27 thg 1, 2023
Trở lại thị trấn Tĩnh Túc hoàng kim thời bao cấp ở Cao Bằng
Thị trấn Tĩnh Túc, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng từng là nơi có hàng nghìn công nhân làm việc, cuộc sống phồn thịnh, nhộn nhịp nhất ở miền Bắc thời bao cấp.
Bánh tét mặt trăng Đại An Khê
Từ giữa tháng 11 âm lịch, nhiều hộ dân làm bánh tét mặt trăng Đại An Khê đã ngừng nhận đơn đặt hàng đối với khách sĩ vì làm không kịp để bán.
Thành cổ Diên Khánh, Khánh Hòa đã được xây dựng như thế nào?
Trải qua bao biến thiên của lịch sử nhưng dấu ấn kiến trúc Thành cổ Diên Khánh thuộc huyện Diên Khánh còn được lưu giữ hầu như nguyên vẹn. Công trình này do Nguyễn Phúc Ánh xây đắp năm Quý Sửu (1793).
Thành Diên Khánh do Nguyễn Phúc Ánh xây đắp năm Quý Sửu (1793). Từ thời Gia Long đến cuối thời Pháp thuộc, thành Diên Khánh là nơi đóng cơ quan đầu não của địa phương và nhà Nguyễn.
Thành được đắp đất, chu vi 336 trượng 4 thước, cao 8 thước 5 tấc. Trổ 6 cửa ra vào, xây gạch kiên cố, trên có vọng lâu tứ diện thông phong. Đặc biệt, ngoài thành có hào sâu luôn luôn nước đầy do sông Cái tháo vào.
Ngày xưa, để ra vào trước các cửa thành đều có xây cầu vồng bằng gạch. Chung quanh hào lại có lũy bao bọc và có trại canh gác. Cho nên, thành tuy bằng đất nhưng rất kiên cố, địch muốn công phá không phải dễ dàng.
Thành Diên Khánh do Nguyễn Phúc Ánh xây đắp năm Quý Sửu (1793). Từ thời Gia Long đến cuối thời Pháp thuộc, thành Diên Khánh là nơi đóng cơ quan đầu não của địa phương và nhà Nguyễn.
Thành được đắp đất, chu vi 336 trượng 4 thước, cao 8 thước 5 tấc. Trổ 6 cửa ra vào, xây gạch kiên cố, trên có vọng lâu tứ diện thông phong. Đặc biệt, ngoài thành có hào sâu luôn luôn nước đầy do sông Cái tháo vào.
Ngày xưa, để ra vào trước các cửa thành đều có xây cầu vồng bằng gạch. Chung quanh hào lại có lũy bao bọc và có trại canh gác. Cho nên, thành tuy bằng đất nhưng rất kiên cố, địch muốn công phá không phải dễ dàng.
26 thg 1, 2023
Dấu ấn dòng họ Dương trên đất cù lao
Là gia tộc đến định cư sớm nhất trên vùng đất Bình Thủy (huyện Châu Phú, tỉnh An Giang), dòng họ Dương có những đóng góp không nhỏ cho quá trình hình thành, phát triển của xứ cù lao. Trải qua mấy trăm năm, các thế hệ con cháu họ Dương vẫn tiếp tục tham gia vào quá trình kiến thiết quê hương.
Dấu ấn tiền nhân
Ông Dương Hồng Hưng (Trưởng tộc họ Dương xã Bình Thủy) kể lại: “Vào cuối thập niên 50 thế kỷ XVIII, từ miền Trung xa xôi, thủy tổ tộc họ Dương xã Bình Thủy là cụ Dương Văn Hóa, đã cùng gia đình dùng thuyền bầu vượt biển vào Nam lánh nạn, tìm cuộc sống mới và đến định cư trên cù lao Năng Gù năm 1763.
Xuất thân là quan viên tri thức, cụ đã lãnh đạo lưu dân khai mở cù lao Năng Gù ngày càng trù phú, ổn định. Ngày 22 tháng Giêng năm 1783, chính quyền phong kiến phê đơn chấp thuận cho cụ Dương Văn Hóa lập Bình Lâm thôn và giữ chức Trùm Tri Thâu trông coi việc thu thuế trên vùng đất mới”.
Với uy tín của mình, cụ Dương Văn Hóa vận động người dân tiến hành xây dựng ngôi đình gần vàm Rạch Chanh để thờ thần Thành Hoàng Bổn Cảnh và lập thiết chế hành chính để quản lý thôn, từ Cái Dầu đến giáp ranh Chắc Cà Đao (nay là thị trấn An Châu, huyện Châu Thành). Cụ mất ngày 22 tháng Giêng năm 1818 (thọ 95 tuổi).
