Món bánh xèo ở TX. Đức Phổ rất đặc trưng, bởi vậy đã tạo nên "thương hiệu" bánh xèo Đức Phổ. Ngày xưa, bánh xèo Đức Phổ chỉ giới hạn ở làng quê, đặc biệt là trong những ngày đông trời mưa phùn gió bấc, hay vào dịp rằm, đặc biệt là rằm tháng Mười, nhà nhà đúc bánh xèo. Còn bây giờ, món bánh xèo ở TX. Đức Phổ theo xe buýt ra TP. Quảng Ngãi và đi các nơi, để đáp ứng nhu cầu của thực khách gần xa.
27 thg 8, 2022
Bánh xèo Đức Phổ
Nhiều người bảo, món bánh xèo Đức Phổ đã ăn rồi cũng muốn được ăn thêm lần nữa. Dù rằng, đó là bánh xèo không nhân thịt, tôm, trứng, chỉ có lá hẹ rắc đều...
Món bánh xèo ở TX. Đức Phổ rất đặc trưng, bởi vậy đã tạo nên "thương hiệu" bánh xèo Đức Phổ. Ngày xưa, bánh xèo Đức Phổ chỉ giới hạn ở làng quê, đặc biệt là trong những ngày đông trời mưa phùn gió bấc, hay vào dịp rằm, đặc biệt là rằm tháng Mười, nhà nhà đúc bánh xèo. Còn bây giờ, món bánh xèo ở TX. Đức Phổ theo xe buýt ra TP. Quảng Ngãi và đi các nơi, để đáp ứng nhu cầu của thực khách gần xa.
Món bánh xèo ở TX. Đức Phổ rất đặc trưng, bởi vậy đã tạo nên "thương hiệu" bánh xèo Đức Phổ. Ngày xưa, bánh xèo Đức Phổ chỉ giới hạn ở làng quê, đặc biệt là trong những ngày đông trời mưa phùn gió bấc, hay vào dịp rằm, đặc biệt là rằm tháng Mười, nhà nhà đúc bánh xèo. Còn bây giờ, món bánh xèo ở TX. Đức Phổ theo xe buýt ra TP. Quảng Ngãi và đi các nơi, để đáp ứng nhu cầu của thực khách gần xa.
Ngon miệng với món canh cò ke
Có dịp đến huyện Trà Bồng, nhiều người thích thú khi thưởng thức món canh cò ke. Món ăn này không chỉ có tên gọi thú vị, mà còn có hương vị thơm ngon đặc trưng.
Người dân ở huyện Trà Bồng cho biết, cò ke là phần ở bên trong thân cây khoai môn mọc theo dòng nước hai bên bờ suối. Cò ke có quanh năm. Người dân đi dọc hai bên bờ suối để hái những đọt cò ke. Cũng giống như rau dớn, cò ke mọc tự nhiên, hoang dã nên được xem là rau sạch. Nhiều người hái cò ke về bán cho thương lái, giá từ 5 - 10 nghìn đồng/bó.
Người dân ở huyện Trà Bồng cho biết, cò ke là phần ở bên trong thân cây khoai môn mọc theo dòng nước hai bên bờ suối. Cò ke có quanh năm. Người dân đi dọc hai bên bờ suối để hái những đọt cò ke. Cũng giống như rau dớn, cò ke mọc tự nhiên, hoang dã nên được xem là rau sạch. Nhiều người hái cò ke về bán cho thương lái, giá từ 5 - 10 nghìn đồng/bó.
Loại hoa mọc trong đầm trước chỉ để làm cảnh, nay "nâng tầm" thành đặc sản có một không hai
Món ăn được làm từ thân cây này từ lâu đã trở thành một đặc sản không thể không thưởng thức khi đến Vũng Tàu.
Vũng Tàu vốn là một điểm đến nổi tiếng với các loại hải sản tươi sống. Không chỉ vậy, nơi đây còn có nhiều món ngon đa dạng. Trong số đó phải nhắc tới món bún làm từ một loại hoa mọc trong đầm: Bún súng Vũng Tàu.
