29 thg 3, 2022

Cá kèo nướng ống sậy dân dã của người miền Tây

Cá kèo nướng ống sậy có mùi thơm đặc trưng như đượm khói rơm rạ đồng quê, phần thịt không bị khô, mà mềm ngọt.

Cá kèo sống nhiều ở vùng nước lợ miền Tây, dáng nhỏ nhắn, thon dài chỉ khoảng một gang tay, thịt cá mềm ngọt và ít xương dăm. Khi chế biến, người miền Tây thường rửa sạch cá bằng muối và để nguyên con, không bỏ ruột vì mật, gan cá đăng đắng nhưng có vị béo. Cá tuy nhỏ, nhưng chế biến đủ kiểu, món nào cũng ngon: cá kèo nấu canh chua, nấu lẩu chua lá giang, kho rau răm, nấu cháo, làm khô hay nướng muối ớt, chiên giòn...

Video mới nhất của kênh ẩm thực miền Tây Khói Lam Chiều giới thiệu món cá kèo nướng ống sậy dân dã. Video thu hút hàng chục nghìn lượt xem, gợi nhớ thời khẩn hoang Nam Bộ. Mỹ Duyên, chủ kênh vlog, xắn tay xuống đồng nước lợ ở huyện Bình Đại, Bến Tre bắt cá kèo.

Mỹ Duyên lội ruộng bắt cá kèo. Ảnh: Khói Lam Chiều

Núi thiêng Thần Đinh

Du khách mất khoảng 40 phút leo 1.260 bậc đá để lên điểm du lịch tâm linh núi Thần Đinh nổi tiếng.

Núi Thần Đinh cao hơn 300 m so với mực nước biển, nằm ở xã Trường Xuân, huyện Quảng Ninh. Đây là điểm du lịch tâm linh thu hút đông khách đến cầu an, vãn cảnh.

Khung cảnh hồ Rào Đá nhìn từ núi Thần Đinh. Ảnh: Hoàng Táo

Ngọn núi mang nhiều huyền tích về một cõi tâm linh, từng được người xưa coi là "chốn đa Phật". Trên núi còn nhiều dấu tích của ngôi chùa Non (hay còn gọi chùa Kim Phong) bị phá hủy qua thời gian và chiến tranh, nay chỉ còn là đống gạch đá đổ nát, các miếu thờ, cổng... Sau khi thắp hương cầu nguyện, du khách có thể hít hà bầu không khí trong lành chốn núi non.

Bánh trôi tàu phố cổ Hà Nội

Thưởng thức bát bánh trôi tàu nhân đậu xanh nóng hổi, thơm lừng cùng vị ngọt dịu pha chút cay nồng của nước đường và gừng là một trải nghiệm khó quên của người dân cũng như du khách khi đến Hà Nội.

Bánh trôi tàu là loại bánh được làm bằng bột gạo nếp cùng hai loại nhân phổ biến là đậu xanh và vừng đen, ăn cùng nước đường mía nấu cùng gừng đun nóng và dừa nạo. Bánh trôi tàu hấp dẫn thực khách nhờ lớp vỏ bánh mềm mượt bên ngoài mà dẻo dai bên trong, phần nhân mềm mại bùi bùi và nước đường thanh thanh thơm mùi gừng. Ăn miếng nào vị cay ngọt của gừng đọng lại miếng đó. Cái vị cay ngọt ấy đã thấm vào cuống lưỡi, cổ họng, làm ấm cơ thể và xua tan cái lạnh của Hà nội.

Bánh trôi tàu, món ẩm thực ấm nóng không thể thiếu trong những ngày Hà Nội trở lạnh.

Núi Chúa – Khu dự trữ sinh quyển mới của thế giới


Sự đặc biệt của khu dự trữ sinh quyển 3 trong 1

Khu dự trữ sinh quyển Núi Chúa thuộc Vườn Quốc gia Núi Chúa, có tổng diện tích hơn 106.646 ha (vùng lõi khoảng hơn 16.400 ha), nằm trên địa bàn hai huyện Ninh Hải và Thuận Bắc, cách thành phố Phan Rang – Tháp Chàm của tỉnh Ninh Thuận khoảng 30km về hướng Đông Bắc.

Lễ hội Mừng lúa mới của đồng bào Cơ Ho Srê

Lễ Nhô Lir bông (Mừng lúa mới ) của người Cơ Ho Srê tại huyện Di Linh, Lâm Đồng là một trong những lễ hội lớn, đặc sắc nhất của người Cơ Ho Srê. Là nhóm có dân số lớn nhất, nhóm Cơ Ho Srê sinh sống chủ yếu bằng canh tác lúa nước ở cao nguyên Di Linh. Mới đây người Cơ Ho Srê đã tái hiện những nét đặc trưng nhất của Lễ hội Nhô Lir bông tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam ở Hà Nội.

Là những cư dân đã sinh sống lâu đời trên vùng đất Nam Tây Nguyên, đồng bào dân tộc Cơ Ho luôn tự hào về truyền thống văn hóa rất phong phú, đa dạng và giàu bản sắc của dân tộc mình. Sự phong phú, đa dạng ấy được thể hiện qua mọi khía cạnh của đời sống, từ những làn điệu cồng chiêng, những khúc hát dân ca cho đến trang phục truyền thống và thể hiện rõ nét nhất trong những lễ hội dân gian độc đáo, khác lạ.

Già làng và các thày cúng chuẩn bị cho phần lễ của ngày hội.

Sống dậy ký ức vàng son của nền văn hóa Óc Eo trong vương quốc Phù Nam

Những phát hiện khảo cổ học mới đây, trong đó có 2 di vật được công nhận bảo vật quốc gia, đã làm sống dậy ký ức vàng son của nền văn hóa Óc Eo thuộc vương quốc Phù Nam từng phát triển rực rỡ trước khi bị hủy diệt vào thế kỷ 7.

Chiếc nhẫn Nandin bằng vàng, thế kỷ thứ 5 được tìm thấy ở di tích Gò Giồng Cát thuộc khu di tích Óc Eo được công nhận bảo vật quốc gia năm 2021 - Ảnh: Viện Khảo cổ học