Xuôi theo dòng Quây Sơn từ thác Bản Giốc về hướng cửa khẩu Lý Vạn (xã Lý Quốc, huyện Hạ Lang), du khách sẽ đến với thác Hoa hay thác Thoong Lài, theo cách gọi dân dã của người dân địa phương. Ngoài ra nếu đi từ thị trấn Thanh Nhật của huyện Hạ Lang, du khách di chuyển theo hướng chợ Bằng Ca, tiếp tục đi về cửa khẩu Lý Vạn khoảng 3km nữa là đến thác Hoa.
1 thg 10, 2021
Chiêm ngưỡng "thác Bản Giốc thu nhỏ" tuyệt đẹp ở Cao Bằng
Nằm tại huyện Hạ Lang, thác Hoa là điểm du lịch, trải nghiệm mới mẻ cho du khách. Dòng nước trong xanh và núi non hùng vĩ giúp khung cảnh thác Hoa không hề thua kém thác Bản Giốc nổi tiếng.
Xuôi theo dòng Quây Sơn từ thác Bản Giốc về hướng cửa khẩu Lý Vạn (xã Lý Quốc, huyện Hạ Lang), du khách sẽ đến với thác Hoa hay thác Thoong Lài, theo cách gọi dân dã của người dân địa phương. Ngoài ra nếu đi từ thị trấn Thanh Nhật của huyện Hạ Lang, du khách di chuyển theo hướng chợ Bằng Ca, tiếp tục đi về cửa khẩu Lý Vạn khoảng 3km nữa là đến thác Hoa.
Xuôi theo dòng Quây Sơn từ thác Bản Giốc về hướng cửa khẩu Lý Vạn (xã Lý Quốc, huyện Hạ Lang), du khách sẽ đến với thác Hoa hay thác Thoong Lài, theo cách gọi dân dã của người dân địa phương. Ngoài ra nếu đi từ thị trấn Thanh Nhật của huyện Hạ Lang, du khách di chuyển theo hướng chợ Bằng Ca, tiếp tục đi về cửa khẩu Lý Vạn khoảng 3km nữa là đến thác Hoa.
Hai lần xuất gia
Cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Ni trưởng Thích Nữ Diệu Thông (nguyên mẫu của nhân vật ni sư Huyền Trang trong phim “Biệt động Sài Gòn”) nếu kể một cách vắn tắt thì chỉ gói gọn trong hai lần xuất gia. Nhưng mấy ai thấu hiểu được những giằng xé tâm tư, ray rứt giữa đạo và đời trong lòng bà, giữa những lần xuất gia ấy. Tác phẩm này như một lời tự sự đầy trăn trở của bà, qua góc nhìn của nhà báo Gia Khánh.

Một buổi sáng cuối tháng 5-2021, Ni trưởng Thích Nữ Diệu Thông (thế danh Phạm Thị Bạch Liên, sinh năm 1931, ngụ thị trấn An Châu, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang) đưa mắt nhìn lên trần nhà, nghe cơn mệt mỏi thấm dần vào từng tế bào cơ thể. Những đợt nằm viện ngày càng nhặt, thời gian mỗi đợt ngày càng dài, có khi cả tháng trời, để bà cảm nhận rõ nét tuổi già, lực kiệt.
Người chiến sĩ biệt động đầy sức sống năm xưa, giờ chỉ còn là quá khứ. Bao nắng mưa sương gió, khói lửa chiến tranh đã dừng lại đâu đó trong ký ức. Muốn quên, quên không đặng. Muốn nhớ, lại chẳng nhớ được nhiều!
Một buổi sáng cuối tháng 5-2021, Ni trưởng Thích Nữ Diệu Thông (thế danh Phạm Thị Bạch Liên, sinh năm 1931, ngụ thị trấn An Châu, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang) đưa mắt nhìn lên trần nhà, nghe cơn mệt mỏi thấm dần vào từng tế bào cơ thể. Những đợt nằm viện ngày càng nhặt, thời gian mỗi đợt ngày càng dài, có khi cả tháng trời, để bà cảm nhận rõ nét tuổi già, lực kiệt.
