11 thg 1, 2023

Ngôi đình thờ 2 vị công thần triều Đinh

Ở thôn Thị Tranh, xã Thúc Kháng (Bình Giang) có một ngôi đình thờ 2 vị thành hoàng làng là 2 đại vương có công giúp vua Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân.

Cảnh quan yên bình của đình Tranh Ngoài với giếng đình ở trước cổng

Hoạch Trạch - ngôi làng cổ tích

Hoạch Trạch (穫澤) tên nôm gọi là làng Vạc, nay thuộc xã Thái Học (Bình Giang). Đây là một làng cổ có lịch sử hàng nghìn năm với biết bao giai thoại mà nay còn ghi được.

Làng Hoạch Trạch có nghề làm lược bí do tiến sĩ Nhữ Đình Hiền khởi dựng từ thế kỷ XVII vẫn duy trì đến ngày nay. Ảnh: Nhân Chính

Đó đích thực là một làng quê văn hiến, nơi sinh nhiều nhân vật nổi tiếng cả nước, nơi có nghề cổ truyền độc đáo của Việt Nam. Nơi đây cũng là nơi lưu trữ nhiều sách vở bia ký, thần tích, sắc phong, sách vở có giá trị lớn về lịch sử, văn hóa. Đó chính là làng cổ tích của Hải Dương và cũng là của cả nước.

Chùa Mui lưu giữ nhiều hiện vật giá trị

Nằm ở phía bắc huyện Thanh Miện, chùa Mui ở làng Cụ Trì, Ngũ Hùng hiện còn lưu giữ nhiều hiện vật phong phú, giá trị.

Chùa Mui vẫn giữ được nét đẹp cổ kính

Lưu giữ nhiều giá trị

Làng Cụ Trì xưa thuộc tổng La Ngoại, huyện Thanh Miện, phủ Ninh Giang, trấn Hải Dương. Ngày nay, Cụ Trì là một trong năm thôn của xã Ngũ Hùng, huyện Thanh Miện.

Đặc sắc hệ thống tượng Phật cổ ở đình, chùa Đồng Niên

Những bức tượng Phật có từ hàng trăm năm tại di tích đình, chùa Đồng Niên (ở phường Việt Hòa, TP Hải Dương) trải qua bao thăng trầm, biến cố, được chính quyền và người dân nơi đây gìn giữ, bảo vệ như báu vật.

Những pho tượng hầu như còn nguyên vẹn, có thần thái đẹp, sắc nét

Đình Đồng Niên có kiến trúc thời Lê. Đầu thế kỷ 20, công trình xuống cấp nên đã được trùng tu, tôn tạo lại. Trải qua bao biến cố lịch sử, đình Đồng Niên vẫn giữ được nét cổ kính hiếm có. Ngôi đình thờ 3 vị Thành hoàng là những anh hùng cứu quốc thời tiền Lý (544-602) và rất linh thiêng.

Bến Đò Cung

Từ thuở hồng hoang, Lam giang đã ba phía ôm ấp Cát Ngạn. Sông tưới tắm ruộng đồng. Sông gom góp những doi cát vàng óng ả. Sông dâng tặng vô vàn tôm cá. Sông đắp bồi lớp lớp phù sa,...

Sông làm giàu cho đất lành bốn mùa hoa trái nhưng sông cũng bó buộc con người vào thế bất tiện giao thương. Từ quê đi ra có đến bốn bến đò. Đi muôn nơi về đến quê, vẫn thấp thỏm tối trời, lo “sẩy chuyến đò”. Nặng lòng câu “sông sâu chớ lội, đò đầy chớ qua,”...

Lấy “trang sách làm cánh buồm”(1), đất tứ tắc chắt chiu sinh thành, dưỡng dục nhiều sĩ tử, nhiều ông Cử, ông Nghè, Thám hoa(2), nhiều anh hùng (3) làm rạng danh “đất Cát”.

Hoạt động tại bến Đò Cung. Ảnh: Tiến Đông

Làng biển có nhiều di tích bậc nhất Nghệ An

Làng Trung Kiên, xã Nghi Thiết (Nghi Lộc) không chỉ nổi tiếng với nghề đóng tàu biển hơn 700 năm, mà đây còn là làng quê gìn giữ, bảo tồn được nhiều di tích bậc nhất tỉnh.

