29 thg 10, 2017

Muồng vàng Gia Lai

Ai đã từng sống ở Gia Lai mới biết nơi này thật đẹp. Gia Lai-quê hương thứ hai của tôi suốt bốn năm đại học. Với tôi, Phố núi ấy có sức hấp dẫn, quyến rũ đến lạ thường. 

Đến với Gia Lai, không chỉ để thưởng thức cà phê Phố núi với hương thơm dịu đắng, không chỉ ngắm Biển Hồ-đôi mắt Pleiku xinh đẹp và thơ mộng. Cái nắng, cái gió vùng đất Tây Nguyên đã cộng hưởng để làm nên sắc vàng của dã quỳ và đặc biệt là hoa muồng sang thu khiến bất kỳ ai cũng ngỡ ngàng, mê đắm. Chính sắc hoa muồng vàng đã tạo nên nét chấm phá đặc trưng riêng cho Gia Lai và cũng chính mảnh đất bazan ấy đã là đất lành cho những loài hoa rực rỡ như muồng vàng nương mình khoe sắc.


Những cây muồng vàng mọc quanh đồi chè Bàu Cạn luôn hấp dẫn khách du lịch. Ảnh: internet 

Thăm địa đạo Gò Thì Thùng

Những ngày tháng 7 này, đông đảo người dân trong và ngoài tỉnh hành hương về Di tích lịch sử quốc gia địa đạo Gò Thì Thùng (xã An Xuân, huyện Tuy An). 

Trong kháng chiến chống Mỹ, Bộ Tư lệnh Quân khu 5 và Tỉnh ủy Phú Yên quyết định đào địa đạo tại gò Thì Thùng. Khởi công ngày 10/5/1964 và đến tháng 8/1965 thì công trình hoàn thành với tổng chiều dài 1.948m, sâu 4,5m, rộng 0,8m. Toàn bộ địa đạo có 486 giếng, trên miệng giếng lấy gỗ đặt rầm, cách 20m chừa một cửa hông có ngụy trang. Bên trên địa đạo đặt vọng gác làm đài quan sát. Xung quanh địa đạo là một hệ thống giao thông hào chằng chịt chạy ngang dọc. Khi có địch, ta xuất hiện để đánh, đánh xong thì rút xuống địa đạo nên địch càng hoang mang. Hệ thống địa đạo này đã góp phần làm nên nhiều chiến công lịch sử.

Năm 2009, địa đạo Gò Thì Thùng được Bộ VH-TT-DL công nhận là Di tích lịch sử cấp quốc gia. Cùng với địa đạo Củ Chi (TP Hồ Chí Minh), địa đạo Vĩnh Mốc (tỉnh Quảng Trị), gò Thì Thùng là một trong ba địa đạo lớn ở nước ta, đang trở thành điểm tham quan của nhiều người khi đến vùng đất Phú Yên. 

Đông đảo học sinh vào tham quan địa đạo 

Núi A Man - Nơi có khu mộ cổ lớn nhất nước

Sách Đại Nam nhất thống chí của Quốc sử quán triều Nguyễn (tập 3, trang 66) có đề cập rằng: “So với các tỉnh khác, Phú Yên có phong tục và cách thức chôn cất người chết, làm mộ xây vôi, hơi khác (với những nơi khác)…”.

Nhà báo Phan Thanh Bình, Tổng Thư ký Hội Khoa học lịch sử tỉnh Phú Yên (bìa phải), giới thiệu 4 dạng mộ cổ với đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Huỳnh Tấn Việt (thứ 2 từ trái sang), nguyên Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Thành Quang (trái) và đại diện những người phát tâm lập đàn tràng, tu tảo những ngôi mộ cổ - Ảnh: MINH KÝ 

Phú Hòa - Biến đổi địa danh trong lịch sử

Một góc huyện lỵ Phú Hòa - Ảnh: MINH KÝ

Ngày 31/1/2002, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành Nghị định 15/2002/NĐ-CP chia TX Tuy Hòa thành hai đơn vị hành chính là TX Tuy Hòa và huyện Phú Hòa. Đến thời điểm này, địa danh Phú Hòa chính thức có tên trên bản đồ Tổ quốc nhưng trước đó nhiều thế kỷ, vùng đất Phú Hòa đã có lịch sử hình thành và phát triển với những tên gọi khác nhau.

