Bản Giốc là một thác nước hùng vĩ và đẹp nhất của Việt Nam, nằm ở địa phận xã Ðàm Thủy, huyện Trùng Khánh, Cao Bằng. Thác có độ cao trên 30 m với nhiều khối nước lớn đổ xuống qua nhiều tầng đá vôi. Ảnh: Bách Hợp.
24 thg 8, 2017
Vẻ đẹp hùng vĩ thác Bản Giốc mùa nước đổ
"Nàng về nuôi cái cùng con/ Để anh đi trẩy nước non Cao Bằng” - những câu hát mộc mạc, giản dị ghim sâu vào lòng người về vẻ đẹp hùng vĩ của nước non Cao Bằng.
23 thg 8, 2017
Vũ điệu nhảy sạp của người Lô Lô
Trong những hình thái dân ca, dân vũ của đồng bào các dân tộc Tây Bắc không thể không nhắc tới múa sạp – những vũ điệu say đắm lòng người qua từng bước đi, sự khéo léo, nhịp nhàng của các chàng trai, cô gái nơi miền sơn cước. Cũng như đồng bào Thái, người Lô Lô cũng dịu dàng đằm thắm trong vũ điệu nhảy sạp
Cũng giống như các tộc người khác, đồng bào Lô Lô thường tổ chức múa sạp trong các lễ hội, các buổi giao lưu. Có thể nói múa sạp ẩn chứa sự cố kết cộng đồng là sợi dây vô hình gắn kết mọi người gần nhau hơn. Dù khởi nguồn từ dân tộc Thái hay dân tộc Mường thì múa sạp vẫn chứa đựng một sức sống tiềm tàng với độ lan tỏa rất lớn, múa sạp không chỉ thu hút đồng bào Tây Bắc mà hình thức dân gian này còn cuốn hút đông đảo đồng bào Kinh tham gia. Khởi nguyên, múa sạp để ăn mừng chiến thắng Điện Biên (tháng 5-1954) để gắn kết tình quân và dân đến nay múa sạp đã được nghệ thuật hóa. Múa sạp không chỉ xuất hiện tại nhiều sân khấu, cuộc biểu diễn, mà còn theo chân các đoàn nghệ thuật dân tộc Việt Nam vươn ra trường quốc tế.
Làng nghề đúc gang Mỹ Đồng
Mỹ Đồng là làng nghề đúc gang nổi tiếng của huyện Thủy Nguyên, TP. Hải Phòng. Ai đến đây cũng sẽ dễ dàng bắt gặp tiếng búa nện chan chát và ánh lửa đỏ hừng hực suốt ngày đêm của các lò nấu gang.
Nghề đúc gang đã xuất hiện ở Mỹ Đồng cách đây hơn nửa thế kỷ. Người đầu tiên làm nghề đúc gang ở Mỹ Đồng là ông Nguyễn Văn Cáu. Ông Cáu đã học được nghề nối lưỡi cày và làm khuôn đúc gang từ những thợ đúc đồng ở Thanh Hóa. Sau khi đã thạo nghề, ông đã đưa nghề đúc gang về quê hương.
Sản phẩm đầu máy bơm nước được đúc bởi người dân làng nghề Mỹ Đồng.
Hải Vân - sức hấp dẫn từ những cung đèo ám ảnh
Thuở xa xưa, đèo Hải Vân nổi tiếng với nạn giặc cướp, thú dữ hoành hành. Những năm trước thời kì Đổi mới, đường sá kém phát triển, cung đèo này là nỗi ám ảnh của cánh lái xe đường dài, bởi lơ mơ là phơi xe dưới vực thẳm. Ấy thế mà giờ đây đèo Hải Vân lại trở thành một cung đường có sức hấp dẫn đến kì lạ.
Trở lại câu chuyện về thời điểm chưa có hầm đường bộ Hải Vân (hầm này được khánh thành và đưa vào sử dụng năm 2005), mọi thứ phương tiện xe cộ vào Nam ra Bắc, muốn đi từ Huế sang Đà Nẵng và ngược lại thì chỉ có mỗi một cách là... leo đèo Hải Vân.
