Cột cờ Phú Quý có tên đầy đủ là Cột cờ chủ quyền Tổ quốc tại đảo Phú Quý, là 1 trong 7 cột cờ thuộc Dự án xây dựng cột cờ chủ quyền Tổ quốc tại các đảo tiền tiêu trải dọc đất nước do Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam chủ trì với sự phối hợp thực hiện của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV). 6 đảo còn lại của dự án gồm đảo Trần (Quảng Ninh), Bạch Long Vĩ (Hải Phòng), Hòn La (Quảng Bình), Cù Lao Xanh (Bình Định), Côn Sơn (Bà Rịa - Vũng Tàu) và Thổ Chu (Kiên Giang).
28 thg 9, 2017
Cột cờ Phú Quý: Nơi thu hút đông du khách đến đảo
“Check-in tại Cột cờ Phú Quý nhé” - đây là câu nói cửa miệng của du khách khi đến với huyện đảo tiền tiêu của Bình Thuận.
Cột cờ Phú Quý có tên đầy đủ là Cột cờ chủ quyền Tổ quốc tại đảo Phú Quý, là 1 trong 7 cột cờ thuộc Dự án xây dựng cột cờ chủ quyền Tổ quốc tại các đảo tiền tiêu trải dọc đất nước do Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam chủ trì với sự phối hợp thực hiện của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV). 6 đảo còn lại của dự án gồm đảo Trần (Quảng Ninh), Bạch Long Vĩ (Hải Phòng), Hòn La (Quảng Bình), Cù Lao Xanh (Bình Định), Côn Sơn (Bà Rịa - Vũng Tàu) và Thổ Chu (Kiên Giang).
Cột cờ Phú Quý có tên đầy đủ là Cột cờ chủ quyền Tổ quốc tại đảo Phú Quý, là 1 trong 7 cột cờ thuộc Dự án xây dựng cột cờ chủ quyền Tổ quốc tại các đảo tiền tiêu trải dọc đất nước do Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam chủ trì với sự phối hợp thực hiện của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV). 6 đảo còn lại của dự án gồm đảo Trần (Quảng Ninh), Bạch Long Vĩ (Hải Phòng), Hòn La (Quảng Bình), Cù Lao Xanh (Bình Định), Côn Sơn (Bà Rịa - Vũng Tàu) và Thổ Chu (Kiên Giang).
Từ Phan Lý xưa đến Phan Rí Cửa nay
Khi đi tìm tư liệu về tổ chức hành chánh đầu tiên của huyện Hàm Tân - La Gi qua chặng đường hình thành 100 năm, tôi lại phát hiện thêm một sự kiện có tính lịch sử khá thú vị là ngày 18/2/1916 “Toàn quyền Đông Dương ra nghị định thành lập thị xã Phan Rí (tỉnh Bình Thuận)”. Như vậy chỉ sau 18 năm, ngày thành lập thị xã Phan Thiết (1898) - thủ phủ của tỉnh Bình Thuận - lại cùng lúc với huyện Hàm Tân. Theo “Việt Nam những sự kiện lịch sử (1858 - 1918)” của Viện Sử học - 2003. Cũng cùng năm này, Toàn quyền Đông Dương quyết định chia tách và thành lập tỉnh Lâm Viên, tỉnh lỵ đặt tại Đà Lạt. Từ đó tách hai địa lý Đà Lạt và Di Linh ra khỏi Bình Thuận. Sự kiện thành lập thị xã Phan Rí được coi là khá sớm, chỉ sau thị xã Phan Thiết để thấy vị trí của thị xã này quan trọng như thế nào trong sự phát triển ở vùng đất phía Bắc tỉnh Bình Thuận.