Dấu ấn tiền nhân
Ông Dương Hồng Hưng (Trưởng tộc họ Dương xã Bình Thủy) kể lại: “Vào cuối thập niên 50 thế kỷ XVIII, từ miền Trung xa xôi, thủy tổ tộc họ Dương xã Bình Thủy là cụ Dương Văn Hóa, đã cùng gia đình dùng thuyền bầu vượt biển vào Nam lánh nạn, tìm cuộc sống mới và đến định cư trên cù lao Năng Gù năm 1763.
Xuất thân là quan viên tri thức, cụ đã lãnh đạo lưu dân khai mở cù lao Năng Gù ngày càng trù phú, ổn định. Ngày 22 tháng Giêng năm 1783, chính quyền phong kiến phê đơn chấp thuận cho cụ Dương Văn Hóa lập Bình Lâm thôn và giữ chức Trùm Tri Thâu trông coi việc thu thuế trên vùng đất mới”.
Với uy tín của mình, cụ Dương Văn Hóa vận động người dân tiến hành xây dựng ngôi đình gần vàm Rạch Chanh để thờ thần Thành Hoàng Bổn Cảnh và lập thiết chế hành chính để quản lý thôn, từ Cái Dầu đến giáp ranh Chắc Cà Đao (nay là thị trấn An Châu, huyện Châu Thành). Cụ mất ngày 22 tháng Giêng năm 1818 (thọ 95 tuổi).
Lễ hội Pôồn Pôông và chuyện tình đẫm nước mắt của đôi trai gái
Sự tích lễ hội Pôồn Pôông
Đến xã Cao Ngọc (huyện Ngọc Lặc, Thanh Hóa) hỏi nghệ nhân Phạm Thị Tắng (SN 1948) ai cũng đều ngỡ ngàng. Cụm từ “nghệ nhân” dường như còn xa lạ với người Mường nơi đây. Mãi đến khi hỏi về lễ hội Pôồn Pôông, họ mới tặc lưỡi rằng, nghệ nhân mà chúng tôi hỏi, người dân gọi là “Máy Tắng”.
Ngồi trong ngôi nhà sàn, nhâm nhi chén nước nấu từ lá cây rừng, bà Tắng bảo, cái tên “Máy Tắng” xuất phát từ lễ hội Pôồn Pôông.
Lễ hội này có từ bao giờ bản thân bà Tắng cũng không biết. Từ khi bà lớn lên đã thấy có nó. Lễ hội được tổ chức hàng năm vào các ngày Rằm tháng Giêng, Rằm tháng Ba và Rằm tháng Bảy.
Đến xã Cao Ngọc (huyện Ngọc Lặc, Thanh Hóa) hỏi nghệ nhân Phạm Thị Tắng (SN 1948) ai cũng đều ngỡ ngàng. Cụm từ “nghệ nhân” dường như còn xa lạ với người Mường nơi đây. Mãi đến khi hỏi về lễ hội Pôồn Pôông, họ mới tặc lưỡi rằng, nghệ nhân mà chúng tôi hỏi, người dân gọi là “Máy Tắng”.
Ngồi trong ngôi nhà sàn, nhâm nhi chén nước nấu từ lá cây rừng, bà Tắng bảo, cái tên “Máy Tắng” xuất phát từ lễ hội Pôồn Pôông.
Lễ hội này có từ bao giờ bản thân bà Tắng cũng không biết. Từ khi bà lớn lên đã thấy có nó. Lễ hội được tổ chức hàng năm vào các ngày Rằm tháng Giêng, Rằm tháng Ba và Rằm tháng Bảy.
25 thg 1, 2023
Những ngọn núi nổi tiếng dãy Thất Sơn
An Giang là tỉnh nằm phía Tây Nam ĐBSCL, giáp với Vương quốc Campuchia, có dãy Thất Sơn hùng vĩ. Không chỉ thế, từng ngọn núi trong dãy Thất Sơn mang những vẻ đẹp huyền ảo và nét đặc trưng riêng, làm khách phương xa lưu luyến mong ngày trở lại.
Là ngọn núi cao nhất trong dãy Thất Sơn (hơn 714m), dài khoảng 7.500m, nằm trên địa bàn xã An Hảo (huyện Tịnh Biên), núi Cấm (Thiên Cấm Sơn) được xem là “nóc nhà của ĐBSCL”. Tương truyền, do thất trận, bị quân Tây Sơn truy đuổi nên vua Gia Long lên nơi này ẩn náu. Để tránh bị lộ, các quan địa phương ra lệnh cấm người dân địa phương lên núi, từ đó tên núi Cấm được lưu truyền đến hôm nay.