Vốn là một loại cây hoa mọc trong đầm nhưng cây súng lại được người dân tận dụng nấu thành món ăn ngon. Bún súng là một món ăn dân dã với hương vị vô cùng khác lạ được làm từ thân cây súng. Cũng bởi món ăn này là sự hòa quyện của nhiều văn hóa ẩm thực khác nhau
Vũng Tàu vốn là một điểm đến nổi tiếng với các loại hải sản tươi sống. Không chỉ vậy, nơi đây còn có nhiều món ngon đa dạng. Trong số đó phải nhắc tới món bún làm từ một loại hoa mọc trong đầm: Bún súng Vũng Tàu.
Vốn là một loại cây hoa mọc trong đầm nhưng cây súng lại được người dân tận dụng nấu thành món ăn ngon. Bún súng là một món ăn dân dã với hương vị vô cùng khác lạ được làm từ thân cây súng. Cũng bởi món ăn này là sự hòa quyện của nhiều văn hóa ẩm thực khác nhau
Biệt thự “ma quái” nổi tiếng thế giới ở Đà Lạt
Tòa biệt thự này gây ấn tượng ngay từ cái nhìn đầu tiên nhờ vẻ ngoài vô cùng ma mị, như được nhào nặn từ bàn tay phù thủy...
Tọa lạc ở số 3 Huỳnh Thúc Kháng, thành phố Đà Lạt, biệt thự Hằng Nga hay
Ngôi nhà quái dị, Ngôi nhà Điên (Crazy House) là một là một địa điểm
tham quan nổi tiếng cả trong và ngoài nước nhờ có phong cách kiến trúc
đặc biệt
Có khuôn viên rộng gần 2.000 m², khu biệt thự này được khai trương vào
năm 1990, gồm nhiều tòa nhà gây ấn tượng ngay từ cái nhìn đầu tiên nhờ
vẻ ngoài vô cùng ma mị, như được nhào nặn từ bàn tay phù thủy.
Phía trong mỗi tòa nhà có những hành lang uốn lượn như hang động, cầu
thang quanh co, các căn phòng cách bài trí nội thất kỳ quặc...
Những đường thẳng và góc vuông của các tòa nhà thông thường hoàn toàn
không hiện diện tại đây. Mọi thứ ở “ngôi nhà điên” cong vẹo như thế đã
bị nung chảy ở nhiệt độ cao và sau đó để cho đông cứng lại
Dù được xây dựng bằng bê tông cốt thép, các công trình của tòa biệt thự
vẫn tạo ra cảm giác về sự gần gũi với thiên nhiên nhờ lối tạo hình mềm
mại, ngẫu hứng cùng sự hiện diện dày đặc của các loại cây xanh trong
khuôn viên
Những nét văn hóa đặc trưng của vùng đất Tây Nguyên được đưa vào thiết
kế của tòa biệt thự, thể hiện qua hình ảnh tượng nhà mồ, mái nhà rông
vút cao, bộ cồng chiêng, cặp sừng trâu...
Ngoài những điểm đặc sắc, theo đánh giá từ du khách, điểm trừ của khu du
lịch này là các cầu thang chênh vênh có lan can thấp và sơ sài, trẻ em
chỉ nên khám phá nơi đây với sự giám sát chặt chẽ của người lớn để tránh
rủi ro
Không chỉ là một điểm tham quan, biệt thự Hằng Nga còn là cơ sở lưu trú
du lịch với 11 phòng nghỉ có phong cách khác nhau, mang những cái tên
thú vị như phòng Con kiến, phòng Con hổ, phòng Đại bàng đất, phòng Quả
bầu...
Trong các sách hướng dẫn du lịch, khu biệt thự này luôn được coi là một
trong những điểm đến hàng đầu của thành phố Đà Lạt. Tờ Nhân dân Nhật báo
của Trung Quốc còn xếp công trình vào nhóm 10 tòa nhà kỳ lạ nhất thế
giới.
