17 thg 11, 2023

Vũng Tàu - nơi biển xanh vẫy gọi

Vũng Tàu là thành phố du lịch đa dạng về cảnh quan, vị trí địa lý thuận lợi, khí hậu ôn hòa quanh năm. Ảnh: Lê Minh/ Báo ảnh Việt Nam

Là một trong những thành phố biển đẹp nhất Việt Nam, Vũng Tàu được xem là điểm đến du lịch hấp dẫn của du khách, với vẻ đẹp thiên nhiên cùng nhiều điểm du lịch thú vị, bờ cát trắng trải dài, nước biển trong xanh, không khí mát lành.

Cách trung tâm TP Hồ Chí Minh khoảng 110 km về phía Đông, Vũng Tàu có đường bờ biển trải dài 20km, nằm nhô hẳn ra khỏi đất liền như một dải đất. Nơi đây có rất nhiều bãi biển sạch và đẹp, quanh năm thu hút đông đảo khách du lịch.

16 thg 11, 2023

Khám phá Nhà tù Côn Đảo

Nhà tù Côn Đảo (huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) được ví như là “Trường học Cộng sản” - là nơi rèn luyện phẩm chất, ý chí của các chiến sĩ cách mạng trong kháng chiến chống Pháp và Mỹ, và hôm nay là nơi giáo dục truyền thống đấu tranh anh dũng, lòng yêu nước, tinh thần bất khuất của các bậc tiền bối cho thế hệ trẻ hôm nay và mai sau.

Du khách thăm quan Trại Phú Thọ trong hệ thống Di tích lịch sử Nhà tù Côn Đảo.

14 thg 11, 2023

Khám phá Bảo tàng Văn hóa Nghệ thuật Đông Dương

Bảo tàng Văn hoá Nghệ thuật Đông Dương (thành phố Hải Phòng) hiện đang lưu giữ và trưng bày trên 15.000 hiện vật với niên đại từ hàng trăm năm cho đến hàng ngàn năm tuổi. Đây là bảo tàng tư nhân được gây dựng bởi niềm đam mê lịch sử và tình yêu nghệ thuật của doanh nhân Cao Văn Tuấn.

Không gian tầng 1 là không gian trưng bày chính của Bảo tàng Văn hóa Nghệ thuật Đông Dương.

Tuy công việc chính là kinh doanh, nhưng doanh nhân Cao Văn Tuấn (62 tuổi ở Hải Phỏng) có một niềm đam mê mãnh liệt với văn hóa nghệ thuật. Ông bắt đầu sưu tập cổ vật và các tác phẩm hội họa, điêu khắc từ khi đang ở độ tuổi đôi mươi. Ban đầu chỉ là những món đồ trao đổi qua lại giữa những người cùng sở thích, hoặc săn tìm từ các ông chủ đồ cũ, thậm chí là mua lại từ những người bán phế liệu. Sau này, đến khi làm ăn phát đạt, ông có nhiều cơ hội sưu tầm hơn từ mối quan hệ thân thiết với nhiều họa sĩ, nhà sưu tầm. Ngay từ đầu, ông Tuấn đã định hướng rõ quan điểm sưu tầm của mình là sự kỹ càng về nguồn gốc, tiểu sử và những câu chuyện liên quan đến cổ vật đó.

Đến nay, ngoài 300 tác phẩm hội họa, trong đó có nhiều tác phẩm của các danh họa mỹ thuật Đông Dương thì trong bộ sưu tập của Cao Văn Tuấn có tới 15.000 hiện vật với khoảng 2.000 cổ vật quý hiếm. Đây là thành quả của quá trình hàng chục năm trời, ông đi khắp đất nước để săn tìm cổ vật và là nền tảng để tạo dựng nên Bảo tàng Văn hóa Nghệ thuật Đông Dương rộng hơn 1.000 m² trong một vườn cây rộng hơn 1,3 héc-ta.



Mái nhà thời Lý (thế kỷ 11) với các chi tiết ống tơ, lá đề, đầu đao rồng với tỉ lệ 1/1 chuẩn bản vẽ được ông Cao Văn Tuấn phục dựng lại.

Từ khi bén duyên với đồ cồ, ông Tuấn luôn nuôi dưỡng ý tưởng xây dựng bảo tàng nhưng mãi vài năm gần đây ý tưởng đó thành hiện thực. Dạo bước qua các gian trưng bày theo chuyên đề của bảo tàng mới thấy hết công sức của ông Cao Văn Tuấn. Dàn đèn bên trong các khu trưng bày được bố trí công phu, khiến cho những tác phẩm tranh, điêu khắc và cổ vật hiện lên lung linh, tinh tế. Trong suốt quá trình hoàn thiện bảo tàng, ông Tuấn đã phải tham khảo ý kiến của nhiều chuyên gia, từ việc sử dụng ánh sang, bố trí cổ vật theo thời gian hay không gian, sự kiên kết của các cổ vật khi trưng bày…

Theo lý giải của ông Tuấn, bộ sưu tập đồ gốm từ thời đại Đông Sơn đến thế kỷ 20 được bài trí theo dòng thời gian. Trong khi đó, những món đồ thờ, tượng cổ, được bố trí theo không gian.