Phan Rí Cửa về đêm. Ảnh minh họa
Du Lịch Tuy Phong: “Đặc sản” ếch rừng
Phan Dũng gọi
“Phan Dũng mưa rồi anh ơi, lên đây đi!”. Một buổi tối, tôi nghe Mang Xích, Phó Chủ tịch UBND xã Phan Dũng (Tuy Phong) gọi. Tôi không lạ gì Phan Dũng, một xã vùng cao của Tuy Phong có đời sống khá phát triển, người dân biết thâm canh cây lúa nước, rất thành thục trong việc chăm sóc các giống cây trồng, nhưng rõ là nghe Mang Xích gọi, tôi trở nên khó ngủ. Chuyện khó ngủ của tôi là do trong lần gặp mới đây ở Phan Thiết, Mang Xích kể: “Bây giờ ở Phan Dũng không còn nhiều thú rừng để săn, mà có cũng không ai cho mình săn… nhưng có một thứ, người vùng xuôi như anh ít được ăn, nhưng vô cùng ngon. Đó là ếch rừng!”. Mang Xích nói rồi nhìn tôi mỉm cười, như ngầm xui tôi hãy lên Phan Dũng nhiều lần. Lần đó tôi nói: Trước mắt còn nhiều chuyện chưa đi được nhưng khi nào Phan Dũng mưa nhiều, Mang Xích hãy gọi. Và, hôm nay Mang Xích gọi.
“Phan Dũng mưa rồi anh ơi, lên đây đi!”. Một buổi tối, tôi nghe Mang Xích, Phó Chủ tịch UBND xã Phan Dũng (Tuy Phong) gọi. Tôi không lạ gì Phan Dũng, một xã vùng cao của Tuy Phong có đời sống khá phát triển, người dân biết thâm canh cây lúa nước, rất thành thục trong việc chăm sóc các giống cây trồng, nhưng rõ là nghe Mang Xích gọi, tôi trở nên khó ngủ. Chuyện khó ngủ của tôi là do trong lần gặp mới đây ở Phan Thiết, Mang Xích kể: “Bây giờ ở Phan Dũng không còn nhiều thú rừng để săn, mà có cũng không ai cho mình săn… nhưng có một thứ, người vùng xuôi như anh ít được ăn, nhưng vô cùng ngon. Đó là ếch rừng!”. Mang Xích nói rồi nhìn tôi mỉm cười, như ngầm xui tôi hãy lên Phan Dũng nhiều lần. Lần đó tôi nói: Trước mắt còn nhiều chuyện chưa đi được nhưng khi nào Phan Dũng mưa nhiều, Mang Xích hãy gọi. Và, hôm nay Mang Xích gọi.
Xem người Thái Nghệ An đan ép xôi
Trong quá trình lao động, người Thái đã tạo ra các vật dụng, dụng cụ thủ công bằng tre nứa mang dấu ấn bản sắc văn hóa độc đáo của dân tộc mình trong đó phải kể đến ép xôi.
Ông Vang Trần Nhị, trú tại bản Can, xã Tam Thái (Tương Dương) được người dân trong và bản biết đến là một người khéo tay, đan ép xôi đẹp. Ông cho biết:“ Vật liệu thường được dùng để đan ép xôi là loại cây cùng họ với cây luồng nhưng nó lại có ống dài hơn và chỉ to bằng cổ tay là hết cỡ, tiếng Thái gọi là mày quắn. Ngoài ra có thể đan bằng giang, tre và cũng có thể là nứa” Ảnh: Đình Tuân
Nơi cả làng làm rượu cần
Phải mất thời gian ít nhất 3 tháng mới cho ra một chum rượu cần, từ khâu làm men rượu từ nhân trần, mía khỉ, lá mít…, tiếp đến là hông trấu nếp và ủ, vì vậy rượu cần Mậu Đức có vị thơm nồng rất riêng.
Bà Ngân Thị Thơm, người có gần 30 năm trong nghề làm rượu cần ở bản Chòm Muộng cho biết: Ở đây nhà nào cũng biết làm rượu cần, cũng nấu rượu cần để mỗi khi trong gia đình có việc, lễ thì có chum rượu mời khách. Nay được nhiều người biết và tìm đến mua, chị em đã thành lập tổ để làm rượu cần kiếm thêm thu nhập.