Kiến trúc sư và chủ nhân của biệt thự Hằng Nga là bà Đặng Việt Nga. Thuở
bé, bà học trường tiểu học dành cho thiếu nhi Việt Nam tại Trung Quốc
(1951-1954) và học trung học tại Liên Xô.
Bà tốt nghiệp Đại học Kiến trúc Mátxcơva (1959 – 1965), sau đó từ 1969 –
1972 tiếp tục trở lại học và lấy bằng Tiến sĩ của Liên Xô. Năm 1983, bà
rời Hà Nội đến sống tại Đà Lạt và đầu tư xây dựng tòa nhà này.
Một số hình ảnh khác về khu biệt thự Hằng Nga ở Đà Lạt.
Quốc Lê
Khám phá ngôi chùa là “điểm du lịch Di tích quốc gia đặc biệt”
Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 2475/QĐ-UBND về việc công nhận điểm du lịch Di tích Quốc gia đặc biệt chùa Tây Phương. Cùng điểm qua những nét nổi bật của ngôi chùa cổ nổi tiếng này.
26 thg 8, 2022
Đặc sản Cà Mau gây thương nhớ
Vùng đất cực Nam không chỉ trù phú về rừng và biển mà còn nổi tiếng với vô số đặc sản làm say lòng du khách.
Là vùng đất sở hữu sông ngòi, kênh rạch nên Cà Mau có nhiều loại động thực vật, từ nước ngọt, mặn và cả lợ. Hầu như loại nào cũng có thể chế biến thành nhiều món ngon, trở thành đặc sản được du khách gần xa biết đến. Dưới đây là 7 loại đặc sản bạn có thể mua về làm quà hoặc thưởng thức khi có dịp ghé đến đất Mũi.
Cua Năm Căn
Cua Năm Căn là một trong những đặc sản mà thiên nhiên ưu ái ban tặng cho người dân Cà Mau. Cua được nuôi trong môi trường sinh thái tự nhiên trong các vuông tôm kết hợp trồng rừng và vùng bãi bồi ven biển, gây ấn tượng nhờ thịt ngọt, chắc, nhiều thớ, gạch béo ngậy, có giá trị dinh dưỡng và kinh tế cao.
Là vùng đất sở hữu sông ngòi, kênh rạch nên Cà Mau có nhiều loại động thực vật, từ nước ngọt, mặn và cả lợ. Hầu như loại nào cũng có thể chế biến thành nhiều món ngon, trở thành đặc sản được du khách gần xa biết đến. Dưới đây là 7 loại đặc sản bạn có thể mua về làm quà hoặc thưởng thức khi có dịp ghé đến đất Mũi.
Cua Năm Căn
Cua Năm Căn là một trong những đặc sản mà thiên nhiên ưu ái ban tặng cho người dân Cà Mau. Cua được nuôi trong môi trường sinh thái tự nhiên trong các vuông tôm kết hợp trồng rừng và vùng bãi bồi ven biển, gây ấn tượng nhờ thịt ngọt, chắc, nhiều thớ, gạch béo ngậy, có giá trị dinh dưỡng và kinh tế cao.
Những món ăn lạ vị tại Nha Trang
Bánh tráng xoài, gỏi khô bò ăn cùng tàu hũ đá, bánh ướt Diên Khánh là những món ăn lạ vị, hút khách mỗi dịp đến Nha Trang.
Bên cạnh tắm biển hay check-in, khách du lịch đến thành phố biển Nha Trang có thể tìm và thưởng thức những món ăn độc đáo, mang hương vị đặc trưng của thành phố này.