Tầng 1 của bảo tàng là không gian trưng bày chính. Du khách có thể vào các hầm kho xem “Hùng thư bảo điện” (ban thờ của người Nhật) hay những hũ nhỏ xinh đựng gia vị có từ thuở Hai Bà Trưng dựng nước được xếp tầng tầng, lớp lớp. Chiếc trống đồng Đông Sơn tiêu biểu cho Văn hóa Đông Sơn (thế kỷ 7 TCN – thế kỷ 6 CN) của người Việt cổ với ngôi sao nhiều cánh ở giữa mặt trống tượng trưng cho thần Mặt trời vẫn còn khá nguyên vẹn.

Sau khi tham quan hết khu trưng bày tại tầng 1 thì du khách sẽ được hướng dẫn lên tầng 2 để chiêm ngưỡng các hiện vật gốm, đá, đồ đồng gồm binh khí, thạp, đĩa, hũ, bình hay đồ trang sức từ văn hóa Phùng Nguyên (cách nay gần 4.000 năm) đến thời Lý, Trần, Mạc… rồi nhà Nguyễn đều được nâng niu, đánh số.






Ngoài ra, bảo tàng còn lưu giữ những cổ vật đặc biệt, có giá trị lịch sử lâu đời như đôi câu đối cổ ca ngợi công ơn Đức Vương Ngô Quyền có niên đại thế kỷ 18, lư hương triều Lê trung Hưng thế kỷ 16-17) hay bộ ba pho tượng Đệ nhất thành mẫu Liễu Hạnh (Mẫu Thượng Thiên, Mẫu Thượng Ngàn và Mẫu Thoải) – một “tứ bất tử” trong truyền thống thờ phụng của người Việt, bức tượng Phật bà quan âm thiên thủ thiên nhãn và nhiều hiện vật khác…

Bảo tàng Văn hóa Nghệ thuật Đông Dương được UBND thành phố Hải Phòng cấp phép hoạt động với hình thức bảo tàng ngoài công lập dưới sự quản lý của Sở Văn hóa và Thể thao thành phố Hải Phòng và chính quyền địa phương. Hiện tại, Bảo tàng đang mở cửa miễn phí cho du khách và hứa hẹn trở thành địa chỉ đỏ cho du khách ưa thích khám phá văn hóa và nghệ thuật Đông Dương.

Bài: Công Đạt -  Ảnh: Thanh Giang

13 thg 11, 2023

Những bài thơ cổ khắc trong hang núi ở xứ Thanh

Động Hồ Công nằm trên đỉnh núi Xuân Đài (xã Ninh Khang, huyện Vĩnh Lộc) từng được nhiều vua chúa, danh nho đến tham quan rồi cho khắc thơ lên vách đá, ca ngợi cảnh đẹp nơi đây.


Động Hồ Công thuộc vùng đệm, cách di sản văn hóa thế giới Thành nhà Hồ khoảng 5 km về hướng đông nam. Từ thành phố Thanh Hoá, đi theo quốc lộ 45 hơn 40 km là đến dãy Xuân Đài, ven bờ sông Mã.

12 thg 11, 2023

Sức sống nghề chạm khắc đá Kính Chủ


Nghề chạm khắc đá Kính Chủ ở thị xã Kinh Môn (Hải Dương) phát triển rực rỡ vào thời Lê (thế kỷ XIV). Trải qua bao thăng trầm lịch sử, nghề chạm khắc đá vẫn được gìn giữ và phát huy giá trị đến ngày nay
.

Cận cảnh tháp nước Hàng Đậu sắp mở cửa đón khách tham quan

Sau khi tu sửa trở thành không gian nghệ thuật, tháp nước Hàng Đậu, Hà Nội, sẽ mở cửa cho khách tham quan từ ngày 17/11 đến 31/12.

Tháp nước Hàng Đậu là công trình xây dựng năm 1894, nằm tại ngã sáu của các phố Hàng Than, Hàng Lược, Hàng Giấy, Hàng Đậu, Quán Thánh và Phan Đình Phùng (quận Ba Đình, Hà Nội) nhằm phục vụ việc cung cấp nước sạch cho binh lính và công dân của Pháp trong thời gian đô hộ tại Hà Nội. Tháp được xây bằng đá hộc, hình trụ tròn, đường kính 19 m, cao 3 tầng, mái có hình chóp nón, ở giữa có cột thu lôi.

