15 thg 3, 2018

Buôn M’liêng nơi lưu giữ văn hóa M’nông

Nằm cách trung tâm thị trấn Liên Sơn, huyện Lăk (Đăk Lăk) chừng 5km, buôn M’liêng, xã Đăk Liêng là nơi hiếm hoi còn giữ được nét nguyên sơ của đồng bào M’nông in đậm nhất là những nếp nhà dài phên nứa, cột gỗ, những bộ chiêng cổ và nhiều giá trị văn hóa khác.

Con đường vào buôn M’liêng đã được thảm nhựa thẳng tắp, song không gian buôn làng vẫn giữ được nét thanh bình, cổ kính như một Tây Nguyên hoang sơ hàng trăm năm trước. Những ngôi nhà dài truyền thống của đồng bào M’nông được gắn bảng số nhà nằm san sát nhau, xung quanh bao bọc bởi những tán cây xanh rì, không có tường rào ngăn cách.


Nhà sàn truyền thống ở buôn M’liêng. 

12 thg 3, 2018

Có một dòng suối mát lạnh giữa sa mạc

Bãi biển Mũi Né kề Suối Tiên. Ảnh: PV 

Ở xứ cát trắng, nắng vàng như Phan Thiết, dòng Suối Tiên mát lành giống như sự lắng đọng níu chân những ai một lần ghé qua.

Ở Việt Nam có nhiều địa danh mang tên Suối Tiên nhưng độc đáo nhất phải kể đến Suối Tiên ở Mũi Né (còn gọi là Suối Hồng) là một danh thắng tọa lạc tại phường Mũi Né, thành phố Phan Thiết.

Nườm nượp người “vay vốn” Bà Chúa Kho đầu năm

Ngày 14 tháng Giêng (tức ngày 1.3), đền Bà Chúa Kho chính thức khai hội. Hàng nghìn người hành hương về đây để xin lộc, "vay vốn".

Ngày 1.3, hàng nghìn người dân kéo nhau đến đền Bà Chúa Kho (phường Vũ Ninh, TP Bắc Ninh) thắp nhang, dâng lễ để “vay vốn” làm ăn hoặc xin “lộc rơi, lộc vãi” mong cho cả năm được may mắn.

“Chợ chim trời” - Từ góc nhìn du lịch

Chợ nông sản Thạnh Hóa (huyện Thạnh Hóa, tỉnh Long An) là khu chợ tự phát, bán các loại sản vật thuộc vùng Đồng Tháp Mười. Tuy nhiên, sau một thời gian, khu chợ trên dần biến tướng, bày bán công khai các loài chim trời, động vật hoang dã với số lượng ngày càng nhiều. Chợ nông sản Thạnh Hóa dần được biết đến với tên gọi “chợ chim trời lớn nhất miền Tây”. Xét từ góc nhìn du lịch, “chợ chim trời” ấy sẽ có ảnh hưởng không nhỏ đến sản phẩm du lịch đặc thù cạnh tranh cấp quốc gia của tỉnh (Khu Ramsar Láng Sen) được xác định trong Đề án Phát triển sản phẩm du lịch tỉnh đến năm 2020, định hướng đến 2030. 

Thức dậy với chim trời


Được xác định là sản phẩm du lịch đặc thù cạnh tranh cấp quốc gia, Khu Ramsar Láng Sen mang trong mình nhiều tiềm năng. Đến với Láng Sen, du khách được tìm hiểu về một Đồng Tháp Mười nguyên sinh với sen, điên điển bông vàng và ngọn lúa ma tưởng chỉ còn trong ký ức.


Khu Ramsar Láng Sen có một vùng đầm lầy với nhiều sinh cảnh thích hợp cho động, thực vật ưa nước và là nơi dễ khôi phục các hệ sinh thái đồng cỏ, bãi ăn của nhiều loài chim nước. Tại đây có 13 loài được ghi trong Sách Đỏ Việt Nam 

Về Mộc Hóa thăm “Cánh đồng bất tận”

Khu du lịch (KDL) “Cánh đồng bất tận”, ấp 3, xã Bình Phong Thạnh, huyện Mộc Hóa nằm trong Khu Bảo tồn đa dạng sinh học - cây dược liệu Đồng Tháp Mười đang được Công ty Cổ phần Nghiên cứu, Bảo tồn và Phát triển dược liệu Đồng Tháp Mười (Mephydica) khai thác và phát triển, là điểm đến cho những du khách đam mê khám phá thiên nhiên và tìm hiểu về các loại dược liệu quý hiếm.

