18 thg 7, 2025

Sống chậm ở Làng văn hóa du lịch các dân tộc Việt Nam

Nếu bạn đang tìm một nơi yên bình để sống chậm, “chữa lành”, để xóa đi những căng thẳng, lo toan bộn bề của nhịp sống đô thị, Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam là nơi vừa có thể vui chơi, học hỏi, vừa là một chốn bình yên để nghỉ ngơi thư giãn.

Sống chậm với văn hóa làng

Cách không xa trung tâm thành phố Hà Nội, Làng Văn hóa Du lịch các dân tộc Việt Nam (Làng) với không gian xanh mát, hồ nước rộng và được bao quanh bởi những ngôi làng truyền thống của 54 dân tộc Việt Nam, nơi có đồng bào các dân tộc sinh sống và hoạt động thường xuyên với không gian đa dạng, đậm sắc màu văn hóa.

Ở Làng, mỗi buổi sáng khi thức giấc, bạn sẽ cảm nhận rõ sự khác biệt với cuộc sống đô thị bởi tiếng chim hót, tiếng gà gáy, điệu khèn Mông hay tiếng đàn tính từ xa vọng lại, trầm bổng, réo rắt, nhẹ nhàng... trong không khí bình yên, lặng mà không tĩnh. Không gian như níu lại nhịp sống của bạn, giúp bạn “sống chậm” lại để tận hưởng từng khoảnh khắc.

Thưởng thức, trải nghiệm văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc trong không gian các khu làng.

Nghệ An: Giải mã nghi thức buộc chỉ cổ tay và lễ đặt tên của người Ơ Đu

Trải qua hàng trăm năm người Ơ Đu tại bản Văng Môn (xã Nga My, tỉnh Nghệ An) đã bảo lưu, gìn giữ và trao truyền được nhiều tập tục, nghi thức văn hóa, tín ngưỡng, nét sinh hoạt mang giá trị bản sắc văn hóa rất độc đáo, riêng có. Trong đó, nghi thức cột chỉ cổ tay và lễ đặt tên đều nằm trong Lễ đón tiếng sấm đầu năm, vốn là những nghi lễ tâm linh, tín ngưỡng độc đáo trong hệ thống lễ tục vòng đời của người Ơ Đu; thể hiện văn hóa ứng xử hài hòa giữa con người với thiên nhiên, hướng về cội nguồn, tri ân các vị tiền bối đã có công khai phá, bảo vệ bản mường, tạ ơn trời đất.

Lễ đón tiếng sấm đầu năm (Chăm Phtrong), lễ làm vía cột chỉ vào cổ tay, lễ nhập họ và đặt tên là những nghi thức quan trọng, mang đậm sắc thái văn hóa độc đáo, đặc trưng của dân tộc Ơ Đu.

Phục nguyên nhà cổ gia tộc, cụ ông ở Tây Ninh phát hiện kho báu dưới nền đất

Trong lúc phục nguyên căn nhà cổ đã được xếp hạng di tích, cụ ông ở Tây Ninh phát hiện bên dưới nền đất là hầm chứa chum sành, bên trong có rất nhiều tiền xu bằng đồng.

Phục nguyên nhà cổ

Sáng sớm, ông Nguyễn Hữu Tâm 81 tuổi, ở xã Mỹ Yên, Tây Ninh (xã Long Hiệp, huyện Bến Lức, Long An cũ) mặc quần áo chỉnh tề, vượt qua đoạn đường giữa các ngôi mộ của gia tộc. Ông đến di tích "nhà Long Hiệp" thắp nén hương cho ông bà.

Ngôi nhà này trước kia từng thuộc về gia tộc của ông Tâm. Năm 1930, ngôi nhà là địa điểm diễn ra hội nghị thành lập tỉnh ủy Chợ Lớn đầu tiên.

Theo thời gian, nhà Long Hiệp đã xuống cấp, bị hư hại nặng. Năm 2021, huyện Bến Lức cũ đã đầu tư kinh phí để phục nguyên nhà Long Hiệp theo kiểu dáng kiến trúc và trang trí nội thất như lúc ban đầu.

Di tích nhà Long Hiệp sau khi phục nguyên. Ảnh: Hà Nguyễn

17 thg 7, 2025

Mahatup - Ngôi chùa cổ hơn 400 năm tuổi tại Tp. Cần Thơ

Chùa Mahatup (còn gọi là chùa Dơi) như một "viên ngọc quý" của nền văn hóa Khmer Nam Bộ. Ngôi chùa không chỉ là nơi thờ phụng linh thiêng mà còn là biểu tượng của sự giao thoa văn hóa độc đáo giữa các dân tộc trong vùng đất phương Nam.

Là một trong những ngôi chùa của đồng bào Khmer, chùa Mahatup (còn gọi là chùa Dơi) tọa lạc ở đường Mai Thanh Thế, Tp. Cần Thơ. Ảnh: Công Đạt/ Báo ảnh Việt Nam

Du lịch “chữa lành” ở Đặc khu Phú Quý

Không còn là điểm đến đơn thuần trên bản đồ du lịch, Đặc khu Phú Quý (Lâm Đồng) đang trở thành nơi để dừng lại, sống chậm và “chữa lành”. Giữa thiên nhiên hoang sơ và nhịp sống nhẹ nhàng, du khách tìm thấy sự bình yên, người trẻ tìm thấy cơ hội khẳng định mình, còn cả cộng đồng thì cùng nhau chung tay gìn giữ vẻ đẹp nguyên bản của vùng đất này.