Bánh tráng xoài
Nguyên liệu chính để làm ra những cuộn bánh tráng xoài là xoài cát chín tự nhiên xuất xứ từ Cam Ranh, nơi trồng xoài lớn nhất miền Trung. Sau khi được gọt sạch vỏ và bỏ vào máy xay nhuyễn, xoài được cho vào nồi nấu chín. Trong quá trình nấu, người chế biến phải canh sao cho xoài giữ nguyên vị. Sau khoảng 2 đến 3 giờ nấu tùy theo số lượng, xoài được cho vào các khuôn rồi đem đi phơi nắng từ 3 đến 5 ngày. Xoài trong khuôn sau khi phơi nắng sẽ khô lại và được cắt, đóng túi.
Bên cạnh tắm biển hay check-in, khách du lịch đến thành phố biển Nha Trang có thể tìm và thưởng thức những món ăn độc đáo, mang hương vị đặc trưng của thành phố này.
Bánh tráng xoài
Nguyên liệu chính để làm ra những cuộn bánh tráng xoài là xoài cát chín tự nhiên xuất xứ từ Cam Ranh, nơi trồng xoài lớn nhất miền Trung. Sau khi được gọt sạch vỏ và bỏ vào máy xay nhuyễn, xoài được cho vào nồi nấu chín. Trong quá trình nấu, người chế biến phải canh sao cho xoài giữ nguyên vị. Sau khoảng 2 đến 3 giờ nấu tùy theo số lượng, xoài được cho vào các khuôn rồi đem đi phơi nắng từ 3 đến 5 ngày. Xoài trong khuôn sau khi phơi nắng sẽ khô lại và được cắt, đóng túi.
Chim cút chiên hút khách nhờ nước chấm xí muội
Thịt chim cút chiên mềm ngọt, thấm vị, lớp da bên ngoài giòn, nhưng điểm thu hút nhất chính là nước chấm xí muội.
Xe chim cút chiên không biển hiệu có từ hơn 30 năm trước, nằm trên đường Lê Văn Sỹ sau đó chuyển sang Trần Huy Liệu, quận 3. Nơi này hút khách nhờ hương vị thơm ngon trong từng con chim cút chiên vàng giòn, cùng 3 loại nước chấm tự làm, trong đó tương xí muội được thực khách yêu thích nhất.
Xe chim cút chiên không biển hiệu có từ hơn 30 năm trước, nằm trên đường Lê Văn Sỹ sau đó chuyển sang Trần Huy Liệu, quận 3. Nơi này hút khách nhờ hương vị thơm ngon trong từng con chim cút chiên vàng giòn, cùng 3 loại nước chấm tự làm, trong đó tương xí muội được thực khách yêu thích nhất.
Chùa Biện Sơn - di tích lịch sử cấp Quốc gia
Chùa Biện Sơn được coi là ngôi chùa đẹp nhất của huyện Yên Lạc, Vĩnh Phúc. Chùa Biện Sơn được xếp hạng di tích lịch sử cấp Quốc gia vào năm 1996.
Những ngày gần đây, chùa Biện Sơn (Yên Lạc, Vĩnh Phúc) nhận được sự chú ý lớn của dư luận sau ký sự của Báo Dân Việt. Ảnh: Báo Dân Việt.
Ngay khi nhận thông tin từ báo chí, ông Bùi Huy Vĩnh, Trưởng Ban Tuyên
giáo Tỉnh ủy Vĩnh Phúc cho biết, Ban chỉ đạo công tác tôn giáo tỉnh đã
họp và giao nhiệm vụ cho các cơ quan về vụ việc. Tỉnh Vĩnh Phúc cũng vào
cuộc ngay. Hiện vụ việc đang trong quá trình tìm hiểu. Ảnh: Báo Dân
Việt.
Chiều 18/7, trao đổi với PV Báo Tri thức và Cuộc sống xung quanh thông tin báo Dân Việt phản
ánh vụ việc ở Chùa Biện Sơn (Vĩnh Phúc), Thượng tọa Thích Đức Thiện -
Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam
cho biết, ngay khi nắm được thông tin, Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã
giao cho Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Vĩnh Phúc làm rõ và phải có báo cáo rồi
xử lý nghiêm. Ảnh: Báo Dân Việt.
