17 thg 8, 2016

Ngày Vu Lan, ghé chợ đồ chay chỉ 15.000 đồng ở Sài Gòn

Hàng chục hàng quán với hàng trăm món ăn chay ngon miệng chỉ có giá từ 10.000 đến 15.000 đồng mỗi phần.

Nằm tại con hẻm 702 Hồng Bàng (quận 11) cạnh nhiều chùa lớn, khoảng hơn 30 năm trước, nơi đây ban đầu chỉ có xe hủ tíu chay của chị Huyền, nhưng nay đã trở thành khu ẩm thực chay quen thuộc của người Sài Gòn. 

Ma Thiên Lãnh- điểm đến hoang sơ

Thung lũng Ma Thiên Lãnh không phải là cái tên quá xa lạ với nhiều người. Tuy nhiên điểm đến này gần đây càng trở nên nổi tiếng sau khi những bức ảnh đẹp như trong tiên cảnh được nhiều du khách cập nhật trên trang cá nhân.

Độc đáo tục cúng của người Mông Nghệ An

Trên các bản làng người Mông ở miền Tây xứ Nghệ hiện vẫn còn lưu giữ được nhiều nét văn hóa mang đậm bản sắc dân tộc. Ngoài lễ cúng trong dòng họ, cúng vía, cúng ốm đau… người Mông còn có tục cúng chung cho cả gia đình nhằm cầu mong mọi sự bình an, mùa màng tươi tốt.

Trên các bản làng người Mông hiện nay vẫn còn giữ được nhiều nét văn hóa đặc sắc. Tục cúng trong gia đình người Mông diễn ra không theo 1 thời gian nhất định nào mà khi gia chủ thấy có sự bất ổn trong gia đình thì mời thầy mo về làm lễ cúng. 

Bản Thái cổ ở miền Tây xứ Nghệ

Bản Quàng, xã Châu Phong, Quỳ Châu (Nghệ An) là bản Thái cổ còn nhiều nét hoang sơ với đặc trưng là những nếp nhà sàn, ché rượu cần, những điệu hát xuối, hát lăm, điệu khắc luống rộn ràng... 

Bản Quàng là nơi sinh sống của 51 hộ dân với 423 khẩu, nằm tách biệt với trung tâm xã bởi khe Nậm Cam. 

Chợ chiếu “âm phủ” (Chợ chiếu Định Yên)

Trong số các chợ ở vùng đất phương Nam, duy chỉ có khu chợ độc đáo đã tồn tại và phát triển từ hơn một thế kỷ nay - đó là chợ chiếu Định Yên, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp! Nét độc đáo của chợ chiếu Định Yên là được nhóm họp vào lúc nửa khuya cho đến 2 - 3 giờ sáng là tan tầm cho nên người ta đặt tên cho chợ chiếu này là “chợ ma”, “chợ âm phủ”...

Độc đáo hơn nữa là: chợ không có quầy - sạp kinh doanh cố định, nhưng người mua - kẻ bán rất nhộn nhịp. Người mua chiếu thường tìm một nơi cố định ngồi chờ; còn người bán thì vác những sản phẩm chiếu trên vai đi tới - lui rao hàng, nói giá... Sau khi chọn được hàng - ngã giá xong, người mua thanh toán tiền, người bán giao hàng... Sau hơn 2 giờ diễn ra cảnh mua bán tất bật, các thương lái mua đủ số chiếu đưa xuống ghe - tàu chở đi tiêu thụ khắp nơi; còn người bán được hàng nhận tiền trở về nhà ngồi bên khung dệt tiếp tục công việc để đến đêm khuya hôm sau lại đem chiếu ra chợ chào hàng, rao bán. Tại làng chiếu Định Yên, dân gian còn truyền tụng câu ca dao: “Định Yên có vựa chiếu to/ Lấy chồng xứ Định khỏi lo chiếu nằm”. Theo những cụ cao niên ở đây kể: ... Sở dĩ hồi trước, chợ chiếu nhóm họp nửa đêm cốt là để trốn nộp thuế cho chủ chợ.

Nét Huế ở chợ Quảng Biên

Không ồn ào náo nhiệt như những cái chợ khác, chợ Quảng Biên được người ta gọi một cách thân mật là chợ Huế. Trước khi, khu chợ Huế này chỉ nhỏ như một cái chợ cóc mọc dọc quốc lộ 1A, nhưng đó lại là nơi mà khi bước vào, bạn có cảm giác như đang đứng ở một góc chợ Bến Ngự hay chợ An Cựu, bởi lẽ cả người bán lẫn người mua đều nói giọng Huế.

Chợ Quảng Biên nằm ở xã Quảng Biên, huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai là một huyện có rất đông người Huế sinh sống. Vào những năm 80, thực hiện chủ trương chính sách của Nhà nước, người Huế đi kinh tế mới, vào đây họ lập nên những làng mới và nhanh chóng hoà với nhịp sống công nghiệp của Đồng Nai. Những năm sau này, thấy đất lành làm ăn được nên làn sóng di dân tự do vào Đồng Nai cũng khá đông. Người Huế vốn cần cù và chịu khó nên nhiều người đã thành đạt nơi đất khách quê người, đặc biệt vốn xuất thân từ miền đất hiếu học, nên đa phần các gia đình đều tạo điều kiện học hành cho con em mình.

