7 thg 2, 2022
Tín ngưỡng thờ hổ ở đình Bình Thủy, Cần Thơ
Có thể nói, tín ngưỡng thờ hổ ở đình Bình Thủy đã thể hiện nét đẹp của con người trong việc ứng xử với tự nhiên...
Du xuân trên bản người Dao tại Cao Bằng
Đến với bản làng người Dao tại Cao Bằng dịp đầu xuân, du khách có dịp tìm hiểu những nét văn hóa truyền thống độc đáo, hoặc lắng nghe câu hát páo dung của những người dân hiền hậu nơi đây để chúc nhau may mắn, tốt lành.
Xuân mới về trên các bản làng vùng cao với sắc hồng của hoa đào, sắc trắng của hoa mơ, hoa mận… Đặc biệt, tại các bản làng của dân tộc Dao Đỏ ở Cao Bằng, bà con nô nức chuẩn bị đón năm mới với những phong tục, tập quán mang đậm bản sắc văn hóa truyền thống... Cứ đến dịp năm cũ sắp qua, năm mới cận kề, người Dao đỏ tỉnh Cao Bằng lại tất bật chuẩn bị cả vật chất, tinh thần đón Tết.
Từ ngày 20 tháng Chạp, nhà nhà lo sửa sang nhà cửa, vào rừng hoặc ra chợ kiếm lá dong, xay xát thóc nếp để gói bánh chưng, cất rượu Tết… Mỗi nhà sẽ chọn xem ngày đẹp trong 10 ngày còn lại cuối năm để đón thầy cúng tới làm lễ cúng bái và thông báo cho tổ tiên rằng năm cũ sắp qua, năm mới sắp tới. Đây cũng là dịp để con cháu tỏ lòng biết ơn đến ông bà, tổ tiên đã phù hộ trong năm cũ và tiếp tục phù hộ cho năm mới làm ăn phát đạt, tai qua nạn khỏi, học hành tiến tới, con cháu ngày một đông vui, hòa thuận.
Xuân mới về trên các bản làng vùng cao với sắc hồng của hoa đào, sắc trắng của hoa mơ, hoa mận… Đặc biệt, tại các bản làng của dân tộc Dao Đỏ ở Cao Bằng, bà con nô nức chuẩn bị đón năm mới với những phong tục, tập quán mang đậm bản sắc văn hóa truyền thống... Cứ đến dịp năm cũ sắp qua, năm mới cận kề, người Dao đỏ tỉnh Cao Bằng lại tất bật chuẩn bị cả vật chất, tinh thần đón Tết.
Từ ngày 20 tháng Chạp, nhà nhà lo sửa sang nhà cửa, vào rừng hoặc ra chợ kiếm lá dong, xay xát thóc nếp để gói bánh chưng, cất rượu Tết… Mỗi nhà sẽ chọn xem ngày đẹp trong 10 ngày còn lại cuối năm để đón thầy cúng tới làm lễ cúng bái và thông báo cho tổ tiên rằng năm cũ sắp qua, năm mới sắp tới. Đây cũng là dịp để con cháu tỏ lòng biết ơn đến ông bà, tổ tiên đã phù hộ trong năm cũ và tiếp tục phù hộ cho năm mới làm ăn phát đạt, tai qua nạn khỏi, học hành tiến tới, con cháu ngày một đông vui, hòa thuận.
Ngôi chùa Tây Tạng độc nhất tại Hà Nội
Chùa Long Quang theo trường phái Mật tông Kim cương thừa, giống với các ngôi chùa thường gặp ở Tây Tạng, Nepal, Bhutan..
Chùa Long Quang toạ lạc trên vùng đất thôn Vực thuộc xã Thanh Liệt, huyện Thanh Trì nên còn được gọi theo địa danh là chùa Vực. Chùa có tuổi đời hơn 600 năm, hướng nhìn ra ngã ba sông Tô Lịch. Năm 2011, ngôi tam bảo xuống cấp không đảm bảo an toàn để phục vụ tín ngưỡng bà con Phật tử nên chùa được trùng tu để có được vẻ khang trang như hiện tại.
