12 thg 7, 2018

"Lội thác" khe Kèm để cá massage chân

Đến thác khe Kèm (Con Cuông - Nghệ An), du khách được thỏa thích tắm thác mà còn được thư giãn khi ngâm chân trong làn nước mát để hàng trăm con cá rỉa chân như massage.

Thác nước đổ từ trên cao xuống tung bọt trắng xóa. Ảnh: Bá Hậu 

Đến thác, du khách được thỏa thích vui chơi bên dòng thác để tận hưởng không khí mát mẻ và môi trường trong lành của thiên nhiên. Cách thác không xa là những vũng nước nhỏ, nông hơn và rất phù hợp với việc bơi lội, tắm rửa.

Thăm chợ xép vùng cao với 'đặc sản' chuột, nòng nọc, ấu trùng

Chợ xép là những lán nhỏ được dựng lên bên đường trong các bản làng, lề đường, vỉa hè thị trấn…; bày bán những mặt hàng được coi là đặc sản vùng cao như: Chuột rừng, ấu trùng chuồn chuồn, cá khe, các loại rau rừng… 

Những lán dựng tạm ở các bản làng là nơi người dân bày bán những sản vật hái, đánh bắt được trên rừng như: rau, quả rừng; thú rừng; cá khe, suối. Ảnh: Hùng Cường 

Đào Mông chín rộ ở miền Tây Nghệ An

Xã Tri Lễ, huyện Quế Phong (Nghệ An) có 7 bản Mông sống dọc biên giới Việt – Lào, trong đó có 72 hộ của 3 bản Huồi Mới 1, Huồi Mới 2, Pà Khốm được Ban di dân phát triển nông thôn miền núi hỗ trợ trồng, chăm sóc gần 13.000 gốc đào Mẹo. Vào thời điểm này, đào đang chín rộ. 

Người Mông ở biên giới Quế Phong thường trồng đào phía trên những đỉnh đồi có đất rẫy. Đến nay, khắp núi đồi trải dọc biên giới Việt – Lào phủ kín những gốc đào. Ảnh: Hùng Cường 

Chợ Lớn năm 1991 qua ống kính người Pháp

Bến xe Chợ Lớn, hiệu thuốc hay khu nhà trọ của người Hoa là nội dung chủ yếu trong loạt ảnh do Patrick Zachmann chụp gần 30 năm trước. 


Patrick Zachmann là nhiếp ảnh gia Pháp sinh năm 1955. Ông bắt đầu hành nghề chụp ảnh tự do từ năm 1976 và trở thành thành viên của tạp chí ảnh quốc tế Magnum Photos từ năm 1990.

Trong chuyến thăm Việt Nam hồi đầu những năm 90 của thế kỷ trước, ông có đến Sài Gòn. Dịp này, ông đã ghi lại nhiều bức hình về cuộc sống của người dân quanh khu Chợ Lớn. 

11 thg 7, 2018

Núi rừng Gia Lai đẹp huyền ảo

“Buổi sáng ở núi rừng Gia Lai đẹp nhẹ nhàng khó tả. Những làn sương mai sớm, dòng sông mây bồng bềnh trôi một cách huyền ảo”, Ngô Thành Công, nhiếp ảnh gia trẻ tuổi chia sẻ. 


Nhiếp ảnh gia Ngô Thành Công sinh ra và lớn lên ở thành phố Pleiku, Gia Lai. Gắn bó với nhiếp ảnh 7 năm nay, Thành Công đam mê ghi lại những khoảnh khắc đẹp và ấn tượng của phố núi Tây Nguyên. 

7 món ngon xoa dịu cơn đói lúc xế chiều ở Hà Tiên

Bánh lọt xào, bánh bèo, gỏi đu đủ tôm thịt, chả cá chiên…, cuốn hút bạn bởi hương vị thơm ngon đặc trưng.

Thị xã Hà Tiên nằm ở phía tây nam của dải đất hình chữ S. Xứ sở này ngoài những cảnh đẹp còn có nhiều món ngon được chế biến mộc mạc, gần gũi, ghi điểm trong mắt du khách. Nếu một lần đặt chân đến Hà Tiên, sau những ngày tham quan nhiều thắng cảnh đẹp, lúc xế chiều, bạn có thể tìm những món ngon sau đây để ấm bụng nhé.

Chả cá chiên


Biển mang đến vùng đất Hà Tiên nhiều loại cá ngon. Ngoài nấu canh chua, hấp, nướng, các loại cá rựa, cá chai hay cá thu còn được người dân nơi đây làm món chả. Để chả ngon, dai, cá sẽ được cạo lấy thịt, nhồi gia vị, sau đó ép thành miếng mỏng, chiên vàng. Món chả cá Hà Tiên đặc biệt ở chỗ ăn kèm đu đủ bào thành sợi mỏng, ngâm chua với ớt cay. Sự kết hợp thú vị này đã tạo nên nét đặc trưng trong món chả cá chiên, khiến bạn ăn một lần sẽ nhớ mãi.

Món chả cá Hà Tiên đặc biệt ở chỗ ăn kèm đu đủ bào thành sợi mỏng. 

