12 thg 3, 2022

Bảo vật quốc gia mới: Lá đề chim phượng Hoàng thành Thăng Long

Bảo vật quốc gia Lá đề chim phượng Hoàng thành Thăng Long không chỉ cân đối và tuyệt đẹp. Biểu tượng chim phượng còn được cho là báo điềm lành.

Các nhà khảo cổ học vẫn còn nhớ bảo vật quốc gia Lá đề chim phượng Hoàng thành Thăng Long xuất lộ năm 2002 trong lớp đất chứa nhiều gạch ngói và các thành phần trang trí kiến trúc thời Lý, thời Trần. “Xung quanh nơi lá đề xuất lộ có nhiều cấu kiện trang trí mái kiến trúc được cho là thời Lý. Đó là tượng đầu phượng, thân rồng… Chúng có thể là vật liệu kiến trúc của cùng một bộ mái”, PGS-TS Tống Trung Tín, Chủ tịch Hội Khảo cổ học Việt Nam, nhớ lại.

Lá đề chim phượng Hoàng thành Thăng Long. TL

Thêm 23 bảo vật quốc gia được công nhận

Phó thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam vừa ký Quyết định 2198 công nhận 23 bảo vật quốc gia.

Trong đợt công nhận thứ 10 này, có một nhóm hiện vật thuộc bộ sưu tập tư nhân. Đó là sưu tập gốm men trắng An Biên, thuộc bộ sưu tập tư nhân An Biên của ông Trần Đình Thăng (Hải Phòng).

Bảo vật thuộc sưu tập gốm men trắng An Biên. Bảo tàng Lịch sử quốc gia cung cấp

10 thg 3, 2022

Bánh mì Phượng - món ngon phải lòng thực khách thế giới

Phở, bánh mì, bún bò Huế, bún chả, nem rán... là những món ăn bình dân đã làm nên thương hiệu ẩm thực đường phố nổi tiếng của Việt Nam, gây thương nhớ trong lòng nhiều thực khách quốc tế. Ở phố cổ Hội An (Quảng Nam) có tiệm bánh mì Phượng thực sự đã tạo nên cơn sốt đối với du khách khi đặt chân đến khu phố cổ tuyệt đẹp này.

Tiệm bánh ra đời vào khoảng thập niên 90 của thế kỉ trước, nằm ở số 2B đường Phan Châu Trinh, Tp. Hội An, nổi tiếng khắp các trang mạng chuyên về du lịch và ẩm thực trên thế giới như Foursquare hay TripAdvisor nhờ món bánh mì bình dân nhưng tuyệt ngon đến mức đầu bếp và cũng là người dẫn chương trình truyền hình nổi tiếng Anthony Bourdain của kênh CNN đã từng phải thốt lên khi nếm thử rằng: “Đây thực sự là một bản giao hưởng của bánh mì”.

Bánh mì Phượng nổi tiếng tới mức hầu như du khách nước ngoài nào đến Hội An cũng phải tìm ăn thử bởi nó không chỉ rẻ, chừng 15 đến 30 nghìn đồng/cái (tức khoảng 1 đến 1,5 đô la Mỹ/cái) mà còn ngon đến bất ngờ. Những chiếc bánh có vỏ giòn rụm, nhân bánh béo ngậy, thơm mát bởi sự hòa quyện đầy hấp dẫn của các loại thịt, rau xanh và thứ nước sốt đặc biệt của nhà hàng.

Bánh mì Phượng - món ăn đường phố nổi tiếng thế giới của Hội An. Ảnh: Thanh Hòa

Ngon giòn với ếch đồng ủ rơm

Ếch đồng ủ rơm là một trong những đặc sản của vùng đồng bằng sông Cửu Long. Món ngon này không chỉ có giá trị về dinh dưỡng mà còn khiến thực khách mãn nhãn bởi hình thức đẹp. Chỉ cần một chút khéo tay là người đầu bếp đã có thể chế biến được ếch đồng ủ rơm nhằm làm tăng thêm hương vị cho bữa cơm trong gia đình.

Ếch đồng ủ rơm không chỉ có giá trị về dinh dưỡng mà còn khiến thực khách mãn nhãn bởi hình thức.

Những ngày đón Tết trong mây!

Trong những ngày xuân đến, đỉnh núi Cấm (xã An Hảo, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang) chìm vào khung cảnh mây khói mông lung và phảng phất cái lạnh sắt se của Đà Lạt mộng mơ. Những ai đã trải nghiệm tiết xuân trên đỉnh núi mù mây này, sẽ thông thể quên cảm giác nhẹ nhàng, thoát tục bởi sự hòa quyện giữa cảnh vật với lòng người.