Nhắc đến chùa Biện Sơn, nhiều người nhận ra đây là di tích lịch sử cấp Quốc gia nổi tiếng ở Vĩnh Phúc.
Chùa Biện Sơn tọa lạc trên một gò đất cao rộng khoảng 14.939m2. Ngày
trước có tên là Độc Nhĩ, người dân địa phương hay gọi là Núi Biện với
dáng quy xà hợp hình rất kì lạ.
Chùa Biện Sơn gây ấn tượng bởi cổng vào được xây dựng bằng chất liệu thô
mộc, tự nhiên nhưng đường nét sắc sảo, chi tiết. Ảnh: Báo Vĩnh Phúc
Chùa Biện Sơn hiện đã được tu bổ, tôn tạo, xây dựng nhưng vẫn giữ được
những nét cổ kính của một ngôi chùa thuần Việt trên cơ sở nền chùa cũ
theo kiến trúc kiểu chữ "Đinh" gồm tiền đường 5 gian 2 dĩ, thượng điện 3
gian, các bộ vì theo kiểu thức "chồng rường giá chiêng". Ảnh: Báo Vĩnh
Phúc
Phả lục đền Nguyễn Gia Loan (đền thờ Nguyễn Sứ Quân) chép: "Trước doanh
trại của ông (nay là gò chùa Biện Sơn) có một khu đồng. Ông thường tích
nước thả cá. Hàng năm cứ đến ngày mùng 8 tháng Giêng đầu xuân là ngày
sinh nhật ông. ông mời bô lão trong xóm ấp, sai quân đánh cá, thiết tiệc
mừng xuân. Đêm đến lại dâng bày hoa quả bánh trái, mừng vui tưởng niệm
công đức cù lao của cha mẹ để lại. Ngày hôm sau lại mổ bò giết trâu, mời
phường múa hát, cùng với nhân dân mở hội mừng xuân" . Ảnh: Báo Vĩnh
Phúc.
Cuối năm 967, Đinh Bộ Lĩnh dẫn quân lên vùng Tam Đái, Nguyễn Khoan chống
không nổi, tử trận. Hai tướng và hai bà vợ của ông tự vẫn ở Ao Nâu,
cạnh gò Đồng Đậu. Tuy nhiên, theo thần tích làng Vĩnh Mỗ (tức thị trấn
Yên Lạc ngày nay) thì Nguyễn Khoan được Đinh Bộ Lĩnh tha chết và ông đã
xuống tóc đi tu tại ngôi chùa Biện Sơn do ông xây dựng trước đó. Vì thế mà chùa Biện Sơn ngoài thờ Phật còn thờ đại sư Nguyễn Khoan. Ảnh: Báo Vĩnh Phúc
Đại bảo tháp chùa Biện Sơn tạo điểm nhấn cho toàn bộ cảnh quan di tích.
Đại bảo tháp được đúc bằng đồng nguyên chất theo dáng tháp của Tây Tạng,
bên trong có chứa nhiều viên xá lợi lớn nhất Việt Nam. Ảnh: Báo Vĩnh
Phúc.
Đến chùa Biện Sơn, du khách có thể bắt gặp những góc nhỏ bình dị, gần gũi với cuộc sống đời thường. Ảnh: Báo Vĩnh Phúc.
Tang giếng trong chùa được chạm trổ cầu kỳ, công phu. Ảnh: Báo Vĩnh Phúc
Chùa Biện Sơn hiện là cơ sở Phật giáo lớn của tỉnh Vĩnh Phúc. Chùa Biện
Sơn được xếp hạng di tích lịch sử cấp Quốc gia vào năm 1996. Ảnh: Báo
Vĩnh Phúc
Ngày nay, chùa Biện Sơn trở thành điểm dừng chân, tham quan, nghiên cứu
của đông đảo du khách trên lộ trình tìm về với cội nguồn dân tộc. Ảnh:
Báo Vĩnh Phúc.