Đến với Hoa Tiến mộc mạc và nên thơ

Cách Hà Nội chừng 300km, điểm du lịch cộng đồng Hoa Tiến ở xã Châu Tiến, huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An là một điểm đến hấp dẫn khách du lịch khi đến với Khu dự trữ sinh quyển thế giới Tây Nghệ An.

Là khu dự trữ sinh quyển thứ 6 của Việt Nam, khu dự trữ sinh quyển thế giới Tây Nghệ An vừa kỷ niệm 16 năm được UNESCO ghi danh. Nơi đây có nguồn tài nguyên thiên nhiên vô cùng phong phú, như hệ sinh thái, hệ động thực vật đa dạng; có nhiều cảnh quan tự nhiên độc đáo như thác nước, hang động, hệ thống khe suối, các quần thể cây cổ thụ và rừng nguyên sinh... Đặc trưng lớn nhất ở đây là sự đa dạng và đậm đà về bản sắc văn hoá của các nhóm dân tộc thiểu số: Thái, Thổ, Khơ Mú, Ơ Đu và Mông.

Các cọn nước ở bản Hoa Tiến.

Đổ xô đến mũi Nghinh Phong đón bình minh

Nhiều du khách gần đây đổ xô đến Mũi Nghinh Phong để ngắm bình minh, không ngại dậy từ 3h để chọn được chỗ view đẹp.

Mũi Nghinh Phong hiện nổi lên là "điểm ngắm bình minh đẹp" được khách du lịch tìm đến. Đây là một mũi đất dài nhô ra biển tọa lạc tại phía nam bán đảo Vũng Tàu, sau lưng là núi, trước mặt là biển. Mũi biển nằm giữa bãi Sau và bãi Dứa, quanh năm lộng gió, nhiều đá ngầm và các vách đá nguy hiểm.

Chị Thanh Thủy, người Vũng Tàu đang sống ở TP HCM, cho biết cách đây 5 ngày đã may mắn "săn" được bình minh trên mũi Nghinh Phong. Chị biết đến mũi biển này từ lâu nhưng mọi lần chỉ chạy xe ngang qua và không mấy ấn tượng. Gần đây xem được những đoạn video review trên mạng xã hội chị mới để ý và tìm đến vì tò mò. Chị có mặt ở mũi Nghinh Phong lúc 4h30 nhưng các bãi đất trống quanh khu vực này đều kín người ngồi "chờ" mặt trời mọc.

Du khách uống cà phê, săn bình minh trên mũi Nghinh Phong. Ảnh: Thanh Thủy

11 thg 11, 2023

'Thung lũng vàng' của Lạng Sơn

Bắc Sơn được gọi là 'thung lũng vàng' của Lạng Sơn bởi khung cảnh những cánh đồng lúa chín vàng trải dài, được bao bọc bởi những dãy núi đá vôi hùng vĩ.


Không phải những thửa ruộng bậc thang xếp chồng từng lớp, mùa vàng ở thung lũng Bắc Sơn là những cánh đồng lúa bằng phẳng, trải dài ngút tầm mắt.

Bắc Sơn là huyện miền núi nằm về phía Tây của tỉnh Lạng Sơn, cách TP Lạng Sơn khoảng 85 km. Thung lũng Bắc Sơn được bao bọc bởi những dãy núi đá vôi trùng điệp, cánh đồng lúa rộng lớn đan xen những nếp nhà sàn của người dân Tày, Nùng, Dao.

Chợ phiên Măng Đen

Chợ phiên Măng Đen là nơi giúp du khách tìm hiểu bản sắc văn hóa của người dân bản địa, đồng thời có thể thưởng thức những đặc sản địa phương.


Thị trấn Măng Đen nằm ở độ cao 1.200 m so với mực nước biển, nơi đây được bao bọc bởi rừng nguyên sinh, rừng thông và rất nhiều hồ, sông, suối, thác tạo nên cảnh quan độc đáo và không khí mát lành quanh năm.

Chợ phiên Măng Đen là hoạt động mới do huyện Kon Plông kết hợp Hội du lịch Măng Đen tổ chức, bắt đầu từ ngày 7/10 tại khuôn viên đồi thông, Quảng trường trung tâm huyện Kon Plông. Phiên chợ được thành lập nhằm tạo không gian trưng bày kiến trúc, văn hoá và ẩm thực địa phương, thu hút du khách, thúc đẩy dịch vụ du lịch, thương mại của tỉnh.