Xuân của an yên

Có lẽ núi Cấm là nơi duy nhất ở miền Tây có cái sắc xuân lành lạnh của đất trời phương Bắc. Bởi thế, những du khách tại đồng bằng châu thổ đều mong muốn được một lần trải nghiệm mùa xuân mộng mơ ở nơi này. Đến núi Cấm mùa xuân, bạn sẽ thấy đất trời thay áo mới, với sắc xanh của lá, sắc thắm của hoa và chút miên man của mây ngàn hòa quyện vào khung cảnh nên thơ.

Dừng chân bên bờ hồ Thủy Liêm trong vắt, ngắm nhìn đàn cá đủ màu sắc bơi lội tung tăng khiến lòng người dịu lại, những muộn phiền của cuộc sống dường như tan biến. Thi thoảng, mấy đám mây ở đâu kéo về sà xuống khiến mặt hồ bỗng chốc bồng bềnh như cõi xa xăm. Với người mộng mơ, đó là khoảnh khắc đẹp đến nao lòng. Với người thực tế, đó là chút nhẹ nhàng khi tâm thức sống trọn cùng cảnh vật.

8 thg 3, 2022

Tam giác mạch Farm - điểm đến cuối tuần

Đi vào hoạt động hơn một năm, Tam giác mạch Farm (45 Trương Vĩnh Nguyên, phường Thường Thạnh, quận Cái Răng) đã dần trở thành điểm đến cuối tuần được nhiều gia đình và các bạn trẻ yêu thích bởi nét riêng biệt.

Cù lao thỏ là nơi nhiều gia đình đưa con nhỏ đến chơi.

Tam giác mạch Farm hiện có diện tích khoảng 8.000 m², mở rộng hơn so với trước kia, được chia thành 3 khu: cù lao thỏ, vườn bắp và vườn tam giác mạch.

Hoa tam giác mạch là điểm đặc trưng của nông trại. Đây vốn là loài hoa ở vùng núi Tây Bắc, thường nở vào độ tháng 10-12 trong không khí hơi se lạnh.

Về cồn Sơn thưởng thức món ngon dân dã

Tát đìa ăn Tết là một nét sinh hoạt truyền thống ở cồn Sơn mỗi dịp Tết về. Sau những buổi lặn ngụp dưới mương đìa, thành phẩm thu được là những con cá to béo, trở thành đặc sản hiếm hoi giữa đô thị nhộn nhịp. “Chiến lợi phẩm” được chia cho mỗi nhà, hay dùng để chế biến những bữa ăn tại chỗ. Thông thường là những món nướng điền dã, tận dụng những nguyên vật liệu có sẵn xung quanh để chế biến, như: rơm rạ, lá chuối, lá sen, đất sét…

Cá nướng lá sen. Ảnh: Kiều Mai

Thưởng thức hương vị xưa cùng lẩu cù lao

Ở miền Tây Nam Bộ ngày xưa, mỗi khi nhà có đám tiệc, giỗ chạp... thì chắc chắn có cù lao trên bàn tiệc. Ngày nay, cù lao vẫn được giữ ở một số nơi với tên gọi là lẩu cù lao. Trong đó cũng có nhiều cách biến tấu khác nhau tùy theo mỗi địa phương. Với mong muốn gìn giữ những nét ẩm thực xưa, cồn Sơn cũng có lẩu cù lao, được nấu theo đúng cách thức của người miệt vườn sông nước Nam Bộ xưa.

Lẩu cù lao ở nhà vườn Song Khánh. Ảnh: Kiều Mai

Tên lẩu cù lao bắt nguồn từ vật dụng đựng món ăn này. Cù lao là vật dụng hình trụ tròn, phía dưới có bụng rỗng với chức năng chứa tro than; ở giữa có vòng tròn lớn mở miệng để đựng thức ăn, bên trên có nắp đậy; ở giữa có một trụ tròn nhằm đựng than đang cháy để món ăn lúc nào cũng nóng. Chị Phan Kim Phước, chủ vườn Song Khánh (cồn Sơn, quận Bình Thủy, TP Cần Thơ), cho biết: “Hồi xưa, mỗi dịp giỗ chạp là nhà tôi có món cù lao, bì cuốn… Nay làm du lịch tôi cũng muốn mọi người biết đến những món ăn của ông bà xưa. Tôi vẫn giữ cách làm cũ để tạo ra hương vị như trong ký ức”. Cách nấu lẩu cù lao có chút công phu và trang trí cầu kỳ, nên món ăn có sức hút riêng biệt.

Văn hóa ẩm thực của người Chăm ở Đồng bằng sông Cửu Long

Người Chăm tại ÐBSCL phần lớn sinh sống ở An Giang. Cũng như các dân tộc khác, đồng bào Chăm có văn hóa ẩm thực đặc trưng. Với tập quán ăn bốc bằng ba ngón tay của bàn tay phải, người Chăm ở ÐBSCL thường chế biến thức ăn khô; chỉ dùng muỗng trong những món ăn có nước.

