3 thg 9, 2022

Ngỡ ngàng Đăk Sing

Mang nét đẹp hoang sơ, kỳ vĩ, thác Đăk Sing, xã Văn Lem (huyện Đăk Tô) như một bức tranh thủy mặc, thật sự là một điểm đến thú vị dành cho những ai yêu thích loại hình du lịch trải nghiệm.

Thác Đăk Sing nằm cách UBND xã Văn Lem chừng 3 km. Từ xã men theo con đường nhỏ độc đạo, chúng tôi đi về hướng thác Đăk Sing. Càng tiến sâu vào hướng thác, chúng tôi gặp rừng thông, rồi đến rừng cây hỗn giao còn nguyên sinh phủ xanh hai bên đường đi. Khí trời ở gần thác mát mẻ, làm dịu đi cái nắng oi bức của tiết trời tháng 7, khiến chúng tôi cảm thấy thoải mái và dễ chịu hơn.

Sau gần 20 phút chạy xe, chúng tôi gặp đường xuống thác với những bậc bê tông. Tại địa điểm này, cũng là lúc chúng tôi phải để lại xe máy và bắt đầu đi bộ để từng bước tiếp cận thác. Theo quan sát, dường như đã từ lâu rồi, đường nơi đây không có người lui tới. Có lẽ vì vậy, nên hai bên đường xuống các bậc bê tông vào thác bị những nhánh cây tua tủa đâm ngang. Những bậc thang hướng xuống chân thác bị rêu phong phủ kín và rất trơn trượt. Càng xuống sâu, đường đi càng trở nên dốc hơn. Mỗi bước đi, chúng tôi đều phải hết sức cẩn thận, nhìn trước ngó sau để tránh trượt ngã.

Thân thương bếp củi

Bây giờ ở phố, nấu ăn đã có bếp gas, bếp điện, nhưng lâu lâu có thời gian, hay nấu những món ăn gì đó đặc trưng của quê hương thì chị vẫn dùng bếp củi. Nhìn chị chụm củi, ngửi mùi khói bếp cay cay, tôi lại thương dáng má lui cui bên bếp củi nơi quê nhà.

Mỗi lần ngửi mùi khói bếp cay cay lại nhớ thương bếp củi của mẹ nơi quê nhà. Ảnh: SC

Cả anh và chị đều là con nhà nông, nên ai cũng quen với bếp củi. Xa quê, nên nhiều lúc nhớ quay quắt mùi khói bếp, nhớ những món ăn quen thuộc ở quê, nên cứ muốn được nấu bếp củi- chị nói.

Khám phá nét độc đáo của vườn đá Hoàng Tung ở Cao Bằng

Tại huyện Hòa An, có 1 vườn đá độc đáo mang tên Hoàng Tung là điểm đến trong tuyến “Hành trình về với nguồn cội” của Công viên địa chất toàn cầu Non nước Cao Bằng.

Tại xã Hoàng Tung, huyện Hòa An, có 1 vườn đá độc đáo là điểm đến trong tuyến “Hành trình về với nguồn cội” của Công viên địa chất toàn cầu Non nước Cao Bằng.

Chiêm ngưỡng ngôi chùa cổ kính nghìn năm tuổi ở Hà Nội

Chùa Ngâu được xây dựng vào năm 1130 niên hiệu Thiên Thuận vào thời vua Lý Thần Tông do đức Lệ Thiên Hoàng Hậu xây dựng. Ngôi chùa được xếp hạng Di tích lịch sử quốc gia vào năm 1995.

2 thg 9, 2022

Giồng Cám - Địa danh đã đi vào lịch sử

Di tích lịch sử (DTLS) Giồng Cám thuộc địa phận xã Đức Hòa Thượng, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An là nơi ghi dấu chiến tích Nam kỳ khởi nghĩa của quân - dân Đức Hòa. Mặc dù không đạt được thắng lợi nhưng phong trào đã nêu cao tinh thần yêu nước, mưu trí của quân ta và là bài học quý giá cho phong trào khởi nghĩa vũ trang sau này.

Di tích lịch sử Giồng Cám

Người dân Đức Hòa Thượng quen gọi DTLS Giồng Cám là bia Nam kỳ khởi nghĩa vì bởi tại đó, các chiến sĩ Nam kỳ khởi nghĩa đã tiêu diệt 2 tên ác ôn là Quản Nên và Bếp Nhung vào năm 1940.

Văn bia năm 1973 tại chùa Tôn Thạnh - xuất phát từ việc tôn vinh Nguyễn Đình Chiểu

Trong khuôn viên chùa Tôn Thạnh (huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An) có 2 tấm văn bia tôn vinh Nguyễn Đình Chiểu và sự gắn bó của cụ Đồ với chùa Tôn Thạnh. Có ý kiến cho rằng, cần bỏ tấm văn bia có nội dung chưa chính xác để tránh nhầm lẫn. Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch (VH-TT&DL) đã có trả lời chính thức về vấn đề trên.