Và nói không ngoa, dọc theo con đường thiên lí Bắc Nam thời bấy giờ có lẽ không có con đèo nào dữ dằn và đáng sợ bằng đèo Hải Vân. Vì thế, những câu chuyện về lật xe, đổ đèo mất thắng, xe lao xuống vực vì bị mây mù che mất lối đi... là những chuyện "thường ngày ở huyện".
Trở lại câu chuyện về thời điểm chưa có hầm đường bộ Hải Vân (hầm này được khánh thành và đưa vào sử dụng năm 2005), mọi thứ phương tiện xe cộ vào Nam ra Bắc, muốn đi từ Huế sang Đà Nẵng và ngược lại thì chỉ có mỗi một cách là... leo đèo Hải Vân.
Và nói không ngoa, dọc theo con đường thiên lí Bắc Nam thời bấy giờ có lẽ không có con đèo nào dữ dằn và đáng sợ bằng đèo Hải Vân. Vì thế, những câu chuyện về lật xe, đổ đèo mất thắng, xe lao xuống vực vì bị mây mù che mất lối đi... là những chuyện "thường ngày ở huyện".
22 thg 8, 2017
Gỏi bòn bon thơm ngon, mát lòng
Gỏi bòn bon là món ngon quen thuộc trong đời sống ẩm thực người dân xứ Quảng, luôn đồng hành với những chủ bếp chuộng thực phẩm sạch. Món này phù hợp để thưởng thức quanh năm, không "kén" tiết trời.
Nguyên liệu đi kèm với bòn bon là thịt ba chỉ, tôm, ớt, tỏi, đậu phụng, hành phi, chanh, rau thơm và nước mắm. Gỏi bòn bon làm rất thủ công, qua nhiều công đoạn nên đòi hỏi người chế biến phải tỉ mỉ, khéo léo. Trước tiên, tách riêng từng múi bòn bon.
Bánh tráng cuốn Đại Lộc vẫn thơm ngon qua bao thế hệ
Đến với làng quê của huyện Đại Lộc những ngày nắng cháy da thịt, dạo quanh nơi đây sẽ dễ dàng bắt gặp những chiếc bánh tráng tròn tròn sắp xếp thẳng tắp trên vỉ được phơi trước sân nhà, sau hè dưới cái nắng gắt ngày hè.
Nghề làm bánh tráng cuốn ở các làng quê của huyện Đại Lộc (tỉnh Quảng Nam) ngày trước được gầy dựng từ bàn tay của những người phụ nữ thôn quê, chịu thương chịu khó, cần cù thức khuya dậy sớm tráng bánh để lo cho cuộc sống gia đình.
Nhà thờ Phú Cường- Điểm nhấn kiến trúc của tỉnh Bình Dương
Thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương nhiều năm qua phát triển mạnh mẽ với nhiều khu đô thị mới mọc lên nhưng vẫn giữ được nét đặc trưng trong khu vực trung tâm thành phố vốn đã hình thành từ lâu đời. Nổi bật hơn cả ở đây là nhà thờ Phú Cường, một ngôi nhà thờ khang trang với kiến trúc đẹp bậc nhất Bình Dương nói riêng và các tỉnh Đông Nam Bộ nói chung, mang đậm dấu ấn văn hóa - lịch sử trên vùng đất này.
Nhà thờ Phú Cường có tên gọi đầy đủ là Nhà thờ Chánh tòa giáo phận Phú Cường được xây dựng trên một gò đất ngay ngã 6 trung tâm, thuộc phường Phú Cường, thành phố Thủ Dầu Một. Điều này tạo nên một nét độc đáo trong bối cảnh kiến trúc của nhà thờ khi từ mọi ngả được về trung tâm thành phố, nhà thờ Phú Cường theo nhiều góc độ đã nổi bật lên từ phía xa.
Ngược dòng thời gian, từ năm 1864, một ngôi nhà thờ bằng gạch có kiến trúc kiểu Gothic đã được dựng lên tại đây. Trải qua nhiều biến thiên lịch sử, trên cùng vị trí, nhà thờ Phú Cường đã trải qua nhiều lần được trùng tu và xây mới. Đến năm 2009, theo xu thế hiện đại, nhà thờ Phú Cường đã được xây dựng bề thế với tổng thể kiến trúc là sự kết hợp giữa những ô cửa hình vòm, mái chóp nhọn của nhà thờ Thiên Chúa giáo và mái vòm điển hình của nhà thờ Hồi giáo.