Những người Huế vào Đồng Nai dù là trước đây hay sau này vẫn luôn giữ được nếp ăn, nếp nghĩ của người chốn Thần kinh - Điều này dễ nhận thấy khi bước chân vào chợ nơi ghi đậm dấu ấn văn hoá cũng như đời sống sinh hoạt của mỗi vùng.

15 thg 8, 2016

Mê mẩn một Hục Lở trong xanh trên bán đảo Sơn Trà

Bán đảo Sơn Trà (TP.Đà Nẵng) như một kiều nữ đầy quyến rũ và bí ẩn mà kể cả những người địa phương sinh sống lâu năm cũng chưa dám tự tin rằng mình đã khám phá hết. Núi non hùng vĩ, biển xanh cát trắng như mê hoặc bất cứ ai ngay từ lần đầu gặp gỡ.


Bãi Rạng, Bãi Bắc, Bãi Đa...là những cái tên quen thuộc nhất gắn liền với Sơn Trà. Nhưng ở một địa thế tuyệt vời và còn mang nhiều nét hoang sơ nhất thì phải kể đến Hục Lở.

Ngôi chùa làng ở Thừa Thiên Huế được xếp hạng di tích lịch sử, văn hóa quốc gia

Chúa Tiên – Nguyễn Hoàng được vua Lê cử vào trấn thủ đất Thuận – Quảng (1558 - 1613), đã mở đầu bước ngoặt mới trong lịch sử Việt Nam.

Ngoài thân thích, tướng sĩ thuộc quyền quyết tâm theo phù tá Chúa Nguyễn, còn rất đông dân chúng ở Thanh, Nghệ cũng bỏ quê hương vào phương nam lập nghiệp. Làng Rèn Hoa Lang thuộc phủ Triệu Phong xứ Thuận Hóa hình thành trong lần di dân quan trọng này.


Sau khi ổn định cuộc sống trên quê hương mới, các vị khai canh hợp nhau làm ngôi chùa tranh thờ Phật tại Cồn Bệ (một gò đất cao, cây cối rậm rạp nằm ven đồng ruộng làng) phục vụ cho tín ngưỡng tâm linh. Khoảng đầu thế kỷ 18, chùa được di dời về khu đất đầu làng cho hợp phong thủy, thuận tiện sinh hoạt, cúng tế nhờ công đức của hai ông Dương Phước Pháp, Dương Phước Dã và bà Hoàng Thị Phiếu (thọ giới Uu-bà-di, pháp danh Như Giác, đạo hiệu Huyền Chân) phát tâm tiến cúng tượng Phật, tự khí xin vào ở chùa tu niệm trọn đời (Tháp mộ của Bà hiện tồn tại ở Cồn Bệ).

Chùa Gám và sự phát triển Phật giáo xứ Nghệ

Cách Tp.Vinh 45 km về phía Bắc, từ Quốc lộ 1A ngược theo tỉnh lộ 538 về phía Tây 7 km, huyện Yên Thành có diện tích hơn 54,2 ngàn ha, 39 xã, thị trấn, gần 28 vạn dân, nằm ở vị trí trung tâm của vùng Đông Bắc tỉnh Nghệ An. 

Đền chùa – Gám trong tâm thức người dân quê lúa

Trong tiềm thức của người Yên Thành, Nho giáo, Lão giáo, Phật giáo hoà quyện, ăn sâu vào máu thịt chứng minh độ đậm đặc của các di tích lịch sử - văn hoá, theo thống kê hiện nay trên địa bàn huyện có 520 di tích danh thắng, trong đó có trên 200 di tích danh thắng đã được lập danh mục quản lý, với 21 di tích xếp hạng cấp quốc gia và 36 di tích xếp hạng cấp tỉnh... Trong chuỗi những di tích đó, chùa Chí Linh (Đền – chùa Gám) hè này được Ban HDPT tỉnh Nghệ An chọn chùa Chí Linh là địa điểm tổ chức khóa tu “Ươm mầm hoa sen”.

Chùa Gám, tên chữ là Chí Linh tự, nghĩa là chùa Chí Linh, một ngôi cổ tự rất đỗi linh thiêng trên mảnh đất Yên xứ Nghệ này. Chùa hình thành ở giai đoạn nào, xây dựng ra sao, quy mô như thế nào, hiện chưa có một nguồn sử liệu ghi rõ. Chỉ biết, trong lịch sử địa chí Nghệ An nói chung, Yên Thành nói riêng, thời đại phong kiến nào cũng có nhắc đến tên chùa. 

Thác Khe Vằn ba tầng nước đẹp nhất Quảng Ninh

Thác Khe Vằn thuộc xã Húc Động, huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh, cách thành phố Hạ Long 100 km và cách trung tâm thị trấn Bình Liêu khoảng 12 km về hướng đông nam. Thác nước 3 tầng hùng vĩ như một bức tranh thủy mặc giữa núi rừng vùng biên giới.

Thác nước hùng vĩ ẩn mình giữa núi rừng khiến những bước chân ưa khám phá không khỏi tò mò, háo hức. 

Thác nước cao gần 100 m được chia thành 3 tầng rõ rệt, mỗi tầng thác lại mang một vẻ đẹp khác nhau. Tầng thác đầu tiên đón chào du khách bởi một không gian rộng lớn, chính giữa có một tảng đá nhô lên tựa như một con voi đang trong thế phủ phục, xung quanh là hàng trăm những khối đá to nhỏ tạo ra một cảnh quan hoang sơ nhưng không kém phần thơ mộng, cuốn hút.