Đề xuất “tháo tấm bảng này ra”

Chùa Tôn Thạnh là ngôi cổ tự thuộc xã Mỹ Lộc, huyện Cần Giuộc. Đây là nơi lưu dấu nhà chí sĩ yêu nước Nguyễn Đình Chiểu. Từ năm 1859-1862, cụ Nguyễn về quê vợ - bà Lê Thị Điền ở làng Thanh Ba, Cần Giuộc và nương náu tại chùa Tôn Thạnh, mở lớp dạy học. Sau đó, giặc đánh chiếm Cần Giuộc, ông xuôi về Bến Tre. Để ghi nhớ những ngày cụ Đồ Chiểu lưu lại Long An và sáng tác Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc ca ngợi những người nông dân nghĩa sĩ đã dám đứng lên chống lại bọn “Lang sa”, chùa Tôn Thạnh được xếp hạng Di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia.

Văn bia năm 1973 tại chùa Tôn Thạnh

Công viên tượng đài - Biểu tượng của Long An

"Công viên tượng đài" (CVTĐ) là cách gọi quen dùng của người dân dành cho Công viên tượng đài Long An "Trung dũng kiên cường, toàn dân đánh giặc". Được khánh thành vào năm 2010, CVTĐ trở thành biểu tượng của Long An. Nhiều người Long An xa quê nói rằng nhìn thấy CVTĐ là biết đã về tới nhà vì công viên nằm trên tuyến Quốc lộ 1, thuộc phường 5, nơi cửa ngõ vào TP.Tân An.

Một công trình đồ sộ và ý nghĩa

Được khánh thành năm 2010, CVTĐ Long An "Trung dũng kiên cường, toàn dân đánh giặc" đã trở nên quen thuộc, là nguồn cảm hứng sáng tác của nhiều nghệ sĩ nhiếp ảnh. Hình ảnh cụm tượng đài cũng đi vào phim ảnh, MV, video như một điểm nhấn không thể thiếu khi nhắc đến Long An.

Tượng đài Long An "Trung dũng kiên cường, toàn dân đánh giặc" gồm nhóm tượng người mẹ và chiến sĩ cùng quần thể tượng "Trung dũng kiên cường, toàn dân đánh giặc"

Ngôi già lam ở Xóm Chùa, vùng hạ

Tại xã Tân Lân, huyện Cần Đước, tỉnh Long An có một ấp tên là Xóm Chùa. Trước đây, ấp có tên là Mương Ông Bường. Tên ấp Xóm Chùa được hình thành từ khi trong ấp có 4 ngôi chùa lần lượt “mọc lên”. Đầu tiên và quan trọng nhất phải kể đến là chùa Phước Lâm.

Có thể nói, chùa Phước Lâm là ngôi cổ tự đặc trưng cho hình thái chùa chiền Nam bộ. Tại Cần Đước, đó được xem là trung tâm Phật giáo của huyện. Theo ông Nguyễn Văn Thiện, người lập Hồ sơ di tích chùa Phước Lâm, ở Cần đước có 15 vị trụ trì các chùa thì có 9 người từng thọ giới và tu học tại chùa Phước Lâm.

Chùa Phước Lâm nhìn từ trên cao (Ảnh: Công Toại)

Ngôi chùa ở TP.HCM do Thiền sư Nhất Hạnh khởi xướng giữ 3 kỷ lục Việt Nam

Chùa Pháp Vân (quận Tân Phú, TP.HCM) do Thiền sư Nhất Hạnh khởi xướng xây dựng từ năm 1965 hiện đang giữ 3 kỷ lục Việt Nam về tượng Phật, bộ kinh và kỳ lân.

Ngôi chùa Chùa Pháp Vân hơn 50 tuổi giữ 3 kỷ lục Việt Nam hiện tọa lạc tại số 16 đường Lê Thúc Hoạch, phường Phú Thọ Hòa, quận Tân Phú. Đây tiền thân là Thiền đường dành cho sinh viên thiền tập, nằm trong khuôn viên trường ĐH vạn Hạnh do Thiền sư Nhất Hạnh sáng lập và khởi xướng năm 1965.

Chùa Pháp Vân hiện đang giữ 3 kỷ lục Việt Nam gồm: Tượng Bồ Tát Quan Âm nghìn tay nghìn mắt (ở thế đứng) bằng đồng cao nhất Việt Nam. Cặp kỳ lân bằng đá hoa cương lớn nhất qua bàn tay người thợ đục đẽo, tạc ra tượng với các đường nét vừa cứng cáp lại mềm mại; và Kinh Bát nhã bằng tiếng Việt (bản dịch của Thiền sư Nhất Hạnh) được khắc lộng vào bộ cửa bằng gỗ sao lớn nhất. Ảnh: Nhật Thịnh

1 thg 9, 2022

Độc đáo làng gốm 500 tuổi ở phố cổ Hội An

Với lịch sử hình thành hơn 500 năm tuổi, làng gốm Thanh Hà là một trong những địa điểm mà du khách không thể bỏ lỡ khi ghé thăm đô thị cổ Hội An.


Làng gốm Thanh Hà tọa lạc bên dòng sông Thu Bồn, cách trung tâm phố cổ Hội An (tỉnh Quảng Nam) khoảng 3km về phía Tây. Ngôi làng vừa có tên trên bản đồ Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia với nghề làm gốm cổ. Làng gốm Thanh Hà luôn là điểm đến ưa thích của du khách khi ghé thăm Hội An.