Đường tre 500 m ở Hậu Giang thành điểm chụp ảnh Tết
Con đường tre 30 tuổi có chiều dài 500 m ở huyện Phụng Hiệp đón hơn 700 khách mỗi ngày dịp Tết Nhâm Dần.
Đến Hậu Giang du xuân vào những ngày Tết, du khách có thể ghé qua con đường tre 30 tuổi ở ấp Phú Xuân, xã Thạnh Hòa, huyện Phụng Hiệp. Nơi này vốn dĩ quen thuộc với cư dân địa phương bởi khung cảnh xanh mát quanh năm, không khí trong lành. Ba năm trở lại đây, đường tre được nhiều du khách biết đến với không gian làng quê đậm chất Việt Nam, có thể dã ngoại, tham quan, chụp ảnh.
Từ 25 tháng Chạp đến mùng 3 Tết Nhâm Dần, mỗi ngày đường tre đón khoảng 700 khách, từ 8h đến 21h. Đa số khách đi theo nhóm nhỏ, mang thức ăn rồi liên hoan cùng bạn bè ở những sạp tre ven sông hoặc những chồi lá. Cạnh đó, khu đường mai, đường đào và phố lồng đèn cũng rực rỡ, nhiều du khách mặc áo dài, thuê trang phục sặc sỡ để chụp ảnh mang không khí Tết cổ truyền. Tiểu cảnh trong đường tre bố trí đa dạng có bàn ghế tre, cờ hoa, kệ tủ, chiếu, liễn, pháo hoa, câu đối đỏ...
Đến Hậu Giang du xuân vào những ngày Tết, du khách có thể ghé qua con đường tre 30 tuổi ở ấp Phú Xuân, xã Thạnh Hòa, huyện Phụng Hiệp. Nơi này vốn dĩ quen thuộc với cư dân địa phương bởi khung cảnh xanh mát quanh năm, không khí trong lành. Ba năm trở lại đây, đường tre được nhiều du khách biết đến với không gian làng quê đậm chất Việt Nam, có thể dã ngoại, tham quan, chụp ảnh.
Từ 25 tháng Chạp đến mùng 3 Tết Nhâm Dần, mỗi ngày đường tre đón khoảng 700 khách, từ 8h đến 21h. Đa số khách đi theo nhóm nhỏ, mang thức ăn rồi liên hoan cùng bạn bè ở những sạp tre ven sông hoặc những chồi lá. Cạnh đó, khu đường mai, đường đào và phố lồng đèn cũng rực rỡ, nhiều du khách mặc áo dài, thuê trang phục sặc sỡ để chụp ảnh mang không khí Tết cổ truyền. Tiểu cảnh trong đường tre bố trí đa dạng có bàn ghế tre, cờ hoa, kệ tủ, chiếu, liễn, pháo hoa, câu đối đỏ...
Đầu xuân lên Tây Bắc, ngây ngất món rêu
Rêu suối được xem là đặc sản trong các lễ hội, cưới hỏi, làm nhà mới của người dân Tây Bắc. Là nguyên liệu làm nên món ngon như rêu nướng, canh rêu, rêu xào tỏi, nộm rêu... Mỗi món lại chế biến khác nhau, mang hương vị đặc trưng riêng.
5 thg 2, 2022
Lẩu cá thác lác nước dừa đón Tết ở miền Tây
Chả cá thác lác được quết dai, ngấm vị ngọt thanh của nước dừa tươi, dậy mùi thơm hành ngò, ăn cùng khổ qua thái mỏng.
Với lợi thế sông ngòi, kênh rạch chằng chịt, người miền Tây tận dụng nguồn nước để nuôi các loài thủy sản có giá trị kinh tế cao, trong đó cá thác lác cườm Hậu Giang là một trong những đặc sản hút khách nhất tỉnh. Loại cá này có thịt ngọt, thơm và dai, thích hợp chế biến nhiều món ăn ngon cho ngày Tết như cuộn bắp cải hấp, nấu lẩu chua, xào rau củ, nấu bún, kho tương, sốt cà chua... Chả cá được sơ chế, bày bán nhiều ở khu vực chợ Vị Thanh, chợ Nàng Mau, giá từ 150.000 đồng/kg.