Phơi mít chín làm món ăn

Mít chín đồng loạt ăn không hết, bán giá rẻ nên người dân Quảng Nam bổ ra lấy múi phơi khô.

Mít được người dân huyện trung du Tiên Phước (Quảng Nam) trồng quanh vườn. Nơi đây được biết đến là vựa mít lớn nhất tỉnh, loại cây này ra quả từ tháng Giêng, đến tháng 5 chín rộ. 

Hương vị bình bát gợi nhớ ký ức tuổi thơ

Là loại cây mọc ven sông, vị thơm đặc trưng của trái bình bát chín đã gợi trong lòng những người con miền Tây nhiều kỷ niệm khó quên.

Là người con lớn lên ở miệt sông nước nên trong tôi luôn nuôi dưỡng nhiều ký ức về mảnh đất miền Tây đầy hào sảng. Dù xa quê đã lâu, nhưng thi thoảng tôi vẫn quay trở về quê những khi có dịp. Mỗi lần như thế, tôi thích tìm mua nhiều loại trái cây quê, trong đó có bình bát - loại trái đã gắn liền với cả một thời thơ ấu.

Cây bình bát thường mọc khắp mé sông, tạo nên màu xanh ngát. 

10 thg 7, 2018

Phố đi bộ Trịnh Công Sơn - sức hút của văn hóa lãng mạn

Đoạn đường bích họa giới thiệu về cuộc đời và âm nhạc của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, sân khấu biểu diễn nghệ thuật dân gian và đương đại hay các gian hàng ẩm thực mang kiến trúc phố cổ ... là những điểm nhấn tạo nên không gian lãng mạn, thư thái của phố đi bộ thứ 2 ở Hà Nội. Vào mỗi dịp cuối tuần, người dân Thủ đô và du khách trong ngoài nước có thêm điểm đến hấp dẫn mới. 

Đây là một không gian đi bộ hoàn toàn mới lạ, nằm ngay sát các đầm sen quanh khu vực hồ Tây, tạo cảm giác thoáng đãng, thư thái cho du khách khi đến với con phố đầy lãng mạn mang tên người nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Tại đây diễn ra các hoạt động nghệ thuật, biểu diễn âm nhạc từ dân gian đến đương đại, từ nghệ thuật đường phố đến nghệ thuật chuyên nghiệp như: ca trù, xẩm, chầu văn, hát chèo, nhạc cụ dân tộc, âm nhạc đương đại, triển lãm tranh ảnh, trưng bày các tác phẩm nghệ thuật, tổ chức các trò chơi dân gian và nhiều loại hình văn hóa nghệ thuật khác. 

Không gian phố đi bộ gắn với những hình ảnh liên quan đến cuộc đời và sự nghiệp của cố nhạc sỹ Trịnh Công Sơn.

Sơn Trà mùa voọc xuống núi

Hằng năm, khi những cánh rừng ven biển trên bán đảo Sơn Trà (Đà Nẵng) vào mùa thay lá và những đám cây thàn mát nở hoa tím bạt ngàn thì cũng là lúc đàn voọc chà vá chân nâu, loài động vật hoang dã quý hiếm được mệnh danh là “nữ hoàng” của các loài linh trưởng, lại rủ nhau kéo về ăn lá non đẹp lạ kỳ trong nắng, khiến cho bao du khách và cánh săn ảnh xứ Đà thành phải ngẩn ngơ, mê mệt vì vẻ đẹp của loài linh trưởng hiếm có này.

Xứ Đà thành với vẻ đẹp biển rộng, sông dài, núi trong lòng thành phố… đã đi vào âm hưởng thơ ca và nhạc hoạ, nhưng có một thứ làm cho cho Đà Nẵng trở nên khác biệt và ấn tượng hơn hẳn, đó là Sơn Trà, nơi được mệnh danh là xứ sở của voọc chà vá chân nâu, “nữ hoàng” của các loài linh trưởng. 

Ở Việt Nam, chà vá chân nâu chủ yếu sinh sống ở khu vực phía Bắc Trường Sơn (gồm từ Nghệ An đến Kontum). Đặc biệt, theo đánh giá của giới khoa học, tại bán đảo Sơn Trà của Đà Nẵng hiện có một quần thể khá lớn voọc chà vá chân nâu sinh sống với số lượng khoảng 300 đến 400 con. Một số nguồn khác còn cho rằng số lượng có thể lên đến hơn 1.300 con, tuy nhiên số liệu này chưa được kiểm chứng.
Bán đảo Sơn Trà (phường Thọ Quang, quận Sơn Trà) nằm cách trung tâm thành phố Đà Nẵng chừng 10 cây số về phía Đông Bắc. Bán đảo đẹp như tranh vẽ trên nền vịnh biển Đà Nẵng xanh như ngọc này không chỉ có vị trí chiến lược về mặt an ninh quốc phòng, mà còn là một kho báu hiếm có về cảnh quan thiên nhiên và các giá trị sinh học độc đáo của cả vùng bán đảo Đông Dương.