Theo bà Thơm, để làm được một chum rượu cần rất kỳ công, trước hết đó là khâu làm men. Để có được men rượu ngon phụ thuộc bí quyết tìm lá của mỗi người, theo đó không thể thiếu nhân trần, mía khỉ, là mít, mía ngọt, quế...
Bà Ngân Thị Thơm, người có gần 30 năm trong nghề làm rượu cần ở bản Chòm Muộng cho biết: Ở đây nhà nào cũng biết làm rượu cần, cũng nấu rượu cần để mỗi khi trong gia đình có việc, lễ thì có chum rượu mời khách. Nay được nhiều người biết và tìm đến mua, chị em đã thành lập tổ để làm rượu cần kiếm thêm thu nhập.
Theo bà Thơm, để làm được một chum rượu cần rất kỳ công, trước hết đó là khâu làm men. Để có được men rượu ngon phụ thuộc bí quyết tìm lá của mỗi người, theo đó không thể thiếu nhân trần, mía khỉ, là mít, mía ngọt, quế...
Phụ nữ bản Chòm Muộng làm rượu cần. Ảnh: Tường Vi
Thổ Tang - nét đẹp văn hóa thời Hậu Lê
Từ thành phố Vĩnh Yên (thủ phủ tỉnh Vĩnh Phúc), xe chúng tôi đi theo quốc lộ 2A một đoạn rồi rẽ trái vào tỉnh lộ 305 để đến với thị trấn Thổ Tang, huyện Vĩnh Tường. Quãng đường hơn 20 cây số phô bày phần nào sự sầm uất của vùng đất chỉ cách Hà Nội gần hai giờ xe.
Du khách đến thăm đình Thổ Tang
Dăm năm gần đây, Thổ Tang giàu có hẳn lên nhờ nghề gia công hàng hóa và trở thành đầu mối lấy hàng trong khu vực. Những ngôi nhà cổ kính bị thay dần bằng dãy nhà phố bề thế. Tuy nhiên nhiều du khách vẫn thích về đây hành hương vì thị trấn còn nhiều kiến trúc tôn giáo nổi tiếng. Thu hút đông khách thập phương nhất có lẽ là chùa Tùng Lâm được xây từ thời Hậu Lê.
Pác Ngòi - bản làng xinh đẹp bên hồ Ba Bể
Dù tham gia làm du lịch từ mười mấy năm trước, Pác Ngòi là một trong số ít những thôn bản còn lưu giữ được hầu hết phong tục tập quán mang đậm bản sắc dân tộc Tày.
Theo quốc lộ 3, qua Phủ Thông, vượt đèo Giàng, xe chúng tôi rẽ vào huyện Ba Bể từ ngã ba Nà Phặc. Tại đây có tấm biển gỗ xinh xinh ghi chữ "Pác Ngòi 3km". Nhìn quanh thấy từng tốp khách nước ngoài lái xe máy sau khi quan sát tấm biển gỗ liền chạy mất hút vào con đường xanh rợp xuyên qua rừng rậm. Nhóm chúng tôi cũng tiến vào con đường nằm dưới tán lá dày ken không chút ánh sáng mặt trời nào có thể xuyên qua được, cứ thế đi khoảng mươi phút đã thấy bản Pác Ngòi hiện ra.
6 công đoạn làm cốm của người La Chí ở Hà Giang
Để có món cốm đãi khách, người La Chí phải làm đủ công đoạn từ hái lúa, tách hạt, sàng lọc đến rang, giã sàng sẩy.
Người La Chí có hơn 10.765 người, phân bố chủ yếu ở Đông Bắc. Họ thường cư trú ở núi cao gần 2.000 m, sống bằng nghề chăn nuôi, canh tác lúa nước trên ruộng bậc thang. Với nhiều nét văn hóa đặc trưng, trong đó phải kể đến ẩm thực, nhiều món ăn hình thành từ tập quán canh tác. Đặc sản cốm tạo ra từ bàn tay họ là điểm hấp dẫn du khách khi đặt chân đến mảnh đất này.
