20 thg 5, 2015

Về thăm nhà lưu niệm Bác Hồ ở Huế

Ngôi nhà gỗ lợp mái lá đơn sơ, nơi Bác Hồ từng sống ở làng Dương Nổ (xã Phú Dương, H.Phú Vang, Thừa Thiên - Huế) đem lại cho chúng tôi nhiều cảm xúc bởi vẻ yên bình, xanh mát cùng những dấu tích của Người.

Lối vào nhà 

Đây là ngôi nhà Bác Hồ đã sống từ năm 1898 đến 1900, khi Người cùng anh trai Nguyễn Sinh Khiêm theo cha Nguyễn Sinh Sắc về đây dạy học. Tại lớp học của cha trong ngôi nhà này, Bác Hồ đã được học những chữ Hán đầu tiên. 

Hè lên Cát Tiên ngủ rừng

Cát Tiên, khu bảo tồn thiên nhiên có sự đa dạng và phong phú về mặt nghiên cứu sinh học, sẽ là điểm đến hoàn hảo cho bạn khám phá và trải nghiệm vào mùa mưa này. 

Đến Vườn quốc gia Cát Tiên, du khách sẽ được tham quan và trải nghiệm nhiều điều thú vị - Ảnh: Xuân Lộc 

Những ngày tháng 5, chúng tôi có dịp đến với Cát Tiên trong chuyến hành trình hai ngày để khám phá và tìm hiểu nhiều điều thú vị còn đang ẩn chứa trong những khu rừng già sâu thẳm.

18 thg 5, 2015

Tản mạn về tên gọi Cổ Chiên

Ngày hôm qua, 16/05/2015, đã thông xe cầu Cổ Chiên, nối liền Trà Vinh và Bến Tre. Tôi đã nhiều lần đi từ Bến Tre qua Trà Vinh trên chuyến phà Cổ Chiên, nên đọc thông tin này lại nhớ đến những phút giây bồng bềnh trên sông nước Cổ Chiên.

Trên những chuyến phà này

Chùa cổ Mỹ Thiện

Chùa Mỹ Thiện thuộc địa bàn phường Mỹ Đông (Tp. Phan Rang–Tháp Chàm), được xây dựng vào khoảng năm 1856 và vị tổ khai sơn là Hòa thượng Bảo Tạng. Điều này được khẳng định bởi bài vị của Ngài hiện còn được tôn thờ tại nhà Hậu Tổ. Ngoài khai sơn Mỹ Thiện tự, trên bước đường vân du của mình, Hòa thượng Bảo Tạng còn thành lập nhiều ngôi già lam khác: chùa Đông Nhạc, Thiên Thai Tây Hồ tự, chùa Trà Cang…

Về tổng thể, Mỹ Thiện tự được xây dựng theo một trong những lối kiến trúc truyền thống là mô hình chữ “khẩu” (口). Bố cục gồm: Chánh điện, nhà Tổ, Đông lang và Tây lang. Điều đặc biệt là ngôi Chánh điện được kết cấu với dáng cổ lầu độc đáo nên nhìn từ xa ngôi chùa cổ lại trông tựa như một cổ đình vậy. Xen kẽ với công trình kiến trúc là không gian xanh được bài trí linh hoạt tạo cho ngôi cổ tự một sức sống “tĩnh mà động” mang nét rất riêng.

Một góc Mỹ Thiện tự thuộc địa bàn phường Mỹ Đông.

Chùa Cái Bầu - chốn tâm linh giữa trời mây, non nước…

Dịp Xuân mới, chúng tôi thăm chùa Cái Bầu ở thành phố biển Quảng Ninh, chốn tâm linh có kiến trúc phong thủy hài hòa bên vịnh Bái Tử Long. Đây được biết đến là nơi cửa biển gắn với bao chiến công hiển hách của các đời anh hùng hào kiệt từng giữ vững chốt địa đầu của vùng Đông Bắc. 


Chùa Cái Bầu ở thôn 1, xã Hạ Long, huyện Vân Đồn, còn có tên gọi Thiền viện Giác Tâm, một trong hai thiền viện Phật giáo lớn của Quảng Ninh. Chùa Cái Bầu - Thiền viện Giác Tâm được xây dựng trên nền chùa Phúc Linh Tự (có từ thời Trần cách đây trên 700 năm). Vùng đất linh thiêng này cũng là nơi còn ghi dấu những chiến công trong cuộc chiến chống quân Nguyên Mông xâm lược của nhà Trần. 

Chùa Đống Lân nơi non nước Cao Bằng

Chùa Đống Lân, nằm trên gò con lân ở thế đất đẹp, cao ráo... Theo truyền tụng cũng như ghi chép, thì chùa nằm trên các lớp lang văn hóa gắn chặt với vùng non nước Cao Bằng một dải này.

Từ thành phố Cao Bằng, trên đường đến di tích hang Pác-Bó (huyện Hà Quảng), ngay bên tay phải có ngôi chùa. Con đường khá vắng, ngôi chùa lặng yên... Cổng chùa khép hờ, trong là khoảng sân rộng đung đưa hoa nắng khi ánh sáng chiếu xuyên qua những tàng cây... Chúng tôi tìm thấy những phút giây bình yên lạ lùng của sớm đầu hè khi thăm ngôi chùa vùng biên viễn này. 

Phật giáo đến với vùng đất Cao Bằng có lẽ từ thời Lý- Trần, nhưng phát triển vào thời Lê- Mạc, từ khi vương triều Mạc đóng đô ở đây. Cũng như vậy, chùa Đống Lân có từ thời nhà Lý, sau vua Mạc Kính Cung cho xây dựng khang trang để Hoàng hậu, Công chúa có nơi tụng kinh niệm Phật. 

Tam quan chùa Đống Lân