29 thg 4, 2019

Độc đáo nhà nửa sàn nửa đất của người Dao

Sống ở miền núi, trong môi trường tự nhiên có rừng cây, đồng bào người Dao đã dùng các loại cây gỗ, tre nứa, lá để làm nhà ở. Đây là các loại cây mọc tự nhiên trong rừng nơi nào cũng sẵn, đồng bào chỉ việc vào rừng lấy về, gia công thành cột, kèo, xà rồi dựng thành nhà ở.

Cấu trúc ngôi nhà

Nhà truyền thống người Dao (Nga Hoàng, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc) là nhà nửa sàn, nửa đất, tiếng Dao gọi là “gẳng pằng gẳng thin’’. Nhà được làm trên nền đất dốc, phổ biến là nhà ngoãm nên vì kèo đơn giản. 


Khám phá Thạch Động xứ Hà Tiên

Thành phố Hà Tiên nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Kiên Giang vốn được thiên nhiên ưu đãi cho địa hình đa dạng khi có đủ sông, núi, đồng bằng, hồ, hang động, biển, đảo… nhiều thắng cảnh đã trở nên nổi tiếng với vẻ đẹp còn hoang sơ, quyến rũ. Khu du lịch Thạch Động thuộc một trong “Hà Tiên thập cảnh” với vẻ đẹp ẩn chứa nét hoang sơ, huyền bí luôn khêu gợi trí tò mò của du khách gần xa.

Thạch Động thuộc địa phận xã biên giới Mỹ Đức, cách trung tâm thành phố Hà Tiên khoảng 4km. Do nằm bên quốc lộ 80 và cách biên giới nước bạn Campuchia chỉ khoảng 3km nên nơi đây rất thuận tiện đến trải nghiệm dụ lịch, khám phá kết hợp.

Đứng xa xa từ phía quốc lộ 80 nhìn lên, Thạch Động nhô lên như đầu vị tướng oai dũng sừng sững hướng mặt nhìn về phía biển. Còn đứng theo hướng từ phía biên giới nhìn lại, khu vực núi Thạch Động hiện lên yên bình một màu xanh của cây rừng, phía dưới chân núi là ngồi nhà dân đơn sơ giản dị, xa xa là cánh đồng lúa chín vàng bạt ngàn, cùng những cây thốt nốt lẻ loi vươn mình cao vút. Tất cả đã tạo nên một vẻ đẹp hoang sơ của Thạch Động, mang một vẻ đẹp đặc trưng của xứ Hà Tiên.

Thạch Động là một khối núi đá vôi khổng lồ được bao bọc bởi cây xanh với chiều cao khoảng 90m, Thạch Động thuộc địa phận xã biên giới Mỹ Đức, cách trung tâm thành phố Hà Tiên khoảng 4km.

28 thg 4, 2019

Đồng Tháp - Tháp Mười - Đồng Tháp Mười

Đồng Tháp và Đồng Tháp Mười

Nói đến Đồng Tháp Mười, nhiều người (trong đó có tui) nghĩ ngay rằng đó là vùng đất thuộc tỉnh Đồng Tháp. Thiệt ra thì không phải vậy! Đồng Tháp Mười là tên gọi một vùng đất ngập nước của đồng bằng sông Cửu Long, có diện tích 697.000 ha, trải rộng trên ba tỉnh Long An, Tiền Giang và Đồng Tháp trong đó Long An chiếm hơn phân nửa, thủ phủ vùng là thị xã Kiến Tường.


Còn Đồng Tháp là tên tỉnh như chúng ta đều đã biết. Điều cần biết là tên này chỉ mới được chính quyền cách mạng đặt từ 1976 thôi, trước đây chỗ này thuộc hai tỉnh Kiến Phong và Sa Đéc. Đồng Tháp quả là có liên quan đến Đồng Tháp Mười, vì một phần vùng đất này nằm trong địa phận Đồng Tháp, nhưng chỉ là phần nhỏ thôi, còn hơn phân nửa Đồng Tháp Mười thuộc về Long An kia mà. Thủ phủ của vùng Đồng Tháp Mười cũng thuộc về Long An đó thôi.

Độc đáo món cá suối Tấc Phù Yên, Sơn La

Cá suối Tấc thường được chế biến thành nhiều món, phổ biến nhất là cá xôi, cá nướng, cá chiên, pịa cá… 

Mường Tấc, Phù Yên (Sơn La) không chỉ là vùng đất có cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, xứ sở của những câu Đang, câu Ví trữ tình, mà còn được biết đến là nơi có nhiều món ăn mang đậm hương vị núi rừng, được nhiều du khách đặc biệt ưa thích. Nổi bật là món cá suối Tấc, tiếng Thái gọi là “Pa nặm Tấc”. 