Người chiến sĩ biệt động đầy sức sống năm xưa, giờ chỉ còn là quá khứ. Bao nắng mưa sương gió, khói lửa chiến tranh đã dừng lại đâu đó trong ký ức. Muốn quên, quên không đặng. Muốn nhớ, lại chẳng nhớ được nhiều!
Cụm di tích in dấu vua Hàm Nghi
Thành Sơn Phòng, đền Công Đồng và đền Trần Lâm tại xã Phú Gia, huyện Hương Khê, là nơi vua Hàm Nghi từng đóng quân, ban tặng nhiều bảo vật.
Ba công trình được Bộ Văn hóa Thông tin, nay là Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch xếp hạng cụm di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia năm 2001.
Trên ảnh là đền thờ vua Hàm Nghi nằm trong khuôn viên thành Sơn Phòng, xã Phú Gia. Trong thành có hai con voi đá trước cửa đền, bao quanh là hệ thống sân, tường bao, cây xanh, đèn chiếu sáng...
Trên ảnh là đền thờ vua Hàm Nghi nằm trong khuôn viên thành Sơn Phòng, xã Phú Gia. Trong thành có hai con voi đá trước cửa đền, bao quanh là hệ thống sân, tường bao, cây xanh, đèn chiếu sáng...
30 thg 9, 2021
Các vị La Hán chùa Tây Phương
Bài thơ Các vị La Hán chùa Tây Phương của Huy Cận được nhiều người biết, đã được đưa vào sách giáo khoa Văn học 12 từ 1990 đến 2006.Tất nhiên học trò bình thơ phải khen hay. Tui không dám nói bài thơ này không hay, nhưng ở góc độ cá nhân, tui chả thích nó tí nào. Cái không thích lớn nhất là việc nhà thơ lấy cặp mắt xã hội chủ nghĩa để nhìn những bức tượng của các vị thánh trong Phật giáo, và áp đặt tư tưởng xã hội chủ nghĩa vào đó.
Đôi khi tui cũng lấy vài câu trong bài thơ để minh họa cho một ý tưởng nào đó, vì thấy nó hợp với tình huống đang viết, dù chẳng ăn nhập với ý tưởng chung của bài thơ. Chẳng hạn như:
Một câu hỏi lớn không lời đáp
Nên đến bây giờ mặt vẫn chau
Điều tui tò mò là: Mặt mũi các vị La Hán ấy như thế nào khiến ông Huy Cận ổng ngắm nghía rồi làm ra bài thơ như vậy? và Chùa Tây Phương ở đâu, mà nghe cứ như là... Tây Phương cực lạc?
Lễ cúng Bàn Vương của người Dao ở Hoàng Su Phì
Lễ cúng là dịp người Dao ở Hoàng Su Phì (Hà Giang) tỏ lòng biết ơn Sư tổ Bàn Vương, người sinh ra 12 tộc họ, đồng thời cầu nguyện cho mưa thuận, gió hòa.
Truyền truyết người Dao kể rẳng, Bàn Vương vốn là Long Khuyển Bàn Hồ, nhờ lập được công lao to lớn giết được Cao Vương (xâm lược nước Bình Vương) nên được vua Bình Vương trọng thưởng và gả công chúa cho. Bàn Vương và công chúa sinh được 6 trai 6 gái, Bình vương ban cho mỗi người một họ, trở thành 12 họ sớm nhất của người Dao. Khi Bình Vương chết, Bàn Vương lên làm vua của người Dao.
