29 thg 12, 2014

Du lịch trải nghiệm: Mối lợi từ sự… tình cờ

Ngày càng có nhiều lữ khách khi đi du lịch, thích tìm cho mình những trải nghiệm riêng mà các hình thức tổ chức đại chúng không sẵn có. Và chính họ tự thiết kế các hành trình du lịch cho riêng mình, hoặc cho nhóm, tận dụng chính những kỹ năng sống của người bản địa để tham gia cùng họ trong công việc mưu sinh thường ngày. Từ đó nảy sinh những hình thức làm du lịch theo kiểu tự phát, không phát triển rầm rộ, không đại trà, nhưng mỗi hành trình đều mang những sắc thái riêng, hấp dẫn người trong cuộc.

Lênh đênh đầm phá

Đến Phá Tam Giang, muốn tham quan hệ thống nò sáo – cách đánh bắt truyền thống của người thủy diện (người sống trên nước), không dễ để tìm được một tuyến du lịch có tổ chức hợp lý. Thế nên, những lữ khách yêu thích khám phá thường tự tìm những ngư dân thuê đò, theo họ ra vùng đầm phá mênh mang để tiếp cận với cuộc sống trên sóng nước.

Anh Tốn, ngư dân ở làng Ngư Mỹ Thạnh ngay Phá Tam Giang, một mối quen của giới du lịch trải nghiệm, mỗi khi cần hỗ trợ là anh sẵn sàng lên đường, nguyên do bởi: “Thường ngày tui cũng đi quăng chài kiếm tôm cá thôi, nhưng có mấy chú ni kêu đi chung là tui đi liền, vừa vui vì có thêm bạn mới, thu nhập cũng khá so với một ngày đi lưới dù tui chỉ xin tiền dầu, còn lại công sức thì anh em muốn gửi lại bao nhiêu tùy hỉ”.

Anh Ba – ngư dân ở bãi Khem, Phú Quốc trong chuyến săn nhum cùng những vị khách phương xa

"Thượng đế" coi thường "cơm vua"

Nhu cầu lớn từ du khách đã làm ẩm thực cung đình của xứ Huế "biến tướng" thành giá trị của nghệ thuật gọt tỉa hoa lá trang trí thức ăn, che phủ sự bình dân, hay thành sân khấu của áo mão đóng giả vua và hoàng hậu; sản phẩm "Phiên chợ quê” ở Hội An biến thành hoạt cảnh sân khấu hóa trong nhà hàng. Nhiều sản phẩm du lịch khác bị sao chép, hạ giá thành, giảm chất lượng, trở thành sự nhố nhăng làm du khách thất vọng.


"Cơm vua" cho "Thượng đế”

Khoảng năm 2007, lần đầu tiên được thưởng thức "cơm vua", tôi không khỏi choáng ngợp trước bầu không khí vương giả được tạo nên xung quanh bàn ngự thiện. Căn bếp của bà Tôn Nữ Thị Hà, một trong số rất ít nghệ nhân thành danh về ẩm thực Huế, tham gia phục dựng những món ăn cung đình, không ồn ào như cảnh nhà hàng đông khách.

28 thg 12, 2014

Thăm điểm du lịch cuối trời Việt Nam

Ai đến Cà Mau nhất định cũng phải ghé Đất Mũi, đặt chân lên vùng đất cuối cùng của Tổ quốc. Đứng trên đài quan sát, có thể thấy rừng mắm, đước.. xanh rì trải dài ngút mắt tiếp giáp với mây trời.


Chiếc ca nô khởi hành từ bến tàu ở Năm Căn lướt nhanh tựa mũi tên lao vào vùng nước mênh mông bát ngát, chẳng mấy chốc, ngoáy lại bờ xuất phát chỉ còn là một đường kẻ nhạt. Điểm đến của chúng tôi là Mũi Cà Mau. Người lái ca nô cho biết, từ Năm Căn xuống Mũi Cà Mau với quãng đường 60 km sẽ đi mất đúng 55 phút. 

27 thg 12, 2014

Săn lùng cua da

Mấy năm trước, cứ độ heo may về, ở các quãng sông Thương chạy qua địa phận các xã Tư Mại, Thắng Cương, Yên Lư, Đồng Việt, huyện Yên Dũng (Bắc Giang), người dân thường rủ nhau đi bắt cua da. Thế nhưng khoảng 3 năm trở lại đây, những ngư dân thạo nghề nhất trong vùng cũng hiếm khi kiếm nổi chục con để hấp bia đãi khách.


Đặc sản lừng danh

Cua da, thứ đặc sản có thời kỳ từng bị ngư dân Yên Dũng xem thường đến mức chỉ dùng để nấu cám cho lợn, nay đã trở thành món "thượng vàng" trong những nhà hàng sang trọng, dù có giá trị kinh tế cao nhưng ngày càng hiếm.

Thăm nghĩa trang lớn nhất Việt Nam

Nghĩa trang Trường Sơn tọa lạc trên khu đồi Bến Tắt, huyện Gio Linh (Quảng Trị). Vào những ngày rằm và mùng một, trên mỗi ngôi mộ đều có một cây hương nghi ngút cháy.


Nếu có dịp ra miền Trung, bạn hãy ghé lại Nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn, thắp hương trên những ngôi mộ, nơi yên nghỉ của các liệt sĩ thuộc lực lượng Thanh niên xung phong, bộ đội, dân công hỏa tuyến..., những người đã xây dựng và chiến đấu bảo vệ đường mòn Hồ Chí Minh huyền thoại.

26 thg 12, 2014

Vẻ đẹp thanh bình ở làng quê Cổ Chất

Nằm nép mình bên dòng sông Ninh hiền hòa, trên trục đường đi từ trung tâm thành phố Nam Định ra biển Quất Lâm, làng Cổ Chất nổi tiếng với nghề nuôi tằm, ươm tơ là điểm dừng chân thú vị.

Cách trung tâm thành phố Nam Định chừng 20km, làng Cổ Chất thuộc xã Phương Đình, huyện Trực Ninh.