Có con chỉ bằng ngón tay út... 

Trứng kiến, món ăn dân dã của đồng bào Thái

Cứ vào trung tuần tháng 3 âm lịch, đồng bào vào rừng tìm tổ lấy trứng kiến về chế biến thành món ăn, tuy dân dã mà thơm ngon, trở thành đặc sản hiếm có.

Theo kinh nghiệm dân gian của đồng bào Thái, con kiến thường làm tổ trên các cây cao như cây lay, cây loi, cây lạn là một loài cây rừng có lá to. Kiến sẽ cuốn các lá cây vào làm tổ đẻ trứng. 

Trứng kiến. 

Cầu kính 5D dài 80m đầu tiên tại Việt Nam

Cầu kính dây văng với hiệu ứng 5D đầu tiên tại Việt Nam này được xây dựng tại khu vực thác Dải Yếm, xã Mường Sang, huyện Mộc Châu, Sơn La.

Cầu kính tình yêu mới được đưa vào sử dụng - Ảnh: NAM TRẦN

Cây cầu với tổng chiều dài gần 100m, xây dựng trên độ cao 22m và rộng 2m. Chủ đầu tư cho biết đã ấp ủ hơn 2 năm để xây dựng chiếc cầu kính với kính chịu lực và thép nhập khẩu từ Hàn Quốc.

Ngôi chùa có gần 500 bức tượng giống nhau ở Lâm Đồng

Các bức tượng Quan âm bồ tát cao gần 3 m, có hình dáng giống hệt nhau được bài trí thành hàng dài trong khu vườn rộng, rợp bóng cây. 

Chùa Linh Ẩn (thị trấn Nam Ban, huyện Lâm Hà, Lâm Đồng) cách trung tâm Đà Lạt 30 km, được ví như "Thiền viện Trúc Lâm" thứ hai của thành phố ngàn thông. 
Chùa nằm ở độ cao hơn 1.000 m so với mực nước biển, được xây dựng năm 1993 trên khu đất rộng 4 ha giữa vùng núi rừng cao nguyên. Ban đầu, chùa chỉ là ngôi tự nhỏ thờ đức Phật. 

Con đường 160 cây kèn hồng nở rực rỡ ở Sóc Trăng

Nhiều du khách và các bạn trẻ miền Tây đến check-in con đường hoa dẫn vào khu hành chính huyện Châu Thành.

Từ quốc lộ 1 hướng về Sóc Trăng, du khách rẽ trái vào con đường Hùng Vương dẫn đến trung tâm hành chính huyện Châu Thành sẽ thấy 160 cây hoa kèn hồng trổ hoa đồng loạt hai bên đường. Ảnh: Trường Dương. 

Hành trình săn ảnh chim trên vùng rừng núi Fansipan

Không chỉ là điểm du lịch nổi tiếng, Fansipan còn là nơi chiêm ngưỡng và săn ảnh thú vị của những tay máy yêu thiên nhiên.

Đầu tháng 4, nhiếp ảnh gia Thuần Võ (thứ hai từ trái sang) cùng các đồng nghiệp Nguyễn Mạnh Hiệp, Phạm Hồng Phương trải nghiệm quan sát, ghi nhận loài và săn ảnh các giống chim quý tại Fansipan thuộc Vườn quốc gia Hoàng Liên (Lào Cai và Lai Châu). Chuyến đi có sự hỗ trợ của anh Nguyễn Hào Quang, hướng dẫn viên chuyên về quan sát chim cùng các "thổ địa" dân tộc Mông. Ảnh: Nguyễn Hào Quang. 

27 thg 4, 2019

Cá vồ đém

Khi anh Lâm văn Sơn dẫn tui vô bếp của Vườn trái cây Vàm Xáng để chọn món ăn, tui được hỏi: Ăn cá gì? Cá lóc hay cá vồ đém?

Tui hả họng, hỏi anh Sơn: Cá vồ đém là cá gì? Ảnh nói: Nó là một loại cá tra, hiếm và ngon hơn cá lóc. Chọn ăn vồ đém đi. Và ảnh chỉ cho tui coi một dĩa cá vồ đém đã làm sẵn như trong hình sau.


Tui hỏi: Sao kiu là vồ đémAnh Sơn trả lời là: Tại hai bên ngực nó có hai cái đémMấy bạn nhà bếp nghe vậy liền kêu lên: Dẫn ổng ra ngoài ao bắt con vồ đém còn sống lên coi thì mới biết chớ con này đã chặt khúc ra rồi sao thấy cái đém!