Bữa cơm tại một thánh đường ở An Giang. Ảnh: Vĩnh Thông

Vì ăn bốc nên trong các bữa tiệc ở tiểu thánh đường, người ta thường đem ra một ấm nước sạch và một chậu nhôm để thực khách rửa tay trước và sau khi ăn. Những cử chỉ lịch sự là không mút tay, không nhặt thức ăn đã rơi ra chiếu đút vào miệng và không xỉa răng trước công chúng. Một nét nổi bật nữa là do theo tín ngưỡng Hồi giáo Islam nên người Chăm ở ÐBSCL cử ăn thịt heo.

Di tích lịch sử mộ Trương Công Luận

Mộ ông Trương Công Luận (tọa lạc tại thị trấn Tân Hòa, huyện Gò Công Đông) là một trong những di tích được UBND tỉnh công nhận là di tích lịch sử cấp tỉnh, góp phần giáo dục truyền thống yêu nước cho thế hệ trẻ.

MỘT LÒNG VÌ NƯỚC

Ông Trương Công Luận tên thật là Bùi Luận, quê tỉnh Quảng Ngãi, vào huyện Kiến Hòa, trấn Định Tường (nay thuộc tỉnh Tiền Giang) lập nghiệp. Năm 1861, ông tham gia nghĩa quân của Trương Định và lập được nhiều chiến công. Năm 1862, ông được Trương Định phong làm Phó tướng và đổi thành họ Trương.

Đoàn viên, thanh, thiếu nhi huyện Gò Công Đông trong một lần viếng mộ Trương Công Luận.

Sau khi Trương Định tuẫn tiết vào ngày 20-8-1864, ông Luận tiếp tục chiêu mộ nghĩa quân đánh Pháp tại vùng Gò Công. Với lối đánh phục kích, khi ẩn khi hiện, nghĩa quân đã gây nhiều tổn thất cho thực dân Pháp. Thực dân Pháp thường xuyên tổ chức lùng sục, bố ráp nghĩa quân, nên cuối cùng ông rơi vào tay giặc. Chiêu hàng không thành, thực dân Pháp đã xử tử ông vào ngày 6-5-1865. Nhân dân địa phương đưa ông về yên nghỉ tại Xóm Gò (nay là khu phố Xóm Gò, thị trấn Tân Hòa, huyện Gò Công Đông).

Trước đây, mộ ông được xây dựng đơn sơ trên diện tích khoảng 5 m², gần mộ có miếu thờ nhỏ. Năm 2009, vào dịp Lễ kỷ niệm 145 năm Ngày Trương Định tuẫn tiết (20-8-1864 - 20-8-2009), mộ của ông được trùng tu lại khang trang theo kiểu ngưu miên (trâu ngủ) bằng đá. Chính quyền địa phương khoanh vùng bảo vệ ngôi mộ và miếu thờ, lập hồ sơ di tích đề nghị cơ quan có thẩm quyền công nhận di tích. Đến năm 2000, mộ ông Trương Công Luận được UBND tỉnh công nhận là di tích lịch sử cấp tỉnh.

NƠI GIÁO DỤC TRUYỀN THỐNG YÊU NƯỚC

Thời gian qua, ngôi mộ của ông Trương Công Luận luôn được nhân dân trong vùng chăm sóc, bảo quản và nhang khói. Được sự quan tâm của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Huyện ủy và UBND huyện Gò Công Đông đã trùng tu, nâng cấp nhiều di tích trên địa bàn, trong đó có đền thờ ông Trương Công Luận. Hằng năm, vào các ngày lễ lớn, Huyện đoàn, các trường học trên địa bàn huyện thường tổ chức cho thế hệ trẻ đến đây thắp hương và nghe kể về tiểu sử, cuộc đời và những chiến công của ông, nhằm giáo dục lịch sử, truyền thống yêu nước của dân tộc.

Bí thư Huyện đoàn Gò Công Đông Võ Thị Mỵ Nương cho biết, việc tổ chức cho đoàn viên, thanh, thiếu nhi đến thắp hương, nghe kể về tiểu sử, cuộc đời, những chiến công của ông Trương Công Luận để hiểu biết về lịch sử đấu tranh gian khổ và hào hùng của ông và nghĩa quân Trương Định. Qua đó, càng thêm tự hào và quyết tâm phấn đấu trong học tập, rèn luyện, cống hiến cho công cuộc xây dựng và bảo vệ quê hương, đất nước.

Trưởng phòng Văn hóa và Thông tin huyện Gò Công Đông Nguyễn Tuấn Duy cho biết, địa chỉ này còn gắn kết với Di tích Chiến thắng Xóm Gò (huyện Gò Công Đông). Ngoài việc giáo dục truyền thống yêu nước, tương lai các điểm này còn là nơi đón nhận khách tham quan du lịch, gắn với biển Tân Thành và một số di tích khác trên địa bàn.

CÁT TƯỜNG