27 thg 12, 2023
Về lại cố hương Nhạc sĩ Cao Văn Lầu
Nhạc sĩ Cao Văn Lầu là người có công rất lớn trong việc làm thay đổi diện mạo của nghệ thuật đờn ca tài tử và cải lương Nam bộ giai đoạn nửa đầu thế kỷ XX. Bài Dạ cổ hoài lang do ông sáng tác được xem là bước ngoặt quan trọng thay đổi diện mạo của cải lương. Nhạc sĩ Cao Văn Lầu sinh sống và sáng tác chủ yếu ở tỉnh Bạc Liêu, tuy nhiên, nơi ông sinh ra là làng Thuận Lễ (nay là xã Thuận Mỹ) thuộc vùng hạ huyện Châu Thành, tỉnh Long An.
Độc đáo Chợ phiên Măng Đen
Mặc dù mới được tổ chức và đưa vào hoạt động từ đầu tháng 10/2023, nhưng Chợ phiên Măng Đen đã trở thành một điểm đến độc đáo, thu hút đông đảo khách du lịch tham quan, mua sắm, thưởng thức ẩm thực và trải nghiệm văn hóa.
Chợ phiên Măng Đen chính thức đi vào hoạt động từ ngày 7/10, mục đích là giới thiệu, quảng bá các sản phẩm dược liệu, nông sản đặc trưng của huyện đến người tiêu dùng, các tầng lớp nhân dân, du khách; tạo cơ hội cho các hợp tác xã, cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn huyện gặp gỡ, tìm hiểu kết nối, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm. Đồng thời thu hút nhân dân và khách du lịch đến tham quan mua sắm; giới thiệu cho du khách trải nghiệm các chương trình văn hóa DTTS trên địa bàn.
Chợ phiên Măng Đen chính thức đi vào hoạt động từ ngày 7/10, mục đích là giới thiệu, quảng bá các sản phẩm dược liệu, nông sản đặc trưng của huyện đến người tiêu dùng, các tầng lớp nhân dân, du khách; tạo cơ hội cho các hợp tác xã, cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn huyện gặp gỡ, tìm hiểu kết nối, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm. Đồng thời thu hút nhân dân và khách du lịch đến tham quan mua sắm; giới thiệu cho du khách trải nghiệm các chương trình văn hóa DTTS trên địa bàn.
Tắm đồng mùa nước nổi
Mùa nước nổi, tắm đồng biên giới đúng là “đặc sản”
Quê hương miền Tây, hàng năm, từ tháng 8/11 Âm lịch, các tỉnh: An Giang, Đồng Tháp, Long An vào mùa nước nổi. Nước từ thượng nguồn sông Mekong đổ về, mang lại nguồn lợi to lớn cho cư dân trong vùng. Du khách nhiều nơi chờ mùa nước nổi, xách ba lô đến Đồng Tháp Mười để trải nghiệm cuộc sống dân dã, ăn cá đồng và đắm mình trong làn nước mênh mông của sông Mekong đổ về.
Đặc biệt, năm nay, cứ vào mỗi buổi chiều trên quê hương An Phú, rất đông người dân khắp nơi về đây tập tắm đồng để tìm cảm giác hương đồng gió nội, vui chơi, ăn uống, hòa mình với những trải nghiệm độc đáo mà thiên phú ban tặng trong mùa nước nổi ở vùng quê biên giới An Giang.
26 thg 12, 2023
Vang danh bưởi Tân Triều
Hiện cả Tân Triều có khoảng 400 ha bưởi, chủ yếu là giống bưởi đường lá cam, bưởi xiêm ruột đỏ, bưởi da xanh ruột hồng, bưởi ổi, bưởi da láng…
Bưởi Tân Triều có vỏ màu xanh, mỏng,và hậu ngọt. Những đặc sản từ trái bưởi mà bất cứ ai khi đến với Tân Triều cũng không thể bỏ qua đó chính là rượu bưởi, chè bưởi và món gỏi bưởi.