Làng Trung Kiên có bề dày lịch sử lâu đời. Theo các tài liệu, từ thời tiền Lê, thời Lý, vùng đất hoang vu, lau lách dưới chân núi Chùa, núi Rồng đã được khai phá với tên gọi Kẻ Lau. Sau chiến thắng quân Nguyên đời Trần, làng đổi tên thành Hoàng Lao, Trung Kiên với hàm ý là làng quê trung quân ái quốc, kiên cường, bất khuất trong sự nghiệp chống giặc ngoại xâm. Hiện nay, làng biển đặc biệt này còn lưu giữ được gần như nguyên vẹn hệ thống các công trình, di tích cổ xưa. Ảnh: Huy Thư

Vẻ đẹp cung đường dẫn tới Hoan Châu đệ nhất danh lam ở Hà Tĩnh

Trên con đường dẫn tới chùa Hương Tích (xã Thiên Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh), du khách sẽ được tận hưởng một khung cảnh thiên nhiên đa dạng, với sự kết hợp giữa núi non, sông suối, không khí trong lành tạo nên một bức tranh phong cảnh hài hoà, thư thái.

Chùa Hương Tích nằm ở độ cao 650 m so với mặt nước biển, tọa lạc trên một ngọn núi đẹp nhất của 99 đỉnh núi Hồng. Ảnh Thanh Hải

“Vị quê” ở những phiên chợ truyền thống Hà Tĩnh ngày giáp tết

Cứ đến ngày 19, 20 tháng Chạp hằng năm, người dân Hương Sơn (Hà Tĩnh) lại nô nức tới chợ Gôi (xã An Hòa Thịnh) và chợ Choi (xã Tân Mỹ Hà) để tìm về những nét đẹp văn hóa truyền thống của địa phương.

Trước đây và bây giờ, dẫu bận rộn thế nào, người dân Hương Sơn cũng sẽ dành thời gian để đi chợ Gôi, chợ Choi để sắm sửa chuẩn bị đón tết. Ngày trước, chợ Gôi (chợ trâu) - tổ chức vào ngày 19 tháng Chạp và chợ Choi (chợ bò) - tổ chức vào ngày 20 tháng Chạp là nơi người dân đưa trâu, bò đến để trao đổi, buôn bán.

Khu du lịch sinh thái Mỹ Luông – Chợ Mới – An Giang

An Giang, vùng đất được thiên nhiên ưu đãi với nhiều thắng cảnh đẹp, nơi giao thoa của nhiều nền văn hóa – tôn giáo – dân tộc, nhưng vẫn giữ được hồn quê đặc trưng của xứ sở Tây Nam bộ mà du khách có thể nhìn thấy trong tầm thu gọn tại khu du lịch sinh thái Mỹ Luông.

Khu du lịch sinh thái Mỹ Luông nổi bật với các khu trái cây miệt vườn, những hồ cá mát mẻ, những mái chòi lợp lá dân dã cùng biết bao bộ bàn cây, ghế gỗ,… mang đậm phong vị quê hương miền Tây Nam Bộ. Điều làm nên sự khác biệt của Mỹ Luông phải kể đến sự lồng ghép, kết hợp linh hoạt giữa không gian sinh thái bao la rộng lớn với những tiểu cảnh được thiết kế, dàn xếp khéo léo, công phu. Tất cả tạo thành địa điểm du lịch An Giang hấp dẫn đối với du khách đến tham quan.

Khu du lịch sinh thái cồn Én – Chợ Mới – An Giang

Khu Du lịch sinh thái cồn Én nằm bên triền sông Tiền bình yên, thơ mộng với bãi tắm nhân tạo ven sông sẽ mang đến cho du khách cảm giác sảng khoái hiếm nơi nào có được. Đây là điểm đến hấp dẫn, đặc sắc, vừa mới xuất hiện trên bản đồ du lịch An Giang đã gây ấn tượng với du khách gần xa. Nơi đây nổi bật với thế giới gỗ trầm thủy và nhiều địa điểm “check-in” tuyệt đẹp.

Khu du lịch sinh thái cồn Én