa thẳng tắp, song không gian buôn làng vẫn giữ được nét thanh bình, cổ kính như một Tây Nguyên hoang sơ hàng trăm năm trước. Những ngôi nhà dài truyền thống của đồng bào M’nông được gắn bảng số nhà nằm san sát nhau, xung quanh bao bọc bởi những tán cây xanh rì, không có tường rào ngăn cách.


Nhà sàn truyền thống ở buôn M’liêng. 

12 thg 3, 2018

Có một dòng suối mát lạnh giữa sa mạc

Bãi biển Mũi Né kề Suối Tiên. Ảnh: PV 

Ở xứ cát trắng, nắng vàng như Phan Thiết, dòng Suối Tiên mát lành giống như sự lắng đọng níu chân những ai một lần ghé qua.

Ở Việt Nam có nhiều địa danh mang tên Suối Tiên nhưng độc đáo nhất phải kể đến Suối Tiên ở Mũi Né (còn gọi là Suối Hồng) là một danh thắng tọa lạc tại phường Mũi Né, thành phố Phan Thiết.

Nườm nượp người “vay vốn” Bà Chúa Kho đầu năm

Ngày 14 tháng Giêng (tức ngày 1.3), đền Bà Chúa Kho chính thức khai hội. Hàng nghìn người hành hương về đây để xin lộc, "vay vốn".

Ngày 1.3, hàng nghìn người dân kéo nhau đến đền Bà Chúa Kho (phường Vũ Ninh, TP Bắc Ninh) thắp nhang, dâng lễ để “vay vốn” làm ăn hoặc xin “lộc rơi, lộc vãi” mong cho cả năm được may mắn.

“Chợ chim trời” - Từ góc nhìn du lịch

Chợ nông sản Thạnh Hóa (huyện Thạnh Hóa, tỉnh Long An) là khu chợ tự phát, bán các loại sản vật thuộc vùng Đồng Tháp Mười. Tuy nhiên, sau một thời gian, khu chợ trên dần biến tướng, bày bán công khai các loài chim trời, động vật hoang dã với số lượng ngày càng nhiều. Chợ nông sản Thạnh Hóa dần được biết đến với tên gọi “chợ chim trời lớn nhất miền Tây”. Xét từ góc nhìn du lịch, “chợ chim trời” ấy sẽ có ảnh hưởng không nhỏ đến sản phẩm du lịch đặc thù cạnh tranh cấp quốc gia của tỉnh (Khu Ramsar Láng Sen) được xác định trong Đề án Phát triển sản phẩm du lịch tỉnh đến năm 2020, định hướng đến 2030. 

Thức dậy với chim trời


Được xác định là sản phẩm du lịch đặc thù cạnh tranh cấp quốc gia, Khu Ramsar Láng Sen mang trong mình nhiều tiềm năng. Đến với Láng Sen, du khách được tìm hiểu về một Đồng Tháp Mười nguyên sinh với sen, điên điển bông vàng và ngọn lúa ma tưởng chỉ còn trong ký ức.


Khu Ramsar Láng Sen có một vùng đầm lầy với nhiều sinh cảnh thích hợp cho động, thực vật ưa nước và là nơi dễ khôi phục các hệ sinh thái đồng cỏ, bãi ăn của nhiều loài chim nước. Tại đây có 13 loài được ghi trong Sách Đỏ Việt Nam 

Về Mộc Hóa thăm “Cánh đồng bất tận”

Khu du lịch (KDL) “Cánh đồng bất tận”, ấp 3, xã Bình Phong Thạnh, huyện Mộc Hóa nằm trong Khu Bảo tồn đa dạng sinh học - cây dược liệu Đồng Tháp Mười đang được Công ty Cổ phần Nghiên cứu, Bảo tồn và Phát triển dược liệu Đồng Tháp Mười (Mephydica) khai thác và phát triển, là điểm đến cho những du khách đam mê khám phá thiên nhiên và tìm hiểu về các loại dược liệu quý hiếm.

Khu du lịch là điểm dừng chân thú vị cho những ai đam mê khám phá 

Từng là bối cảnh chính trong bộ phim “Cánh đồng bất tận” của đạo diễn Nguyễn Phan Quang Bình, dựa trên tác phẩm cùng tên của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư, KDL hứa hẹn là điểm dừng chân hấp dẫn, thú vị cho những ai đam mê khám phá thiên nhiên đa dạng vùng Đồng Tháp Mười và tìm hiểu về các loại dược liệu, sản phẩm quý dùng để chăm sóc, bảo vệ sức khỏe.

Chuyện “cụ” dầu 300 tuổi ở Ba Chúc

Dù cây dầu ở Ba Chúc đã chết nhiều năm, nhưng nhờ rễ cây bồ đề ôm quanh thân, nên nhìn từ xa, nhiều người vẫn nghĩ “cụ” sống mãi mãi theo năm tháng. Qua hơn 300 năm tồn tại, “cụ” dầu đã từng chứng kiến bao biến cố lịch sử và gắn liền với những câu chuyện tâm linh của vùng đất Ba Chúc… 

Giữa lòng đường thị trấn Ba Chúc (Tri Tôn, An Giang) có một cây cổ thụ cao khoảng 20m, tán lá rộng hơn 15m đứng sừng sững.