Làng bưởi Tân Triều thuộc ấp Vĩnh Hiệp, cù lao Tân Triều, xã Tân Bình, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai. Đến với làng bưởi Tân Triều, du khách sẽ ngỡ ngàng khi được trải nghiệm vào sâu trong vườn bưởi. Các hàng bưởi xanh ngát say quả trĩu nặng dọc hai bên đường đi cùng hương thơm thoang thoảng của bưởi sẽ khiến bạn cực kỳ thoải mái.
Nét đẹp Đồng Tháp Mười mùa nước nổi
Phần lớn diện tích vùng Đồng Tháp Mười thuộc địa phận tỉnh Long An. Vùng đất trù phú với hệ sinh thái ngập nước theo mùa đem đến những đặc trưng khó lẫn vào đâu được. Mùa nước nổi, vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh mang nét đẹp dịu dàng, bình dị, làm say lòng du khách.
Nhắc đến Đồng Tháp Mười vào mùa nước nổi, không thể không nhắc đến bông súng, một nét đẹp đặc trưng của vùng đất này. Bông súng mọc tự nhiên vào mỗi mùa nước lên. Không chỉ mang nét đẹp dịu dàng, bông súng còn được xem là đặc sản mùa nước nổi. Những năm gần đây, các đoàn du khách nhiếp ảnh về Đồng Tháp Mười ngày càng nhiều để ghi lại những hình ảnh đẹp của thiếu nữ và bông súng
Nhớ nghề dệt chiếu quê tôi
Khoảng 30 năm trước, người dân quê tôi (xã Long Định, huyện Cần Đước, tỉnh Long An) chủ yếu sống bằng nghề dệt chiếu. Thời “vàng son” đó, mỗi gia đình đều có một khung dệt hoặc nhiều hơn. Gia đình tôi cũng như tuổi thơ của tôi đã gắn bó với nghề. Trải qua bao thăng trầm, nghề dệt chiếu truyền thống dần mai một...
Trong ký ức, ở tuổi lên 5, tôi được má dẫn theo đi dệt chiếu ở hợp tác xã. Má thường ẵm tôi một bên nách, tay còn lại ôm đôi chiếu mà tối qua cha má dệt để mang theo bán.
Trong ký ức, ở tuổi lên 5, tôi được má dẫn theo đi dệt chiếu ở hợp tác xã. Má thường ẵm tôi một bên nách, tay còn lại ôm đôi chiếu mà tối qua cha má dệt để mang theo bán.
“Xứ dừa” với nghề thủ công mỹ nghệ
Tỉnh Bến Tre được mệnh danh là “xứ dừa” nổi tiếng cả nước với diện tích trồng dừa lớn nhất nước và lâu đời nhất. Ngoài các sản phẩm, đồ ăn thức uống được chế biến từ trái dừa thì người dân ở xứ dừa còn tận dụng các bộ phận khác từ cây dừa sau khi thu hoạch hết trái hoặc đã già cỗi để tạo ra những vật dụng trong gia đình hay các sản phẩm mỹ nghệ đẹp mắt.
Có nhiều người và nhiều cơ sở sản xuất các sản phẩm mỹ nghệ từ dừa trải dài khắp xứ Bến Tre, nhưng lâu đời và nổi tiếng tập trung lại thành một làng nghề thì phải kể đến các cơ sở ở Cồn Phụng, thuộc ấp Tân Vinh, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre. Cồn Phụng được biết đến như một ốc đảo du lịch nổi tiếng nhất nhì của Bến Tre, nó nằm lọt thỏm giữa con sông Tiền quanh năm phù sa bồi đắp và được che chắn bởi những cây dừa xanh tươi, người dân chỉ có thể thực hiện giao thương với đất liền bằng hai cách: đi ghe, thuyền bằng đường sông và đường bộ là con đường đan nhỏ hẹp nối với cầu Rạch Miễu.
25 thg 12, 2023
Độc đáo chợ Nghiên Loan
Chợ trâu, bò xã Nghiên Loan, huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn, nằm trong một thung lũng thuộc bản Đính và bản Khuổi Ún, cách tỉnh lộ 258B khoảng 500 m nên rất thuận tiện cho việc đi lại, tập kết hàng hóa, buôn bán, vận chuyển.
