25 thg 8, 2024
Chùa An Lạc: Di tích độc đáo ở huyện Tứ Kỳ (tỉnh Hải Dương)
Chùa An Lạc ở cuối làng Đông, xã Bình Lãng (huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương) vẫn được người dân trong vùng quen gọi là chùa Núi. Tuy nằm ở vùng đồng bằng, nhưng ngôi chùa lại tọa lạc ở một vị trí rất độc đáo khi dựa lưng vào một quả núi đất và hướng ra dòng sông uốn khúc mà dân làng quen gọi là sông Vàng. Đây là ngôi chùa hiếm có khi nằm biệt lập với khu dân cư.
24 thg 8, 2024
Đặc sắc lễ Xên bản của đồng bào dân tộc Thái
Nằm trong các hoạt động tháng 3 với chủ đề “Ngày hội hoa ban”, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội), đồng bào dân tộc Thái đến từ tỉnh Sơn La đã tái hiện lại lễ hội Xên bản (Xên mường) vô cùng độc đáo.
Lễ Xên bản (Xên mường) tỉnh Sơn La nói riêng, vùng Tây Bắc nói chung thường diễn ra vào mùa xuân (cuối tháng giêng, đầu tháng hai âm lịch hàng năm, lúc này hoa ban bắt đầu nở) với ý nghĩa xướng báo các vị thần linh, thần nước, thần núi, thần rừng, thổ địa…về hưởng thụ đồ lễ, thể hiện lòng biết ơn, tưởng nhớ đến các vị thần linh đã khai sáng ra bản mường.
Lễ Xên bản (Xên mường) tỉnh Sơn La nói riêng, vùng Tây Bắc nói chung thường diễn ra vào mùa xuân (cuối tháng giêng, đầu tháng hai âm lịch hàng năm, lúc này hoa ban bắt đầu nở) với ý nghĩa xướng báo các vị thần linh, thần nước, thần núi, thần rừng, thổ địa…về hưởng thụ đồ lễ, thể hiện lòng biết ơn, tưởng nhớ đến các vị thần linh đã khai sáng ra bản mường.
Quán lươn 40 năm trong phố cổ Hà Nội
Đông Thịnh 40 năm chỉ bán món lươn như miến, cháo, súp với cách chế biến linh hoạt, tạo hương vị riêng và được Michelin chọn vào danh sách "ngon, giá hợp lý".
23 thg 8, 2024
Độc đáo nghi thức rước rể của đồng bào Ê Đê
Trong khuôn khổ các hoạt động nhân "Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam” năm 2024, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội), đồng bào dân tộc Ê Đê đến từ tỉnh Đắk Lắk đã tổ chức tái hiện nghi thức rước rể độc đáo của dân tộc mình.
Theo phong tục của người Ê Đê, sau mùa rẫy, ngày rộng tháng dài, lúa gạo đầy kho.... các cô gái Ê Đê có thể đi hỏi chồng. Khi được đôi bên đồng ý, cô gái Ê Đê sẽ về nhà chồng để ở dâu từ 01 đến 03 năm (tùy vào sự thỏa thuận của 2 bên gia đình). Nhà trai được thách cưới và nhà gái sẽ lo mọi chi phí cưới, hỏi mới được làm lễ rước rể về nhà.
Theo phong tục của người Ê Đê, sau mùa rẫy, ngày rộng tháng dài, lúa gạo đầy kho.... các cô gái Ê Đê có thể đi hỏi chồng. Khi được đôi bên đồng ý, cô gái Ê Đê sẽ về nhà chồng để ở dâu từ 01 đến 03 năm (tùy vào sự thỏa thuận của 2 bên gia đình). Nhà trai được thách cưới và nhà gái sẽ lo mọi chi phí cưới, hỏi mới được làm lễ rước rể về nhà.
Say đắm điệu múa bát của người Tày
Múa bát là điệu múa cổ của người Tày tỉnh Bắc Kạn. Đây là nghệ thuật trình diễn dân gian quan trọng trong dịp Tết, lễ hội truyền thống hằng năm. Múa bát không chỉ mang tính giải trí mà còn cổ vũ, động viên tinh thần đồng bào hăng say lao động, sản xuất.
Suối tự nhiên ẩn mình giữa Mộc Châu, khách chơi thả ga không tốn tiền
Khu vực suối khá rộng, nước trong và sạch, hai bên bờ có nhiều cây xanh, thích hợp làm điểm đến “chữa lành”, giải nhiệt dịp cuối tuần cho các gia đình, nhóm bạn trẻ tới Mộc Châu dã ngoại.
Suối nước tự nhiên thuộc tiểu khu Bản Mòn, thị trấn Mộc Châu, tỉnh Sơn La là điểm đến hấp dẫn du khách thời gian gần đây bởi vẻ đẹp xanh mát, hoang sơ.
Suối nước tự nhiên thuộc tiểu khu Bản Mòn, thị trấn Mộc Châu, tỉnh Sơn La là điểm đến hấp dẫn du khách thời gian gần đây bởi vẻ đẹp xanh mát, hoang sơ.
22 thg 8, 2024
Văn hóa ẩm thực trong lễ hội của người Chăm
Ẩm thực trong lễ hội của người Chăm tỉnh Bình Thuận là một nét văn hóa độc đáo. Nét độc đáo ấy không phải là ở những món ăn cao lương mỹ vị, đắt tiền mà nó mang vẻ bình dị, mộc mạc.
Thám hiểm lòng hố sụt trong công viên địa chất Non Nước
Hố sụt Canh Cảo, Công viên địa chất toàn cầu Non Nước, là điểm đến mới được dân yêu thích thám hiểm quan tâm gần đây vì "kỳ quan thiên nhiên tuyệt đẹp".
Khám phá ngôi chùa nổi tiếng xứ Nghệ nắm giữ nhiều kỷ lục Việt Nam
Giữa cảnh sắc núi non hùng vĩ, chùa Đại Tuệ hiện lên thấp thoáng trong mây ngay trên động Thăng Thiên, làm nao lòng không biết bao du khách mỗi khi có dịp vãn cảnh chùa. Đây được xem là điểm du lịch tâm linh văn hóa xứ Nghệ. Ngôi chùa cổ này còn trở nên nổi tiếng khi đang nắm giữ những kỷ lục Việt Nam.
21 thg 8, 2024
Đặc sắc trang phục và tục nhuộm răng đen của người Lào ở Lai Châu
Người Lào ở Lai Châu có trang phục truyền thống và tục nhuộm răng đen mang nét rất đặc sắc riêng.
Áo và váy của người phụ nữ Lào được thiết kế tỉ mỉ công phu với màu chủ đạo là màu đen nhuộm chàm. Áo xẻ ngực, được buộc thắt bởi những dây tua sặc sỡ kết hợp với trang sức bằng bạc, nhôm hoặc đồng. Khăn quấn còn gọi là "phạ phe" giúp tô điểm thêm vẻ đẹp chịu thương chịu khó của người phụ nữ Lào ở Lai Châu. Trang phục nam giới đơn giản hơn với quần và áo nhuộm chàm đen.
Áo và váy của người phụ nữ Lào được thiết kế tỉ mỉ công phu với màu chủ đạo là màu đen nhuộm chàm. Áo xẻ ngực, được buộc thắt bởi những dây tua sặc sỡ kết hợp với trang sức bằng bạc, nhôm hoặc đồng. Khăn quấn còn gọi là "phạ phe" giúp tô điểm thêm vẻ đẹp chịu thương chịu khó của người phụ nữ Lào ở Lai Châu. Trang phục nam giới đơn giản hơn với quần và áo nhuộm chàm đen.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)