Đây cũng là nơi diễn ra lễ hội sông Loan – núi Biện đậm đà bản sắc dân
tộc, thu hút đông đảo nhân dân địa phương và du khách, phật tử gần xa về
chiêm bái, thưởng ngoạn. Ảnh: Báo Vĩnh Phúc
Hoàng Mai (T/H)
Những bí mật thú vị về Tòa Thánh Tây Ninh
Tọa lạc tại thị xã Hòa Thành, tỉnh Tây Ninh, Tòa Thánh Tây Ninh là một công trình tôn giáo nổi tiếng khắp trong và ngoài nước. Dù vậy, không phải ai cũng biết về điều lý thú dưới đây của Tòa Thánh.
1. Hình tượng Long Mã. Tổng thể Tòa Thánh Tây Ninh
mang hình tượng Long Mã, một linh vật của người Á Đông. Trong đó, mặt
tiền là đầu Long Mã, hai lầu chuông và trống là hai sừng, khu vực Bát
Quái Đài nằm phía cuối là phần đuôi.
2. Công trình đã bị "thu nhỏ". Theo thiết kế ban đầu, Tòa Thánh
dài 135 mét, rộng 27 mét. Tuy nhiên, Hội Thánh gặp khó khăn về tài
chính nên khi thi công đã thu bớt lại kích thước trên. Kích thước thực
tế chỉ còn dài 97,5 mét, rộng 22 mét.
3. Bê tông cốt tre. Nhìn vào Tòa Thánh đồ sộ, ít ai ngờ rằng công trình này được xây dựng bằng bê tông cốt tre chứ không phải cốt thép.
4. Diện tích “khổng lồ”. Khuôn viên Tòa Thánh Tây Tinh
có diện tích lên đến gần 100 ha (1 km2), được chia thành nhiều ô như bàn
cờ. Diện tích này tương đương một số phường của Hà Nội và TP. HCM.
5. Cánh cổng chỉ mở vào dịp đặc biệt. Có 12 cổng lớn
nhỏ dẫn vào Tòa Thánh. Trong đó, Chánh môn là cổng chính và là cổng lớn
nhất, chỉ mở vào các dịp đón tiếp nguyên thủ các quốc gia, lãnh đạo các
Tôn giáo.
6. Rừng nguyên sinh. Trong khuôn viên Tòa Thánh còn bảo tồn một khoảng rừng nguyên sinh, có từ thời vùng đất này còn hoang sơ đầy cọp beo. Khu rừng nhỏ này là nơi sinh sống của khá nhiều khỉ.
7. Cây bồ đề đến từ đất tổ Phật giáo. Khoảng sân trước
Tòa Thánh có cây bồ đề cổ thụ do Đại đức Thera Narada, phó Tăng thống
Phật giáo Srilanka, tặng cho Tòa Thánh năm 1953. Cây được chiết từ cây
bồ đề ở Bồ Đề Đạo Tràng, Ấn Độ.
8. Những tác phẩm nghệ thuật độc đáo. Toàn bộ Tòa Thánh giống một tác phẩm nghệ thuật khổng lồ với vô số tranh, tượng, phản ánh vũ trụ quan đặc sắc của đạo Cao Đài.
9. Biểu tượng bí ẩn. Tòa Thánh cũng có nhiều biểu tượng
ẩn chứa những ý nghĩa đặc biệt, giống như những lời tiên tri trong các
sấm truyền đang chờ người giải đáp.
10. Âm nhạc đặc sắc. Nếu đến tham quan Tòa Thánh vào
khoảng 12 giờ trưa, giờ Tòa Thánh tổ chức Thánh lễ, du khách sẽ được
nghe những bài Thánh ca Cao Đài vang lên trên nền nhạc được diễn tấu
bằng các loại nhạc cụ truyền thống.
Quốc Lê
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)