Dốc Lã - Cảng xưa

Cảng Dốc Lã thuộc thôn Tiền Thắng, xã Bảo Khê. Năm 2004, xã Bảo Khê từ huyện Kim Động sáp nhập vào thị xã Hưng Yên nay là thành phố Hưng Yên. 

Địa danh Dốc Lã có từ lâu đời, cái tên đó đã in sâu vào trí nhớ của nhiều người, tồn tại theo thời gian, chảy trôi theo dòng lịch sử: Theo lịch sử Đảng bộ huyện Kim Động, có ghi: “Ngày 30.7.1954, Pháp rút quân khỏi bốt Dốc Lã”. Đây là một bốt lớn, thường xuyên có 200 quân đồn trú. Bốt nằm án ngữ cạnh sông Hồng, giáp quốc lộ 39A, đoạn lên dốc gọi là Dốc Lã - một vị trí quân sự trọng yếu của địch. Năm 1956 – 1957, thực hiện chủ trương hàn gắn vết thương chiến tranh, tỉnh đã chọn chân đê bốt Dốc Lã (mé bờ sông) làm bến xếp dỡ hàng hoá. Vào những năm 1960 -1962 chính thức thành lập cảng Dốc Lã trên cơ sở bến xếp dỡ cũ, với diện tích gần 2 ha thôn Tiền Thắng và một phần diện tích làng Phượng Lâu (xã Ngọc Thanh). Đoạn sông Hồng qua cảng là đoạn sông khá rộng, nước sâu nên người ta còn gọi là cảng sông Cái. Bến sông nơi đây thẳng đứng nên nhiều tàu thuyền trọng tải cỡ lớn cập bến dễ dàng. Từ mạn tàu lên bờ chỉ cần lao qua tấm ván gỗ dài vài sải tay là người lên xuống bốc dỡ thuận tiện và an toàn. Tính đến tháng 3.1964 các Ty Giao thông, Thuỷ lợi và Thương nghiệp tỉnh Hưng Yên đều đã có kho hàng tại cảng Dốc Lã. 


Trang trại trên đất cảng xưa Ảnh: Nguyễn Thanh 

28 thg 10, 2017

Cận cảnh The Reverie Saigon-Top 5 khách sạn tốt nhất thế giới

The Reverie Saigon là khách sạn duy nhất ở Việt Nam vinh dự nằm trong danh sách 50 khách sạn tốt nhất thế giới. Cùng chiêm ngưỡng vẻ đẹp sang trọng của khách sạn này nhé!

Khách sạn The Reverie Saigon - thành viên Tổ chức các Khách sạn Hàng đầu Thế giới (The Leading Hotels of the World) - vừa được Tạp chí du lịch Condé Nast Traveler danh tiếng thế giới vinh danh ở vị trí thứ tư trong danh sách 50 khách sạn tốt nhất thế giới.

Đây là kết quả được công bố từ cuộc khảo sát hơn 300.000 độc giả cho giải thưởng thường niên do người đọc bình chọn Readers Choice Awards.

Khách sạn Reverie Saigon là thương hiệu khách sạn cao cấp mới, tọa lạc trên đại lộ đẹp nhất trung tâm thành phố Hồ Chí Minh. Theo phong cách Âu Châu cổ điển, khách sạn The Reverie Saigon cung cấp hệ thống phòng lưu trú, phòng suites, căn hộ dịch vụ và các nhà hàng đẳng cấp nằm trong tòa cao ốc Times Square Việt Nam.