17 thg 10, 2019

Tết “Khoăn vài”

Theo phong tục của nông dân người Tày - Nùng một số địa phương trong tỉnh, hằng năm, vào ngày mùng 6 tháng 6 âm lịch có nghi lễ "Roọng khoăn vài" (gọi hồn vía cho trâu) hay còn gọi "rào thây, phưa" (rửa cày, bừa) với ý nghĩa tạ ơn trâu bò, tạ ơn các loại nông cụ sau vụ mùa vất vả cày bừa.

Người dân rửa nông cụ đón Tết “Khoăn vài”. Ảnh: Đàm Thúy Phương 

Trước đây, người Tày - Nùng chỉ cấy lúa một vụ, chính vụ cày cấy chủ yếu trong tháng Tư và tháng Năm hằng năm, cày bừa chỉ dựa vào sức trâu, bò. Theo tâm thức dân gian của người Tày - Nùng, con trâu, bò đồng hành cùng người nông dân cày bừa quanh năm vất vả, tạo ra hạt ngô, hạt thóc và các loại nông sản nuôi sống con người nên trâu, bò cũng có hồn vía như con người.

Nơi lưu giữ nghề đan lát truyền thống

Từ bao đời nay, từ cây tre, cây nứa, cây mai, cây vầu, song mây…, được người dân ở xã Hoàng Hải (Quảng Uyên) tạo nên những sản phẩm đan lát tinh tế và bền chắc, không chỉ giúp người dân địa phương có thêm việc làm lúc nông nhàn, tăng thêm thu nhập mà còn duy trì, gìn giữ và phát triển nghề truyền thống.

Người dân xã Hoàng Hải (Quảng Uyên) đan lát vật dụng gia đình. 

Xóm Lũng Muông có 96 hộ dân, là xóm hầu hết người dân vẫn duy trì nghề đan lát truyền thống, đặc biệt là nam giới đều biết đan lát. Tuy nhiên, những người đan thường xuyên và bán sản phẩm ra thị trường có khoảng 15 hộ. Những ngày nông nhàn, bà con trong xóm tụ họp với nhau vừa trò chuyện vừa tranh thủ cho ra những sản phẩm đan lát truyền thống.

Đặc sắc trang phục dân tộc Mông

Đối với dân tộc Mông tại Cao Bằng, trang phục truyền thống luôn mang nét đẹp và ý nghĩa riêng, in dấu văn hóa và phong tục đặc trưng.

Nam nữ dân tộc Mông xã Nội Thôn (Hà Quảng). 

Trang phục truyền thống của người Mông chủ yến may bằng vải, tay tự dệt, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc. Đối với một bộ trang phục nữ hoàn chỉnh thường gồm áo xẻ cổ, váy xòe xếp ly, xà cạp và khăn đội đầu. Trong đó, áo được trang trí với kỹ thuật đa dạng. Áo có cổ phía trước hình chữ V, hai bên được nẹp thêm vải màu. Phía sau là bức thêu họa hình chữ nhật được trang trí hoa văn rất hài hòa, trang nhã. Hai ống tay áo thường được thêu những hoa văn với đường nét vắn ngang có đủ màu sắc từ nách đến cổ tay. Đây là nơi tập trung hoa văn nhiều nhất làm nổi bật chiếc áo của người phụ nữ. Với nghệ thuật thêu chỉ màu, khâu chắp vải... những mảng màu hoa văn được phân bố hợp lý làm cho chiếc áo tươi sáng, hài hòa hơn.

Nơi lưu giữ nghề làm giấy bản của dân tộc Dao Đỏ

Dân tộc Dao Đỏ ở huyện Nguyên Bình có những nét văn hóa phong phú, đậm đà bản sắc dân tộc thể hiện qua phong tục, tập quán và nghề truyền thống. Trong đó có nghề làm giấy bản thủ công từ cây trúc sào tại xã Yên Lạc đến nay vẫn được duy trì và phát huy.

Người dân xã Yên Lạc (Nguyên Bình) sản xuất giấy bản. 

Giấy bản thường được sử dụng trong các dịp cầu an, lễ, Tết. Giấy bản có màu vàng nhạt, dai và bền, thường dùng để cắt giấy tiền, vàng hương trong tục thờ cúng, dùng để viết chữ Nho, chữ Hán, bởi giấy dai và thấm mực nên chữ viết không bao giờ phai.


Khám phá vẻ đẹp Thông Nông

Là một trong những huyện biên giới, Thông Nông được thiên nhiên ban tặng cho nhiều cảnh quan tươi đẹp, hùng vĩ, thu hút đông đảo du khách đến tham quan, khám phá và trải nghiệm. Hiện nay, địa phương đã và đang nỗ lực tuyên truyền, quảng bá tiềm năng, lợi thế về du lịch, đồng thời trải “thảm đỏ” thu hút đầu tư vào du lịch trên địa bàn.

Nhìn từ trên cao, Bãi Tình, xã Thanh Long (Thông Nông) như một thảo nguyên thu nhỏ với khung cảnh bình yên, thơ mộng. 