Du khách đến với Phú Quý để được “chữa lành”

Đường Nguyễn Văn Bộ - Nơi ghi dấu và tiếp lửa truyền thống

Tại xã Nhơn Thạnh Trung, TP.Tân An, tỉnh Long An có con đường dài chừng 1km, nối đường Nguyễn Văn Nhâm với Đường tỉnh 833, hai bên đường hoa nở rực rỡ, đèn đường chiếu sáng mỗi đêm. Đó là đường Nguyễn Văn Bộ - con đường mang tên người con kiên trung của quê hương Nhơn Thạnh Trung. Dẫu mấy mươi năm đã trôi qua từ ngày ông ngã xuống, lớp lớp thanh niên địa phương vẫn soi mình vào tấm gương ông và tiếp tục hành trình xây dựng quê hương, vun bồi đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”.

Người liệt sĩ kiên trung

Sinh năm 1925 tại xã Nhơn Thạnh Trung (TP.Tân An), Nguyễn Văn Bộ (đồng đội vẫn quen gọi ông là “Bộ Thẹo”) sớm dấn thân vào con đường cách mạng. Khi được điều từ lực lượng an ninh huyện Tân Trụ về phụ trách Trưởng ban An ninh xã nhà, ông nhanh chóng gây dựng mạng lưới cơ sở, tranh thủ sự che chở của nhân dân.

Dưới sự chỉ huy của Nguyễn Văn Bộ, những trận trấn áp bọn chủ ấp, bảo vệ cán bộ tuyên truyền, tạo điều kiện cho nhân dân nổi dậy đấu tranh chính trị với địch đòi dân sinh dân chủ, đòi hiệp thương tổng tuyển cử để thống nhất đất nước,... liên tiếp nổ ra.

'Dấu son' Thông tấn xã Giải phóng nơi rừng Lò Gò - Xa Mát

Ẩn mình giữa khu rừng Chàng Riệc thuộc Vườn Quốc gia Lò Gò - Xa Mát (xã Tân Biên, tỉnh Tây Ninh), Bia tưởng niệm Thông tấn xã Giải Phóng (TTXGP) là minh chứng cho một giai đoạn lịch sử hào hùng cũng như những đóng góp kiên trung, thầm lặng của người làm báo nói chung và Thông tấn xã nói riêng.

Các nhà báo thuộc Cơ quan thường trú Thông tấn xã Việt Nam tại tỉnh Tây Ninh đến thăm Bia tưởng niệm Thông tấn xã Giải Phóng

16 thg 7, 2025

‘Trốn nóng’ ở thác Liêng Nung

Thác Liêng Nung nằm trên địa bàn phường Đông Gia Nghĩa, tỉnh Lâm Đồng (mới), gây ấn tượng bởi vẻ đẹp còn hoang sơ, hùng vĩ. Cụm thác gồm ba dòng thác lớn nhỏ, trong đó thác chính cao khoảng 30 m, đổ xuống dòng suối Đắk Nia, tạo nên khung cảnh ngoạn mục giữa rừng núi.

Nhìn từ xa, thác như “dải lụa trắng” mềm mại vắt qua vách đá dựng đứng. Lại gần, du khách sẽ cảm nhận rõ làn hơi nước mát lạnh và tiếng thác đổ vang vọng giữa không gian. Ảnh: Khang Océan

Về thăm di tích lịch sử Giồng Dứa

Căn cứ Giồng Dứa, xã Mỹ Hạnh, tỉnh Tây Ninh là di tích lịch sử quan trọng, “điểm son” của tình đoàn kết quân - dân và ghi dấu các hoạt động lãnh đạo kháng chiến của Khu ủy Sài Gòn - Gia Định trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.

Trở lại vùng đất này, nguyên Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em, nguyên Phó Chủ tịch Thường trực Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam - Lê Thị Thu bùi ngùi khi gặp lại những đồng đội năm xưa, trong đó có những nữ cựu tù kháng chiến từng một thời gắn bó cùng nhau.

Bà Thu sinh ra trong gia đình có truyền thống cách mạng. 12 tuổi, bà làm giao liên cho má - cũng là chiến sĩ cách mạng. Bà từng làm thư ký cho đồng chí Lê Thị Riêng, sau đó tham gia các phong trào đấu tranh cách mạng và bị địch bắt ở tù 3 năm,…

Các đại biểu thực hiện nghi thức mặc niệm tại Khu di tích lịch sử Giồng Dứa

Ngắm diện mạo đôi bờ sông Trí

Dự án nâng cấp tuyến kè và đường hai bên bờ sông Trí hoàn thành đã mang lại diện mạo đô thị cho phường trung tâm phía Nam Hà Tĩnh.


Dự án nâng cấp tuyến kè và đường hai bên bờ sông Trí với tổng mức đầu tư 227 tỷ đồng (từ nguồn vốn của Dự án Phát triển tổng hợp các đô thị động lực - Tiểu dự án đô thị Kỳ Anh, vốn vay Ngân hàng Thế giới - WB) có tổng chiều dài hai bên bờ hơn 3 km, nối từ cầu sông Trí tới khu vực chợ Cầu (thuộc phường Sông Trí).