Toàn cảnh ngọn Thủy Đài Sơn
Là ngọn núi cao nhất trong dãy Thất Sơn (hơn 714m), dài khoảng 7.500m, nằm trên địa bàn xã An Hảo (huyện Tịnh Biên), núi Cấm (Thiên Cấm Sơn) được xem là “nóc nhà của ĐBSCL”. Tương truyền, do thất trận, bị quân Tây Sơn truy đuổi nên vua Gia Long lên nơi này ẩn náu. Để tránh bị lộ, các quan địa phương ra lệnh cấm người dân địa phương lên núi, từ đó tên núi Cấm được lưu truyền đến hôm nay.
Thơm ngon vị bánh quê
Hằng ngày, chị em bà Nguyễn Thị Binh, ở thôn Cổ Lũy, xã Tịnh Khê (TP.Quảng Ngãi) tỉ mỉ làm các loại bánh truyền thống để bán cho khách, như bánh dày nếp, bánh xoài, bánh rán... Hương vị bánh dân dã mà thơm ngon.
Bà Nguyễn Thị Binh cho biết, từ khi chị em tôi sinh ra đã thấy mẹ làm các loại bánh quê như bánh dày nếp, bánh xoài, bánh rán để bán ở các chợ. Mẹ tôi là người khéo tay, tỉ mỉ nên các loại bánh bà làm được nhiều người ưa chuộng. Bánh của mẹ tôi làm ra bao nhiêu thường bán hết bấy nhiêu, bởi vậy từ lúc nhỏ chị em chúng tôi đã được mẹ dạy cách làm bánh để phụ giúp bà. Nhờ nghề làm bánh mẹ đã nuôi chị em tôi khôn lớn.
Bà Nguyễn Thị Binh cho biết, từ khi chị em tôi sinh ra đã thấy mẹ làm các loại bánh quê như bánh dày nếp, bánh xoài, bánh rán để bán ở các chợ. Mẹ tôi là người khéo tay, tỉ mỉ nên các loại bánh bà làm được nhiều người ưa chuộng. Bánh của mẹ tôi làm ra bao nhiêu thường bán hết bấy nhiêu, bởi vậy từ lúc nhỏ chị em chúng tôi đã được mẹ dạy cách làm bánh để phụ giúp bà. Nhờ nghề làm bánh mẹ đã nuôi chị em tôi khôn lớn.
Cuối dòng Vệ Giang
Hôm bữa bạn nhắn, ra Tết về mình chơi, uống ly rượu nhìn sông Vệ xanh như thuở tóc tơ khởi phát từ nguồn Ba Tơ. Ừ, sẽ về để nhìn hoa cúc, ngồng cải vàng óng trong nắng xuân. Một thảm xanh chen vàng dệt trong màu nước hiền lành như nụ cười con gái...
Bữa đó lụt lớn ở Huế, mấy anh em ngồi ngó mưa, đói quá bèn nghĩ cách kể chuyện ăn uống ở làng. Hoàng là người lạc quan, bình thường vẫn là trung tâm của những bay bổng khoáng đạt, nhưng hôm nay bỗng văng ra một câu: “Kiểu này thì giờ nhà anh chắc nước ngập lút hết rồi, không biết ba má ra sao...”. Không khí như trầm lại, mọi thứ trôi dạt như mưa ngoài kia đang gào thét và dòng nước đục bắt đầu bò dần lên...
Quê anh Hoàng ở xã Đức Thắng (Mộ Đức). Ra trường anh neo đời ở Huế chứ không về Quảng Ngãi. Ngày tôi về thăm quê anh, con nước Vệ Giang mùa thu xanh lá mạ. Sông thản nhiên nhưng lòng người thì u ám. Tôi vào chợ Long Phụng tìm mẹ anh để hỏi nhà. “Ừ, bác đang bán, con về trước...”. Lòng như lá héo, bởi lần này về là để thắp cho anh nén nhang. Hoàng nổi danh là cây tùy bút ở Huế. Anh ra đi trong một đêm gió trở mình.
Bữa đó lụt lớn ở Huế, mấy anh em ngồi ngó mưa, đói quá bèn nghĩ cách kể chuyện ăn uống ở làng. Hoàng là người lạc quan, bình thường vẫn là trung tâm của những bay bổng khoáng đạt, nhưng hôm nay bỗng văng ra một câu: “Kiểu này thì giờ nhà anh chắc nước ngập lút hết rồi, không biết ba má ra sao...”. Không khí như trầm lại, mọi thứ trôi dạt như mưa ngoài kia đang gào thét và dòng nước đục bắt đầu bò dần lên...
