2 thg 4, 2022

Vạn Phật Quang Đại Tòng Lâm tự là gì?

 Đại Tòng Lâm là gì?

Tui nhớ hồi còn nhỏ, khoảng giữa thập niên 1960, mỗi khi đi Vũng Tàu được nửa đường xe thường ngừng lại cho khách giải lao và... đi vệ sinh. Nơi xe dừng là bên trái quốc lộ 51 đường đi Vũng Tàu, nơi đó có nhiều cây cao, bóng mát, phong cảnh hữu tình. Người ta gọi là Đại Tòng Lâm.

Cổng chùa Đại Tòng Lâm ngày xưa. Ảnh: Võ văn Tường

Hồi đó, tui chỉ biết mang máng rằng Đại Tòng Lâm là tên một ngôi chùa nhưng khi dừng chân thì không hề bước vào ngôi chùa nào, và thiệt tình cũng không thấy ngôi chùa nào hết (cũng phải thôi, như sau này được biết, khuôn viên chùa Đại Tòng Lâm tới gần 100 ha trong khi ngôi chùa thuở ấy chỉ có 121 m²). Với đầu óc non nớt của một đứa học sinh tiểu học thuở ấy, tui tự giải nghĩa chữ đại tòng lâm là rừng cây tùng lớn, có điều cây ở đó... không phải cây tùng!

Lạc vào vườn hoa vải đẹp mê hồn ở Lục Ngạn (Bắc Giang)

Cuối tháng 3 đang là thời điểm hoa vải rộ nở khắp núi, đồi Lục Ngạn (Bắc Giang), đâu đâu cũng thấy hoa vải khoe sắc khiến vùng đất này như khoác lên mình tấm áo mới, báo hiệu một mùa vải thiều bội thu.

Đến huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang vào thời điểm này, điều du khách cảm nhận là sự choáng ngợp trước cảnh hoa vải thiều bung nở trắng khắp các triền đồi. Màu trắng thuần khiết của hoa vải nối tiếp nhau trải dài bên những miệt vườn. Thật lạ kỳ, trên mảnh đất này đều có sự góp mặt của những loài cây nổi tiếng thơm ngon như: vải thiều, hồng Nhân hậu, na dai, cam đường Canh, táo Thiện phiến, nếp Phì Điền, gạo Bao Thai hồng…

Lên đất Quế thăm đền thiêng

Đền Chín Gian được xây dựng từ đầu thế kỷ XIV tại Pú Chò Nhàng, gọi là Tến Pỏm (đền trên núi), thuộc bản Khoẳng, xã Châu Kim, huyện Quế Phong. Đền là nơi thể hiện sự tri ân của bà con nhân dân đối với Thẻn Phà (trời), Náng Xỉ Đả (con gái trời) và Tạo Ló Ỳ - người khai mường, mở đất, lập cư.

Trong tín ngưỡng của đồng bào Thái, đền Chín Gian là nơi thể hiện sự tri ân của bà con nhân dân đối với Thẻn Phà (trời), Náng Xỉ Đả (con gái trời) và Tạo Ló Ỳ - người khai mường, mở đất, lập cư.

Theo ngôn ngữ bản địa, xưa kia đền có tên “tến xớ quái” (đền hiến trâu). Vào ngày hội đền, người ta tổ chức lễ hiến tế trâu. Về sau đồng bào gọi đền là “cau hoong” - nghĩa là Chín Gian. Mỗi gian tượng trưng cho một mường ở khu vực Tây Bắc Nghệ An. Lễ hội đền Chính Gian diễn ra vào trung tuần tháng 2 âm lịch. Từ 3 năm nay, đền không tổ chức lễ hội vì ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, địa phương chỉ duy trì các hoạt động nghi lễ và tín ngưỡng đáp ứng mong muốn của người dân trong vùng.