Thơm ngon bánh bèo thịt quay
Ở Quảng Ngãi, bánh bèo là món ăn phổ biến, trăm người trăm biết. Nhưng món bánh bèo ăn với thịt quay, rau sống thì có lẽ chưa có nhiều người dùng.
Ghé các quán bình dân, mái lợp tranh ven bãi biển Sa Huỳnh (TX.Đức Phổ), bạn có thể thưởng thức nhiều món ăn ngon mà giá cả rất bình dân. “Mưa lay phay mà thịt quay bánh bèo thì ai mà chịu nổi”, chị chủ quán chào khách bằng một câu rất... kích thích dạ dày. Thoăn thoắt dỡ bánh từ nồi hấp đang bốc khói nghi ngút, chị nhanh tay xắt thịt quay. Từng miếng thịt nhỏ sắp ngay ngắn trên dĩa sứ trắng trông rất hấp dẫn.
Ghé các quán bình dân, mái lợp tranh ven bãi biển Sa Huỳnh (TX.Đức Phổ), bạn có thể thưởng thức nhiều món ăn ngon mà giá cả rất bình dân. “Mưa lay phay mà thịt quay bánh bèo thì ai mà chịu nổi”, chị chủ quán chào khách bằng một câu rất... kích thích dạ dày. Thoăn thoắt dỡ bánh từ nồi hấp đang bốc khói nghi ngút, chị nhanh tay xắt thịt quay. Từng miếng thịt nhỏ sắp ngay ngắn trên dĩa sứ trắng trông rất hấp dẫn.
Giữ thương hiệu cá đồng xứ U Minh
Ðất rừng U Minh ngoài mật ong, một thời còn nổi tiếng với con cá đồng. Thế nhưng, những con cá lóc, cá trê bằng bắp chân người trong các chuyện kể của bác Ba Phi hay những khẩu đìa thu hoạch 5-7 tấn cá ngày nào các cụ cao tuổi thường kể, giờ đã lùi vào quá khứ. Ðất hẹp, người đông và nhiều nguyên nhân khác khiến “của trời cho” ngày càng cạn kiệt. Làm gì để khôi phục nguồn lợi cá đồng, là nỗi trăn trở của những người con xứ U Minh vốn yêu đất, yêu rừng, trong đó có anh Phạm Duy Khanh, chủ Ðiểm Du lịch sinh thái Mười Ngọt (Ấp 4, xã Khánh Bình Tây Bắc, huyện Trần Văn Thời).
“Xứ mình có 2 mùa mưa, nắng. Mùa nắng, các con mương trong rừng cạn nước, mưa lại xì phèn. Hồi mới về đây, cứ vào mùa mưa, mấy con lung trong rừng bị phèn; lươn, cá chết hàng tấn, xót xa lắm. Gia đình cũng thường xuyên nạo vét lòng kênh; khi thu hoạch cá thì bắt con lớn, thả con nhỏ lại để bảo tồn. Nhờ vậy mà mỗi năm cũng có sản lượng cá từ 3-5 tấn”, đó là lời tâm tình của anh Phạm Duy Khanh cách đây độ 3 năm. Khi ấy, anh đang ấp ủ “giấc mơ lớn” khôi phục lại con cá đồng cho xứng với tiềm năng đất rừng.
“Xứ mình có 2 mùa mưa, nắng. Mùa nắng, các con mương trong rừng cạn nước, mưa lại xì phèn. Hồi mới về đây, cứ vào mùa mưa, mấy con lung trong rừng bị phèn; lươn, cá chết hàng tấn, xót xa lắm. Gia đình cũng thường xuyên nạo vét lòng kênh; khi thu hoạch cá thì bắt con lớn, thả con nhỏ lại để bảo tồn. Nhờ vậy mà mỗi năm cũng có sản lượng cá từ 3-5 tấn”, đó là lời tâm tình của anh Phạm Duy Khanh cách đây độ 3 năm. Khi ấy, anh đang ấp ủ “giấc mơ lớn” khôi phục lại con cá đồng cho xứng với tiềm năng đất rừng.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)