4 thg 5, 2016

Nhớ cá cháo một nắng

Những ngày này, người dân đâu đâu cũng nói về cá chết, có buồn chăng khi tôi nhớ về mùa cá cháo. Mùa biển đầu năm, cá cháo (có nơi còn gọi là cá khoai) xuất hiện nhiều ở biển miền Trung. 


Loại cá này mấy năm mới “trở lại” với ngư dân một lần, mà lần nào cũng nhiều. Những người dân đi đánh lưới dọc các bờ biển mỗi buổi thường mang về rất nhiều cá. 

Cá cháo có thân mình dài tròn, màu trắng, không vảy, có vây, không xương dăm nhưng xương sống nhỏ, thịt mềm thơm ngọt, dễ tan rữa nên người ta gọi là cá cháo. 

Về nơi có Nước mạch Bà, trà Phú Hội

Thấy tôi đăng ảnh kèm câu phương ngôn: “Nước giếng Nghè, chè đồi Ninh” (ở thôn Ninh Sơn, thị trấn Chúc Sơn, huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội) lên facebook, một người bạn để lại lời nhắn: “Ở xã Phú Hội, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai cũng có câu “Nước mạch Bà, trà Phú Hội” đấy”. Thế là tôi gói ghém trà cụ, tức tốc lên đường.

Rỉ rả luồn lách khắp vùng

Đến Phú Hội, nghe người dân kể rằng có một mạch nước ngọt rất lớn mà từ mạch ấy sinh ra không biết bao nhiêu mạch con, cháu nên mạch nước ấy gọi là mạch Bà. Mạch nước lộ thiên hoặc chạy ngầm nhằng nhịt, rả rích khắp vùng, góp phần hình thành xã miệt vườn nổi tiếng về các loại cây ăn trái (sầu riêng, măng cụt, bòn bon, mít…) và trà. Anh Lê Hà Sơn, chủ một nhà vườn, tổng kết: “Mạch chạy qua vườn nhà nào thì chỉ cần đào xuống đất nửa thước là nước cứ tuôn trào một dòng trong vắt, mát lạnh, rất thơm và ngọt”.

Nước Mạch Bà, trà Phú Hội

Với giọng khẽ khàng, bà Nguyễn Thị Tơn - cán bộ phụ nữ xã Phú Hội (huyện Nhơn Trạch) cho biết: "Trước Tết, nhiều người ở tỉnh về tìm mua trà Phú Hội dữ lắm. Giá 1 kg trà lên đến 60.000 đồng mà kiếm cũng không ra!".

Trà Phú Hội chính gốc khi pha ra có nước màu đỏ bầm rất đẹp và có hương vị thơm ngon riêng không lẫn với các trà khác được. Có lẽ suy diễn từ câu ca dao phổ biến lâu năm ở Đồng Nai: "Nước Mạch Bà, trà Phú Hội" nhiều người cho rằng trà Phú Hội phải được pha bằng nước Mạch Bà mới ngon. Thực ra Mạch Bà là một hệ thống mạch nước ngầm chảy qua địa bàn xã Phú Hội đã góp phần hình thành xã miệt vườn nổi tiếng về các loại cây ăn trái, cây trà. Suối Mạch Bà chảy qua Phú Hội còn có những đoạn lộ thiên được dùng làm nơi tắm rửa, sinh hoạt cho người dân miệt vườn. Nhiều nhà còn đóng giếng khai thác nguồn nước tự phun chảy này làm nước uống, tưới cây. Nước Mạch Bà trong mát và sạch sẽ, nấu sôi pha trà Phú Hội uống rất ngon miệng. Nhưng cùng giống trà ở Phú Hội mà đem trồng ở các vùng đất bị nhiễm phèn thì trà này pha chế ra dù có lấy nước ở Mạch Bà vẫn cho ra màu đen, uống rất dở. Vì vậy, chính vùng đất trồng trà có mạch nước ngầm bên dưới này mới thực sự tạo ra hương vị thơm ngon của trà Phú Hội.

'Giếng lộ vàng' và ngôi miếu thiêng ở thành Nghệ An

Một đoạn tường thành còn lại trên núi Lam Thành Ảnh: Khánh Hoan 

Trên núi Lam Thành bên sông Lam (thuộc H.Hưng Nguyên, Nghệ An) hiện vẫn còn những bức tường thành bằng đá của thành cổ Nghệ An, nơi đã chứng kiến khí tiết của Nguyễn Biểu trong cuộc chiến chống giặc Minh và ẩn chứa nhiều chuyện kỳ bí.

Dân gian gọi thành cổ này là thành Trương Phụ. Theo sử sách, năm 1406, nhà Minh kéo 20 vạn quân sang xâm lược nước ta. Trương Phụ là tướng của nhà Minh, kéo quân đến chiếm giữ núi Lam Thành, xây thành làm căn cứ với mục đích cướp nước ta lâu dài.

Đặc sắc bộ trang phục Thái cổ có một không hai ở Nghệ An

Canh cánh nỗi lo phai nhạt bản sắc văn hoá dân tộc mình, bà Lương Thị Lan (ở bản Mác, xã Thạch Giám, huyện Tương Dương, Nghệ An) không quản ngại thời gian, công sức và tiền của để có bộ sưu tập trang phục Thái cổ giá trị.

Xuất phát từ thực tế trang phục dân tộc Thái đang biến đổi dần theo xu thế hiện đại, bà Lương Thị Lan quyết định sưu tầm những bộ trang phục cổ, còn giữ được nguyên bản để con cháu đời sau hiểu rõ hơn về trang phục của dân tộc mình. Sau gần 20 năm đi khắp các bản làng gần xa để tìm mua, hiện nay bà Lan đã có bộ sưu tập hàng chục chiếc gồm váy, áo, khăn... 

Kỳ lạ dòng sông 2 màu ở Nghệ An

Sông Lam được hợp lưu từ 2 con sông Nậm Mộ và Nậm Nơn tại ngã ba Cửa Rào (xã Xá Lượng – Tương Dương). Gần đây, thời tiết vùng cao thường có mưa lớn, tuy nhiên do lượng mưa phân bố không đều nên vào một số thời điểm trong ngày dòng sông chia 2 màu khác biệt. Sông Nậm Mộ đục ngầu còn bên kia sông Nậm Nơn vẫn xanh trong. 

Ngã 3 Cửa Rào - nơi hợp lưu của 2 con sông Nậm Mộ và Nậm Nơn. Sông Nậm Mộ chảy xuống đục ngầu còn sông Nậm Nơn vẫn xanh trong.