Nhà thờ Phú Cường có tên gọi đầy đủ là Nhà thờ Chánh tòa giáo phận Phú Cường được xây dựng trên một gò đất ngay ngã 6 trung tâm, thuộc phường Phú Cường, thành phố Thủ Dầu Một. Điều này tạo nên một nét độc đáo trong bối cảnh kiến trúc của nhà thờ khi từ mọi ngả được về trung tâm thành phố, nhà thờ Phú Cường theo nhiều góc độ đã nổi bật lên từ phía xa.
Ngược dòng thời gian, từ năm 1864, một ngôi nhà thờ bằng gạch có kiến trúc kiểu Gothic đã được dựng lên tại đây. Trải qua nhiều biến thiên lịch sử, trên cùng vị trí, nhà thờ Phú Cường đã trải qua nhiều lần được trùng tu và xây mới. Đến năm 2009, theo xu thế hiện đại, nhà thờ Phú Cường đã được xây dựng bề thế với tổng thể kiến trúc là sự kết hợp giữa những ô cửa hình vòm, mái chóp nhọn của nhà thờ Thiên Chúa giáo và mái vòm điển hình của nhà thờ Hồi giáo.
Nhà thờ Phú Cường là nhà thờ có kiến trúc đẹp bậc nhất tỉnh Bình Dương.
21 thg 8, 2017
Na Hang, hướng nào cũng lung linh
Lơ đãng, chủ quan cùng với đam mê đưa đẩy chúng tôi đến gương hồ lạ miền cao Đông Bắc theo tới bốn cung đường khác nhau. Rốt cuộc lại là may mắn. Vì đường nào, hướng nào cũng đẹp lung linh.
Một đoạn trên sông Gâm đẹp như bức tranh thủy mạc - Ảnh: TRẦN THÁI HOÃN
Từ khi đập thủy điện Na Hang hình thành năm 2007, một gương hồ đẹp mới ra đời, bổ sung vào danh sách danh lam thắng cảnh non sông cẩm tú nước Việt, rất nổi tiếng trên các diễn đàn du lịch trong và ngoài nước.
Về Bãi Che khi còn may mắn
Nghe tên rất lạ, đối với cả người dân Nha Trang vì trước giờ trên nhiều tài liệu, phương tiện truyền thông vẫn gọi nơi này là bãi Tre.
Bãi Che tinh khôi, đẹp rực rỡ. -ảnh: T.T.H.
Những ngọn núi xứng tầm di tích quốc gia
Đó là núi Thới Lới và Giếng Tiền, 2 trong 5 ngọn núi độc đáo hình thành từ dung nham núi lửa hàng nghìn năm trước ở huyện Lý Sơn.
Ngành VH-TT&DL tỉnh đang gấp rút hoàn thiện hồ sơ di tích núi Thới Lới và Giếng Tiền, để UBND tỉnh trình Bộ VH-TT&DL công nhận di tích thắng cảnh cấp quốc gia.
Thới Lới hùng vĩ
Trên tàu cao tốc ra đảo Lý Sơn, từ xa du khách có thể nhìn thấy núi Thới Lới cao vút, cùng với những ngọn núi khác tạo dáng vẻ như đất đảo có hình thang cân. Núi Thới Lới cao so với mực nước biển khoảng 170m. Nhiều du khách đến Lý Sơn thường kháo nhau, nếu chưa chinh phục được đỉnh núi Thới Lới thì xem như chưa đến Lý Sơn.
Thới Lới hùng vĩ
Trên tàu cao tốc ra đảo Lý Sơn, từ xa du khách có thể nhìn thấy núi Thới Lới cao vút, cùng với những ngọn núi khác tạo dáng vẻ như đất đảo có hình thang cân. Núi Thới Lới cao so với mực nước biển khoảng 170m. Nhiều du khách đến Lý Sơn thường kháo nhau, nếu chưa chinh phục được đỉnh núi Thới Lới thì xem như chưa đến Lý Sơn.
Du khách tham quan cột cờ Tổ quốc trên đỉnh Thới Lới. ẢNH: VĨNH HƯỚNG
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)