Khu du lịch là điểm dừng chân thú vị cho những ai đam mê khám phá 

Từng là bối cảnh chính trong bộ phim “Cánh đồng bất tận” của đạo diễn Nguyễn Phan Quang Bình, dựa trên tác phẩm cùng tên của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư, KDL hứa hẹn là điểm dừng chân hấp dẫn, thú vị cho những ai đam mê khám phá thiên nhiên đa dạng vùng Đồng Tháp Mười và tìm hiểu về các loại dược liệu, sản phẩm quý dùng để chăm sóc, bảo vệ sức khỏe.

Chuyện “cụ” dầu 300 tuổi ở Ba Chúc

Dù cây dầu ở Ba Chúc đã chết nhiều năm, nhưng nhờ rễ cây bồ đề ôm quanh thân, nên nhìn từ xa, nhiều người vẫn nghĩ “cụ” sống mãi mãi theo năm tháng. Qua hơn 300 năm tồn tại, “cụ” dầu đã từng chứng kiến bao biến cố lịch sử và gắn liền với những câu chuyện tâm linh của vùng đất Ba Chúc… 

Giữa lòng đường thị trấn Ba Chúc (Tri Tôn, An Giang) có một cây cổ thụ cao khoảng 20m, tán lá rộng hơn 15m đứng sừng sững.

7 thg 3, 2018

Lễ hội Ná Nhèm rước 'của quý' ở Lạng Sơn khiến du khách đỏ mặt

Nghi thức rước "của quý" vừa thu hút sự tò mò, vừa làm cho nhiều người ngại ngùng.

Rằm tháng Giêng hằng năm, người dân ở xã Trấn Yên, huyện Bắc Sơn, Lạng Sơn lại tổ chức lễ hội Ná Nhèm (tiếng Tày có nghĩa là "mặt nhọ") để cầu an, cầu mùa màng tươi tốt đầu năm mới. Trước đây, lễ hội được tổ chức 3 năm một lần vào, sau đó phục dựng vào năm 2012, duy trì mỗi năm và được công nhận di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia năm 2015. Điều đặc biệt là lễ vật mô phỏng "của quý" của cánh đàn ông, đôi khi khiến du khách ngượng chín mặt. 

Tàng thinh và Mặt nguyệt - Ảnh: Hồng Vân 

Mùa hoa phấn phủ hồng trời Bảo Lộc

Sắc hồng phủ kín một góc trời ở phố núi đem lại cho các bạn trẻ những bức hình "sống ảo". 

Hoa phấn hồng còn được nhiều người gọi là hoa kèn hồng. Đây là loại cây thân gỗ, chiều cao trung bình 10 – 15 m. Hoa khi nở có màu hồng phấn bắt mắt. Hiện giống cây này tại Bảo Lộc đã trụi lá, khoe những chùm hoa màu hồng nhạt phủ kín tán cây. Ảnh: Phương Anh. 

4 con đường khiến giới trẻ 'đứng ngồi không yên' ở Tây Nguyên

Đường lên tòa giám mục Kontum hay núi lửa Chư Đăng Ya được nhiều phượt thủ ưa thích bởi khung cảnh lãng mạn giống như trong các bộ phim.

Đường lên tòa giám mục Kon Tum 

Tọa lạc trên đường Trần Hưng Đạo (thành phố Kon Tum), tòa giám mục có tên gọi đầy đủ là "Chủng viện Thừa sai Kon Tum". Tòa kiến trúc nằm ẩn mình sau một hàng bông sứ dài khiến bất kỳ ai ghé chân đều cảm thấy thích thú. Ảnh: Kate Nguyen. 

Ba con suối đẹp như tranh vẽ ở Phú Quốc

Suối Tranh, suối Tiên hay Đá Bàn hút hồn du khách bởi cảnh quan hoang sơ cùng làn nước trong lành, mát lạnh.

Suối Tranh 


Suối Tranh chảy từ dãy núi Hàm Ninh, nằm cách thị trấn Dương Đông khoảng 10 km. Con suối được tạo nên từ nhiều khe đá nhỏ. Ảnh: Binh Duong.