26 thg 7, 2017

Guốc mộc Phú Văn

Làng nghề guốc mộc truyền thống Phú Văn (phường Phú Thọ, Tp. Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương) dù đang chịu nhiều cạnh tranh của các sản phẩm giày dép chất liệu da hay nhựa của thời đại công nghiệp nhưng vẫn đang tiếp tục tồn tại, cải tiến mẫu mã để thích ứng với thị trường như minh chứng cho một sức mạnh tiềm ẩn của nét văn hóa truyền thống.

Dấu ấn của làng nghề guốc mộc Phú Văn về một thời kỳ sung túc, gắn với cái tên đường “Xóm Guốc” vốn đã được người dân gọi từ lâu đời và được chính quyền địa phương công nhận vào năm 1999.

Chúng tôi về Xóm Guốc, hỏi ai cũng biết đến gia đình ông Sáu Dẻo - người tâm huyết với nghề truyền thống của ông cha. 

Nguyên liệu để làm guốc mộc thường là gỗ loại gỗ xốp, nhẹ, dễ xẻ và dễ tạo dáng như mít, xoài.

Thác Prenn - nét duyên của nàng thiếu nữ nơi sơn cước

Những ai đi Đà Lạt nhiều lần thì hẳn không thể bỏ qua cảnh đẹp nơi thác Prenn, chỉ cách trung tâm thành phố Đà Lạt 10km. Còn với những vị khách mới đến lần đầu thì cũng dễ dàng bị hấp dẫn bởi tiếng nước reo, trải nghiệm bầu không khí mát lạnh từ thác Prenn khi vừa đến chân đèo Prenn, …

Khu du lịch thác Prenn nằm ngay cửa ngõ Đà Lạt, được coi là điểm khởi đầu về mặt địa lý trong hành trình khám phá vùng đất du lịch Đà Lạt, Lâm Đồng. Tôi thăm thác Prenn cách đây hơn 20 năm, một vẻ đẹp hoang sơ mà thân thuộc, bởi không như tôi nghĩ về các con thác hùng vĩ ở Tây Nguyên, Prenn hiện lên thật nhẹ nhàng mà cũng êm dịu như sự sắp đặt của tạo hóa: Phần gãy đổ của địa chất chỉ khoảng 10m lại khá bằng phẳng nên tạo một dòng thác hiền hòa, đổ xuống mặt hồ nước trong vắt. Nếu không có sự xáo động do dòng nước đổ xuống, chắc hẳn mặt hồ nơi này cũng phẳng lặng không khác gì mặt hồ Xuân Hương, quanh năm in bóng thông ngàn. Nhiều du khách đều cảm nhận được điều này và coi đây chính là nét độc đáo của thác Prenn trong vô số ngọn thác ở Tây Nguyên.

Tổ đình Linh Sơn Thiền tự ở Bình Định

Tổ đình Linh Sơn Thiền tự là một trong những chùa cổ ở Bình Định. Hiện còn hai câu đối do Chúa Nguyễn Phúc Khoát, Quốc chủ Từ Tế Đạo Nhân Ngự Đề: 

Hoàng cực vô cương/Nam thiên giữa tây thiên/Tứ thời trường lạc
Long đồ hữu vĩnh/Vương quốc đồng phật quốc/Vạn cổ giai xuân. 

Trải qua thời gian và ảnh hưởng bởi chiến tranh mà hai biển ngự đề trên đã hư hại, trụ trì Thích Đồng Tuệ hiện đã cho phục chế. 

Ngoài hai liễn đối trên thì chùa còn giữ đại hồng chung đúc năm 1804 mang nhiều vết đạn do hồi chiến tranh. Theo Lộc Xuyên Đặng Qúi Địch dịch nghĩa trên Văn chuông chùa Linh Sơn viết: “Nước Đại Viết, trấn Quảng Nam, phủ Qui Nhơn, huyên Phù Ly, xã Nha Đăng, phường Đại An, ấp Đại Ân…Vận trời năm Giáp tí (1804) tháng 5 ngày tốt đúc chuông này bằng đồng nặng hai đấu năm thưng. Và trụ trì chùa Linh Sơn Thiền tự lúc này là Sa môn Pháp danh Tổ Chúc, Pháp tự Thiển Chẩn cùng các bậc tăng chúng trong chùa và nhân dân trong vùng dâng cúng.

Thăm chùa Ông Đá

Chùa Nhạn Sơn (chùa Ông Đá) mà dân địa phương thường hay gọi chùa ông Đỏ ông Đen, vì trong chùa hiện giữ hai pho tượng đá khổng lồ, một sơn đen, một sơn đỏ, Thuộc thôn Nhạn Tháp xã Nhơn Hậu huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định cách thành phố Quy Nhơn 23 km về phía Tây Bắc.

Chùa được xếp hạng di tích cấp quốc gia năm 2001 với nội dung là "Di tích kiến trúc nghệ thuật, nơi lưu giữ hai pho tượng môn thần - tác phẩm điêu khắc Chăm thế kỷ XIII".

Sách Đại Nam nhất thống chí chép về chùa “…chùa Ông Đá, ở thôn Nhạn Tháp, huyện Tuy Viễn, về phía Nam thành Chà Bàn. Trong chùa có hai tượng đá, đứng hai bên nhìn nhau trên viên đá vàng, mình cao hơn 6 thước, lưng rộng hơn 5 thước, một pho sơn son, một pho sơn đen, thầy chùa chế áo xiêm, mũ đai bằng vải vẽ hình mây rồng mặc vào, trông như hình người còn sống”.

Có nhiều truyền thuyết về hai pho tượng cổ này, và theo Đồ Bàn Thanh Ký của Hoàng giáp Nguyễn Văn Hiển viết năm 1860 thì “Bên cạnh núi Nhạn Tháp có chùa ông Đá, tương truyền hai ông đá là tượng Phật Thích Ca và tượng Phật Lạc Đa. Có nhiều người lại bảo đó là ông Thiện và ông Ác.”

Ấn Độ huyền bí giữa Sài Gòn: Chốn cầu nguyện linh thiêng

Người Sài Gòn tin rằng đền thờ Bà Mariamman rất thiêng, do đó có rất nhiều người Việt đến làm lễ ở đền, bên cạnh những người gốc Ấn... 

Tọa lạc ở số 45 Trương Định, Q.1, đền thờ Bà Mariamman (người Việt thường gọi là chùa Bà) là ngôi đền Hindu giáo lớn và nổi tiếng nhất trong ba ngôi đền Hindu tại TP HCM ngày nay. 

24 thg 7, 2017

Nét đẹp trong trang phục dân tộc Brâu

Cũng giống như các dân tộc Tây Nguyên, trang phục dân tộc Brâu dù đơn giản nhưng vẫn toát lên vẻ thanh thoát với màu sắc tinh tế, nhẹ nhàng.

Trước đây bà con dân tộc Brâu dệt áo bằng vỏ cây rừng. Người ta lấy vỏ cây, đập, vắt lấy nước, nấu với nước sôi để dệt thành áo. Nhưng bây giờ bà con không sử dụng thứ ấy nữa. Bây giờ bà con thực hiện nghề thủ công dệt vải, đan vải.