31 thg 7, 2021

Ca khúc "Về Đồng Nai"

Ca khúc Về Đồng Nai được nhạc sĩ Xuân Hồng sáng tác năm 1984 và trong nhiều năm từ giữa thập niên 1980 được phát thường xuyên trên đài phát thanh Đồng Nai (hồi đó chưa có truyền hình Đồng Nai, và nghe hát chủ yếu qua loa phường). Thường xuyên đến mức tưởng như nhạc hiệu của đài. 

Khách quan mà nói, đây chưa phải là một ca khúc xuất sắc của nhạc sĩ Xuân Hồng, nhưng được nghe thường xuyên và lời ca êm dịu, tha thiết nên tui vẫn nhớ hoài và ghi lại kỷ niệm một thời.


Mùa mưa hái nấm trong rừng thông Đà Lạt

Dưới những tán thông xanh mát, từng cụm nấm gan bò, trứng gà, kaki vàng, san hô... mọc trên đất chờ người đi rừng thu hoạch.

Mùa mưa Đà Lạt kéo dài từ tháng 5 đến khoảng tháng 10 hàng năm, đây cũng là mùa của nấm rừng sinh sôi sau những cơn mưa dầm. Dịp này như một thói quen của nhiều cư dân phố núi, mọi người vào rừng thông hái nấm về chế biến đủ món ngon bình dị. Du khách có thể liên hệ với những người chuyên đi rừng tại Đà Lạt nếu muốn tham gia hoạt động này.

Người hái nấm thường vào rừng thông lúc sáng sớm, khi nắng vừa lên, thời tiết cũng ấm dần không quá buốt. Mỗi rừng thông ở Đà Lạt đều có nấm mọc tùy số lượng ít hay nhiều, những khu vực như rừng thông hồ Tuyền Lâm, hồ Suối Vàng, rừng Xuân Thọ... được biết đến là nơi nhờ có nhiều loại nấm rừng thơm ngon.

Nấm san hô dễ nhận diện vì hình dáng và màu sắc không khác gì cây san hô đá.

Thịt quay đòn giòn rụm ở làng cổ Đường Lâm

Phần bì vàng ươm, ít mỡ giòn tan và thơm lừng, vị lạ lạ, đặc trưng của lá ổi. Miếng thịt ngọt, thơm mùi mật ong và húng lìu...

Chiếc đòn gánh gắn liền với văn hoá của người Việt từ bao đời nay. Người bán hàng rong sử dụng đòn gánh bằng tre có độ uyển chuyển cao để gánh nhẹ hơn, bớt đau vai. Tới thăm làng cổ Đường Lâm, du khách sẽ có cơ hội thưởng thức món thịt được cuốn gọn vào những chiếc đòn tre ấy, mang đậm dấu ấn hồn quê của một ngôi làng cổ.

Tương truyền, vua Ngô Quyền khi thắng trận trên sông Bạch Đằng đã chiêu đãi quân sĩ bằng món thịt quay đòn. Người dân Đường Lâm tự hào về lịch sử này và giữ nguyên cách chế biến truyền thống từ thời đó. Đây cũng là đặc sản dân làng mời khách từ phương xa tới.

Thịt quay đòn gánh với lớp bì vàng ươm, giòn rụm, bắt mắt mọi thực khách ghé thăm phiên chợ sáng tại Đường Lâm. Ảnh: Trung Nghĩa

Ngôi đền 500 tuổi bên sông Ngàn Phố

Đền Trúc nằm bên bờ sông Ngàn Phố, xã Tân Mỹ Hà, huyện Hương Sơn, thờ hai dũng tướng thời vua Lê Lợi là Trần Lệ và Trần Đạt.


Đền Trúc được xây dựng vào thế kỷ 16 trên khu đất rộng hàng nghìn m2 ở thôn Tân Hồ, xã Sơn Tân, nay là xã Tân Mỹ Hà, huyện Hương Sơn. Đền thờ Trần Lệ và Trần Đạt, hai dũng tướng thời vua Lê Lợi.

Đền nằm bên bờ sông Ngàn Phố. Sông có tên khác là sông Phố, là phụ lưu của sông La, chảy chủ yếu trong địa phận huyện Hương Sơn. Con sông là một danh thắng nổi tiếng của Hà Tĩnh, từng đi vào thơ ca, nhạc họa.

26 thg 7, 2021

Vườn hoa tường vi cổ thụ ở Thanh Hóa

Nằm trên đại lộ CSEDP, phường Đông Vệ, thành phố Thanh Hóa, hàng trăm gốc tường vi cổ thụ bung nở đang trở thành địa điểm check-in lý tưởng giữa lòng thành phố.

Mãn nhãn với vườn hoa tường vi cổ thụ, giới trẻ tha hồ check-in

Xôi cá cơm Nha Trang - món ăn bình dân mà hấp dẫn

Phần xôi dẻo mịn, dậy mùi thơm ăn kèm với cá cơm rim mặn cùng chút nước sốt, trứng, mỡ hành béo ngậy khiến thực khách thưởng thức một lần là nhớ mãi hương vị của đặc sản biển Nha Trang.