Quê anh Hoàng ở xã Đức Thắng (Mộ Đức). Ra trường anh neo đời ở Huế chứ không về Quảng Ngãi. Ngày tôi về thăm quê anh, con nước Vệ Giang mùa thu xanh lá mạ. Sông thản nhiên nhưng lòng người thì u ám. Tôi vào chợ Long Phụng tìm mẹ anh để hỏi nhà. “Ừ, bác đang bán, con về trước...”. Lòng như lá héo, bởi lần này về là để thắp cho anh nén nhang. Hoàng nổi danh là cây tùy bút ở Huế. Anh ra đi trong một đêm gió trở mình.
24 thg 1, 2023
Tiếng Nghệ với người Nghệ xa quê
Trong lòng mỗi người Nghệ xa quê dường như đều đau đáu một nỗi niềm quê hương xứ sở với bao chuyện xưa. Và khi một người Nghệ xa xứ gặp được đồng hương, họ liền đổi giọng kiểu “Anh người mô đó?” thì mọi khoảng cách lễ nghi được rút ngắn nhanh một cách kỳ diệu.
Tôi nhớ mãi câu chuyện sau: Vào một sẩm tối mùa Đông năm 1981, tôi đang đi bộ ra đến gần đường Đại Cồ Việt trên con đường nay gọi là phố Tạ Quang Bửu, thì nghe một nhóm sinh viên Bách Khoa đi trước đang nói chuyện với nhau về các bạn Nghệ Tĩnh. Nội dung tôi nghe được là: “Công nhận bọn Nghệ Tĩnh chơi với nhau gắn bó thật. Mà buồn cười lắm nha, cái bọn này, cứ đang nói tiếng Bắc với bọn mình bình thường như thế, nhưng bên cạnh xuất hiện một người nói giọng Nghệ là ngay lập tức đổi giọng, nghe không thể tin được í. Cứ như tiếng nước ngoài”. Câu chuyện tôi nghe được trên đường cách nay hơn 40 năm đó cứ ở mãi trong ký ức của tôi, như phần nào làm cho tôi thêm tự hào về sự gắn bó của người Nghệ mình khi xa quê, của tiếng Nghệ khi người miền khác mới nghe, cứ như là ngoại ngữ vậy.
Đường vô xứ Nghệ quanh quanh (ảnh chụp tại Cầu Cấm). Ảnh tư liệu
Tôi nhớ mãi câu chuyện sau: Vào một sẩm tối mùa Đông năm 1981, tôi đang đi bộ ra đến gần đường Đại Cồ Việt trên con đường nay gọi là phố Tạ Quang Bửu, thì nghe một nhóm sinh viên Bách Khoa đi trước đang nói chuyện với nhau về các bạn Nghệ Tĩnh. Nội dung tôi nghe được là: “Công nhận bọn Nghệ Tĩnh chơi với nhau gắn bó thật. Mà buồn cười lắm nha, cái bọn này, cứ đang nói tiếng Bắc với bọn mình bình thường như thế, nhưng bên cạnh xuất hiện một người nói giọng Nghệ là ngay lập tức đổi giọng, nghe không thể tin được í. Cứ như tiếng nước ngoài”. Câu chuyện tôi nghe được trên đường cách nay hơn 40 năm đó cứ ở mãi trong ký ức của tôi, như phần nào làm cho tôi thêm tự hào về sự gắn bó của người Nghệ mình khi xa quê, của tiếng Nghệ khi người miền khác mới nghe, cứ như là ngoại ngữ vậy.
Những món ăn độc đáo từ cá của người Thái ở Nghệ An
Những ngày Tết Nguyên đán, người Thái ở miền Tây xứ Nghệ lại quây quần để chuẩn bị nhiều món ăn hấp dẫn cúng tổ tiên và thết đãi khách, họ hàng, con cháu. Trong đó, phải kể đến là những món ăn từ cá rất bổ dưỡng và cũng rất dân dã.
Người Thái thường chọn nơi gần sông, suối làm nơi cư trú, nên nguồn thức ăn từ thủy sinh đã trở thành thường nhật của người Thái. Nhiều món ăn từ cá được bà con chế biến theo cách riêng, trở thành đặc sản và không thể thiếu được trong những ngày lễ, Tết. Trong đó, phải kể đến là món cá nướng, gỏi cá và mọc cá. Ảnh: Đình Tuân
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)