Từ nhiều đời nay, người La Chí (bản Phùng, Hoàng Su Phì, Hà Giang) có nghề làm cốm độc đáo.
Người La Chí có hơn 10.765 người, phân bố chủ yếu ở Đông Bắc. Họ thường cư trú ở núi cao gần 2.000 m, sống bằng nghề chăn nuôi, canh tác lúa nước trên ruộng bậc thang. Với nhiều nét văn hóa đặc trưng, trong đó phải kể đến ẩm thực, nhiều món ăn hình thành từ tập quán canh tác. Đặc sản cốm tạo ra từ bàn tay họ là điểm hấp dẫn du khách khi đặt chân đến mảnh đất này.
Làng đồ chơi trung thu hối hả vào mùa
Những người thợ làng Hảo (Hưng Yên) vẫn giữ nghề làm trống, đầu sư tử, mặt nạ giấy bồi... trong bối cảnh đồ chơi Trung Quốc đang dần lấn át thị trường.
Làng Ông Hảo (làng Hảo) thuộc xã Liêu Xá, huyện Yên Mỹ, Hưng Yên là nơi có nghề làm đồ chơi trung thu truyền thống cả trăm năm. Những ngày này, người dân làng Hảo tất bật với các công đoạn sản xuất để kịp đưa hàng ra thị trường.
Kỳ thú bãi đá Móng Rồng
Là sự kết hợp độc đáo của nước và đá, bãi đá Móng Rồng nằm ở khu 4, thị trấn Cô Tô, huyện đảo Cô Tô của tỉnh Quảng Ninh đã trở thành một trong những điểm du lịch khám phá đầy thú vị.
Từ bến cảng ngồi xe điện mất khoảng 15.000/người, chúng tôi đến bãi đá Móng Rồng theo hướng dẫn của người dân ở đảo. Và khi đặt chân đến, chúng tôi thực sự choáng ngợp bởi vẻ đẹp kỳ thú với những ngọn núi hùng vĩ hòa quyện vào nước biển xanh ngắt.
Bãi đá Móng Rồng có diện tích hơn 40 ha, chiều dài khoảng 2 km trải dài theo hướng Đông Bắc- Tây Nam. Theo anh Nguyễn Văn Bắc, người dân sinh sống trên đảo kể lại, trước kia, người dân ở Cô Tô thường gọi đây là bãi đá Cầu Mị, tuy nhiên nhìn từ xa bãi đá có hình đuôi chuột lớn với những mũi đá vươn ra biển hiên ngang khiến người ta liên tưởng đến những chiếc móng của loài Rồng. Vì thế sau này người dân và khách du lịch đến tham quan gọi đây là bãi đá Móng Rồng.
Từ bến cảng ngồi xe điện mất khoảng 15.000/người, chúng tôi đến bãi đá Móng Rồng theo hướng dẫn của người dân ở đảo. Và khi đặt chân đến, chúng tôi thực sự choáng ngợp bởi vẻ đẹp kỳ thú với những ngọn núi hùng vĩ hòa quyện vào nước biển xanh ngắt.
Bãi đá Móng Rồng có diện tích hơn 40 ha, chiều dài khoảng 2 km trải dài theo hướng Đông Bắc- Tây Nam. Theo anh Nguyễn Văn Bắc, người dân sinh sống trên đảo kể lại, trước kia, người dân ở Cô Tô thường gọi đây là bãi đá Cầu Mị, tuy nhiên nhìn từ xa bãi đá có hình đuôi chuột lớn với những mũi đá vươn ra biển hiên ngang khiến người ta liên tưởng đến những chiếc móng của loài Rồng. Vì thế sau này người dân và khách du lịch đến tham quan gọi đây là bãi đá Móng Rồng.
Bãi đá Móng Rồng mang một cảnh đẹp kỳ thú không chỉ có giá trị về cảnh quan mà còn ẩn giấu bao điều độc đáo về kiến tạo địa chất.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)