Từ Thành phố, chúng tôi vượt gần 40 km đường đèo dốc quanh co, uốn lượn bên sườn núi đá như dải lụa vắt ngang lưng trời đến huyện Thông Nông chiêm ngưỡng cảnh đẹp của hai điểm du lịch mà theo nhiều người giới thiệu, đó là những điểm du lịch đẹp “mê hồn” của địa phương này.

16 thg 10, 2019

Nồng nàn làn điệu Tâm Pớt

Trong đời sống tinh thần của đồng bào M’nông trên địa bàn tỉnh Đắk Nông, Tâm Pớt là làn điệu dân ca được hát theo phong cách ngẫu hứng mang đầy màu sắc văn hóa được sử dụng trong nhiều hoàn cảnh khác nhau. 

Trong âm thanh của cồng chiêng, bên bếp lửa bập bùng, làn điệu Tâm Pớt được cất lên thu hút sự quan tâm của cộng đồng cũng như du khách. 

Hát Tâm Pớt luôn có mặt trong các lễ hội truyền thống của người M'nông 

Theo Nghệ nhân Nhân dân Điểu Marin ở bon Bu Brâng, xã Đắk N’drung (Đắk Song), hát Tâm Pớt là một nhu cầu không thể thiếu trong đời sống hàng ngày của người M’nông. Người M’nông có thể hát kể Tâm Pớt khi kết bạn, giao duyên, lúc uống rượu cần hay trong nhà, bon làng có khách quý… Mỗi bài hát Tâm Pớt gồm nhiều câu và mỗi ý được người hát ứng đối dài hay ngắn tùy theo nội dung được đề cập. Tùy theo tính chất và mục đích mà người hát Tâm Pớt thể hiện nội dung phù hợp.

Dẻo thơm gói xôi dâng cúng tổ tiên của người Dao

Xôi là một trong những món ăn ngon quen thuộc trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Có nhiều loại xôi thường được nhắc đến như xôi trắng, xôi gấc, xôi đậu, xôi cốm, xôi bắp, xôi ngũ sắc… Tuy nhiên, mỗi dân tộc thường có cách nấu và loại xôi đặc biệt để sử dụng vào những dịp khác nhau. 

Người Dao trên địa bàn tỉnh ta nổi tiếng với nhiều loại xôi dẻo thơm, ngọt bùi như xôi trắng, xôi sắn và xôi ngũ sắc. Ngày thường, người Dao thích làm xôi sắn cho bữa ăn hằng ngày hay mang theo làm lương thực những lúc lên nương rẫy xa. Xôi ngũ sắc được nấu trong ngày đặc biệt như đám cưới, Tết Thanh minh, Rằm tháng Bảy hay khi có khách quý đến chơi nhà. Vào những dịp quan trọng như Lễ cúng cơm mới hay Lễ cấp sắc, người Dao luôn chuẩn bị những gói xôi nếp trắng làm lễ vật dâng cúng thần linh, tổ tiên. 

Lá dong được người Dao dùng để gói xôi dâng cúng 

Mùa măng rừng

Hàng năm cứ vào độ tháng 9-10, người dân ở các huyện trong tỉnh Đắk Nông lại hăm hở đi hái măng rừng về bán. Tuy vất vả nhưng việc hái măng rừng cũng giúp người dân có thêm thu nhập, trang trải cuộc sống ngày mưa gió.

Mùa mưa là mùa các gia đình hái măng về bán kiếm thêm thu nhập 

Chợ phiên Lũng Pán

Đến chợ phiên Lũng Pán, xã Huy Giáp (Bảo Lạc), ấn tượng về những màu sắc khác nhau của sản vật, của trang phục, sắc thái trên từng gương mặt con người nơi đây, âm thanh của tiếng cười, tiếng nói, tiếng gọi mời và hương vị các món ẩm thực bản địa..., như một bức tranh tổng hòa nét văn hóa độc đáo của người vùng cao duyên dáng, hấp dẫn và thắm đượm tình người.

Chợ phiên Lũng Pán đông vui như ngày hội. 

Ngày chợ phiên, từ sáng sớm, những dòng người từ trên núi xuống, từ thung lũng lên, có người đi tay không, người gùi gà, người dắt lợn, người đi xe máy, người đi bộ... gặp nhau làm náo nhiệt cả một vùng ngày thường vốn yên ả.

Độc đáo nghề nhuộm chàm của người Nùng An

Trải qua nhiều thăng trầm, đến nay nghề nhuộm vải chàm của người Nùng An tại xã Phúc Sen (Quảng Uyên) vẫn được lưu giữ, bảo tồn và phát huy. Đây không chỉ là một nghề truyền thống, đem lại giá trị kinh tế mà còn là nét văn hóa độc đáo, đậm đà bản sắc dân tộc. 

Phụ nữ Nùng An phơi vải chàm. 

Song song với sự phát triển của xã hội, đã có một khoảng thời gian, nghề nhuộm vải chàm của người Nùng An đứng trước nguy cơ bị mai một. Thế nhưng, chính nét sinh hoạt thường ngày riêng có của người dân nơi đây đã mang lại một sắc màu mới cho nghề thủ công truyền thống này. Hiện nay, xã Phúc Sen còn 35 hộ lưu giữ, sản xuất vải chàm nằm rải rác tại các xóm Khào A, Khào B, Lũng Vài, Phja Chang.