Không chỉ là địa điểm du lịch nổi tiếng bởi cảnh quan thiên nhiên xinh đẹp, Nha Trang còn hấp dẫn, thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước với nền ẩm thực phong phú, gồm vô số món ngon "có một không hai".

Ngoài những đặc sản nức tiếng như bánh xèo, bánh căn, nem nướng, bánh canh chả cá…, ở vùng biển này còn có một món ngon rất được lòng người dân địa phương. Đó chính là xôi cá cơm.

Xôi cá cơm - món ăn sáng không bao giờ ngán của người Nha Trang (Ảnh: @chanlovefoods).

Món cháo "nội tạng" ăn kèm bún lạ miệng, chỉ bán vài tiếng/ngày ở An Giang

Có cách chế biến khá giống cháo lòng miền Bắc nhưng món cháo vùng Tri Tôn (An Giang) lại được nấu cùng nội tạng bò với hương vị lạ miệng, ăn kèm bún tươi hoặc bánh mì rất hấp dẫn.

Nếu có dịp ghé thăm An Giang, du khách không chỉ được chiêm ngưỡng khung cảnh núi non kỳ thú, hùng vĩ của một vùng bán sơn địa mà còn được khám phá, thưởng thức nền ẩm thực phong phú nơi đây.

Ngoài những đặc sản nức tiếng như mắm Châu Đốc, chè thốt nốt, bánh bò, gà hấp lá chúc,... ở An Giang còn có một món ngon bình dân nhưng hấp dẫn mọi thực khách gần xa. Đó là món cháo bò.

Cháo bò là một trong những món ăn nổi tiếng ở thị trấn Tri Tôn (An Giang), được nấu giống cháo lòng miền Bắc nhưng sử dụng nguyên liệu là nội tạng bò và thịt bò tươi (Ảnh: Đặc sản Tri Tôn).

Bánh xèo tép Biển Hồ

Trong làn sương trên Biển Hồ, ngư dân vớt tép tươi trong vó đem về làm bánh xèo, món ăn mang vị đậm đà khó quên.

Biển Hồ (hồ T’nưng) là điểm du lịch nổi tiếng Gia Lai, địa danh gắn với câu hát "đôi mắt Pleiku Biển Hồ đầy" có mặt hồ rộng lớn, là nguồn cung cấp nước sạch cho thành phố Pleiku. Cuộc sống ngư dân quanh vùng Biển Hồ dựa vào nguồn thủy sản phong phú như cá, tôm, tép... Món bánh xèo tép Biển Hồ cũng từ đây mà ra, tạo nên một nét đặc trưng cho ẩm thực phố núi.

Biển Hồ mênh mông nước, huyền ảo trong sương, mang đến bức tranh lao động đẹp và yên bình.

23 thg 7, 2021

Xóm cổ Hoài Khao ở Cao Bằng

Khung cảnh, nếp sống yên bình của xóm của người Dao Tiền tại thung lũng ruộng bậc thang Hoài Khao, huyện Nguyên Bình như níu chân du khách.


Toàn cảnh thung lũng Hoài Khao nằm ở độ cao gần 1.000 m so với mực nước biển thuộc xã Quang Thành, cách trị trấn Nguyên Bình, huyện Nguyên Bình khoảng 20 km và cách TP Cao Bằng khoảng 60 km.

Bộ ảnh "Bình yên xóm cổ Hoài Khao" dưới đây do hai nhiếp ảnh gia Hà Kim Cương và Nguyễn Sơn Tùng, sống tại Cao Bằng thực hiện vào đầu tháng 7/2021. Hai tác giả cùng có niềm đam mê nhiếp ảnh, quay phim ghi lại cảnh vật và nhịp sống con người vùng cao, giới thiệu du khách những điểm đến hoang sơ, yên bình trên mảnh đất Cao Bằng. Trong đó xóm cổ Hoài Khao, nơi sinh sống của 34 hộ, tất cả là người Dao Tiền mới được hai người khám phá.

Lễ cúng bản của người Si La

Là một trong 19 dân tộc sinh sống trên địa bàn tỉnh Điện Biên, cộng đồng dân tộc Si La chỉ sinh sống ở bản Nậm Sin (xã Chung Chải, huyện Mường Nhé), bên bờ suối Nậm Sin, cạnh đường vành đai biên giới.

Bản Nậm Sin cách trung tâm xã Chung Chải khoảng 16km. Người Si La ở đây có dân số ít (gần 50 hộ) nhưng lại có một nền văn hóa khá phong phú và mang tính đặc trưng, nhận diện văn hóa riêng.

Tết của người Si La (Điện Biên). Ảnh: baodienbienphu.info.vn

Trong lễ tục vòng đời, người Si La có các nghi lễ quan trọng, nổi bật như: Lễ cúng bản, lễ cúng hồn lúa, lễ cúng nương, lễ cúng cơm mới, lễ gieo hạt, lễ cầu mùa, Tết cổ truyền… Trong đó, lễ cúng bản là nghi lễ tín ngưỡng đã trở thành hình thức sinh hoạt văn hóa cộng đồng, mang tính tâm linh và có ý nghĩa nhân văn cao đẹp, phản ánh khát vọng vươn lên, mong ước một cuộc sống ấm no, hạnh phúc.