Có đặc sản thơm ngon, người Hậu Giang thường dùng chả nấu lẩu đãi khách vào dịp Tết, trong đó chả cá nấu cùng khổ qua được thực khách ấn tượng. Món ăn có nguyên liệu và cách làm đơn giản nhưng gây nhung nhớ về hương vị. Thịt cá dai mềm, đậm đà, nước dùng ngọt thanh, thơm nhẹ khổ qua và dậy mùi hành ngò. Người miền Tây cũng quan niệm ăn khổ qua vào đầu năm sẽ giúp xua đi những khổ cực của năm cũ, chào đón năm mới tốt lành hạnh phúc.
Với lợi thế sông ngòi, kênh rạch chằng chịt, người miền Tây tận dụng nguồn nước để nuôi các loài thủy sản có giá trị kinh tế cao, trong đó cá thác lác cườm Hậu Giang là một trong những đặc sản hút khách nhất tỉnh. Loại cá này có thịt ngọt, thơm và dai, thích hợp chế biến nhiều món ăn ngon cho ngày Tết như cuộn bắp cải hấp, nấu lẩu chua, xào rau củ, nấu bún, kho tương, sốt cà chua... Chả cá được sơ chế, bày bán nhiều ở khu vực chợ Vị Thanh, chợ Nàng Mau, giá từ 150.000 đồng/kg.
Có đặc sản thơm ngon, người Hậu Giang thường dùng chả nấu lẩu đãi khách vào dịp Tết, trong đó chả cá nấu cùng khổ qua được thực khách ấn tượng. Món ăn có nguyên liệu và cách làm đơn giản nhưng gây nhung nhớ về hương vị. Thịt cá dai mềm, đậm đà, nước dùng ngọt thanh, thơm nhẹ khổ qua và dậy mùi hành ngò. Người miền Tây cũng quan niệm ăn khổ qua vào đầu năm sẽ giúp xua đi những khổ cực của năm cũ, chào đón năm mới tốt lành hạnh phúc.
Về những trận tử chiến ở Hổ Quyền xứ Huế xưa
Trận đấu cuối cùng ở Hổ Quyền được ghi nhận vào năm 1904, dưới triều vua Thành Thái. Đây là một trận đấu hấp dẫn, được người đương thời chứng kiến và mô tả kỹ.
Về “Bạch Hổ” linh thiêng của Cố đô Huế
Ngoài yếu tố Bạch Hổ, trên cồn Dã Viên còn xảy ra một câu chuyện hấp dẫn khác liên quan đến loài hổ.
Ẩn số về bức tượng hổ thời Trần đẹp nhất Việt Nam
Trong triều đình, dù không phải vua, Trần Thủ Độ vẫn được tất cả nể sợ như sợ hổ. Có phải bức tượng hổ ở lăng mộ ông ngầm phản ánh điều này?
Chợ cá Cồn Gò ở Hà Tĩnh
Trời hừng sáng, tàu thuyền đánh bắt trở về và không khí mua bán hải sản ngay trên cồn cát ven biển, mang đến trải nghiệm ấn tượng cho du khách.
“Những chuyến đi phượt không chỉ là du lịch, mà tôi còn được tìm hiểu và khám phá cuộc sống địa phương. Tại Hà Tĩnh, tôi thích thú khi thu được hình ảnh của một chợ cá miền biển hoạt động truyền thống vào sáng sớm”, anh Tuấn Anh chia sẻ.
Toàn cảnh chợ cá Cồn Gò, xã Cẩm Nhượng, huyện Cẩm Xuyên. Bức ảnh nằm trong bộ ảnh của anh Phạm Tuấn Anh (37 tuổi), người Gò Vấp, TP HCM, chủ kênh Youtube, fanpage cá nhân PTA Let’s go.
“Những chuyến đi phượt không chỉ là du lịch, mà tôi còn được tìm hiểu và khám phá cuộc sống địa phương. Tại Hà Tĩnh, tôi thích thú khi thu được hình ảnh của một chợ cá miền biển hoạt động truyền thống vào sáng sớm”, anh Tuấn Anh chia sẻ.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)