Đền Chín Gian tọa lạc trên núi thuộc bản Khoẳng. Ảnh: Sách Nguyễn

Nữ tướng có công giúp nhà Trần đánh giặc

Đình Vô Hối (trị trấn Thanh Miện) là một trong số ít ngôi đình thờ thành hoàng là nữ tướng, người có nhiều công lao giúp nhà Trần đánh giặc Nguyên Mông, được phong tặng “Anh Linh công chúa, thượng đẳng thần”.

Đình Vô Hối hiện nay

Chuyện dưới rừng lim cổ thụ

"Ăn của rừng rưng rưng nước mắt" là câu mà bao thế hệ người dân An Lạc (Chí Linh) truyền cho con cháu. Họ luôn nhắn nhủ với các thành viên trong gia đình phải bảo vệ bằng được rừng lim cổ thụ.

Khu di tích đền Cao An Lạc được bao bọc bởi rừng lim cổ thụ

Đền Cao An Lạc - nơi khởi nguồn câu chuyện mang đậm chất sử thi về 5 anh em họ Vương phò vua Lê Đại Hành đánh giặc, hàng trăm năm qua khoác trên mình tấm áo tươi xanh của rừng lim cổ thụ. Một khu rừng lim bao bọc quần thể khu di tích nghìn năm tuổi, thực là cảnh tượng hiếm nơi nào có được.

1 thg 4, 2022

Check-in Phú Yên với nhà hàng tre lớn nhất Việt Nam

Thuộc khu nghỉ dưỡng Stelia Beach Resort Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên, nhà hàng Gozo Brew House đang nắm giữ kỷ lục "Nhà hàng tre có diện tích lớn nhất Việt Nam". Đây là công trình độc đáo, thân thiện và tạo điểm nhấn mới cho du lịch Phú Yên.

Tổ chức Kỷ lục Việt Nam – Vietkings vừa công bố kỷ lục "Nhà hàng tre có diện tích lớn nhất tại Việt Nam" cho nhà hàng Gozo Brew House (thuộc khu nghỉ dưỡng Stelia Beach Resort Tuy Hòa).

Đình Mậu Duyệt - di tích văn hóa nghệ thuật thời Lê

Được khởi dựng cách đây hàng trăm năm, đến nay, đình Mậu Duyệt ở thôn Mậu Duyệt, xã Cẩm Hưng (Cẩm Giàng) vẫn lưu giữ được gần như nguyên vẹn nét kiến trúc cổ thời Lê.

Khung cảnh yên bình tại đình Mậu Duyệt

Độc đáo nghệ thuật điêu khắc trang trí bia đá ở đình An Nhân

Đình An Nhân ở khu An Nhân Tây, thị trấn Tứ Kỳ (Tứ Kỳ) được xếp hạng di tích lịch sử cấp tỉnh năm 2012. Đình hiện còn lưu giữ nhiều hiện vật quý như câu đối, đại tự, sắc phong…

Mặt trước tấm bia có tiêu đề “Á thần Hậu thần”, ghi tên những người công đức tiền, ruộng, được tôn làm Á thần, Hậu thần

Đặc biệt trong khuôn viên đình còn lưu giữ một tấm bia đá có niên đại thời Hậu Lê, thế kỷ XVIII. Tấm bia ghi lại việc tu tạo đình.

Độc đáo chùa Duyên Khánh

Tọa lạc trên khuôn viên rộng rãi, thoáng đãng chùa Duyên Khánh (chùa Toại An) là niềm tự hào của người dân thôn Bắc An, xã Chí Minh (Tứ Kỳ).

Khuôn viên chùa Duyên Khánh

Bí ẩn chùa Bảo Lâm

Từng là ngôi chùa lớn của nước ta nhưng trải qua thăng trầm của thời gian và biến cố lịch sử, chùa Bảo Lâm ở thôn An Bộ, xã Hiệp Hòa (Kinh Môn) giờ chỉ còn là phế tích.

Thác bản về chùa Bảo Lâm được lưu giữ tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm Việt Nam