Trong những bản làng người Dao ở huyện Hoàng Su Phì (Hà Giang) còn lưu truyền câu chuyện về cái chết của Bàn Vương như sau: Tuy đã lên làm vua nhưng Bàn Vương vẫn giữ nếp sống giản dị, hay truyền dạy người Dao cách trồng cấy, dệt vải, săn bắn. Một lần vào tháng 2 âm lịch, Bàn Vương lên núi săn bắn, đuổi theo một con sơn dương, chẳng may bị sơn dương húc, ngã vào cây gù hương và mất. Từ đó người Dao làm lễ cúng giỗ Bàn Vương vào tháng hai âm lịch.
Truyền truyết người Dao kể rẳng, Bàn Vương vốn là Long Khuyển Bàn Hồ, nhờ lập được công lao to lớn giết được Cao Vương (xâm lược nước Bình Vương) nên được vua Bình Vương trọng thưởng và gả công chúa cho. Bàn Vương và công chúa sinh được 6 trai 6 gái, Bình vương ban cho mỗi người một họ, trở thành 12 họ sớm nhất của người Dao. Khi Bình Vương chết, Bàn Vương lên làm vua của người Dao.
Trong những bản làng người Dao ở huyện Hoàng Su Phì (Hà Giang) còn lưu truyền câu chuyện về cái chết của Bàn Vương như sau: Tuy đã lên làm vua nhưng Bàn Vương vẫn giữ nếp sống giản dị, hay truyền dạy người Dao cách trồng cấy, dệt vải, săn bắn. Một lần vào tháng 2 âm lịch, Bàn Vương lên núi săn bắn, đuổi theo một con sơn dương, chẳng may bị sơn dương húc, ngã vào cây gù hương và mất. Từ đó người Dao làm lễ cúng giỗ Bàn Vương vào tháng hai âm lịch.
Tết So lộc của người Nùng
Cho dù đã trôi qua hơn một tháng kể từ khi người Nùng thôn Đăk Xuân, xã Đăk Ngọk (huyện Đăk Hà) tổ chức Tết So lộc, nhưng trong tôi vẫn còn lưu lại những dấu ấn đẹp cùng những quan niệm hay của người dân về cái Tết độc đáo này.
Thôn Đăk Xuân có 84 hộ gia đình, trong đó có 74 hộ là người dân tộc Nùng. Vào ngày mùng 6 tháng 6 âm lịch hằng năm, 100% các hộ người Nùng ở thôn Đăk Xuân thường tổ chức đón Tết So lộc. Đây là Tết truyền thống gắn liền với văn hóa người Nùng, diễn ra trong vòng 1 ngày.
Từng có dịp đến thôn Đăk Xuân vào dịp Tết So lộc, rảo bước từ đầu đến cuối thôn, tôi cảm nhận được bầu không khí tươi vui, lắng nghe những tiếng cười nói, chuyện trò rôm rả phát ra từ mỗi căn nhà. Theo người dân, ngày xưa sau khi kết thúc vụ mùa, cày, bừa, cuốc xẻng được lau sạch bùn đất, xếp gọn một chỗ, bà con ngưng việc đồng áng để tổ chức Tết So lộc.
Thôn Đăk Xuân có 84 hộ gia đình, trong đó có 74 hộ là người dân tộc Nùng. Vào ngày mùng 6 tháng 6 âm lịch hằng năm, 100% các hộ người Nùng ở thôn Đăk Xuân thường tổ chức đón Tết So lộc. Đây là Tết truyền thống gắn liền với văn hóa người Nùng, diễn ra trong vòng 1 ngày.
Từng có dịp đến thôn Đăk Xuân vào dịp Tết So lộc, rảo bước từ đầu đến cuối thôn, tôi cảm nhận được bầu không khí tươi vui, lắng nghe những tiếng cười nói, chuyện trò rôm rả phát ra từ mỗi căn nhà. Theo người dân, ngày xưa sau khi kết thúc vụ mùa, cày, bừa, cuốc xẻng được lau sạch bùn đất, xếp gọn một chỗ, bà con ngưng việc đồng áng để tổ chức Tết So lộc.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)