17 thg 7, 2017

Có một ngôi chùa tên là Chùa Ruộng Lớn

Gần đây, trên mạng các bạn trẻ thường post hình lên, hoặc nhắc nhau khi đến Long Khánh, Đồng Nai thì nhớ ghé thăm một ngôi chùa rất đẹp, mang cái tên rất mộc mạc: chùa Ruộng Lớn.

Tui ngạc nhiên lắm, vì tui sinh ra và lớn lên ở Long Khánh, tới năm 1977 mới tạm lìa bỏ nơi này để đi học ở Sài Gòn, nhưng từ đó tới nay vẫn thỉnh thoảng về thăm quê nhà mà sao lại chưa biết ngôi chùa này. Lại nữa, các bạn đưa hình ảnh đẹp của ngôi chùa lên mà không nói... chùa tên gì (là tui nói tên chính thức á, còn Ruộng Lớn chắc là tên gọi của người dân rồi), càng không nói gì đến xuất xứ của chùa. Vậy nên có dịp về Long Khánh, tui tìm đến đây...

Chùa nằm ở xã Bảo Vinh, Long Khánh, trong một vùng thôn quê hẻo lánh. Ngay cổng chùa đã là một sự khác biệt so với các ngôi chùa khác, đó là mô phỏng chiếc cổng tre, thay vì cổng tam quan đường bệ.

Cổng chùa

Đậm đà dế cơm chiên mắm Đồng Nai

Với những người sành ăn thì dế là món ăn rất được ưa chuộng bởi chúng rất sạch và có hương vị rất lạ, béo béo hòa quyện với cảm giác giòn giòn vui miệng. Thêm nữa, cách chế biến các món ăn từ dế cũng khá đơn giản.

Việc sử dụng các món ăn chế biến từ côn trùng dường như đã trở thành hiện tượng trong thời gian gần đây, với sự lên ngôi của các món đặc sản từ dế, đuông, bò cạp. Ngoài hương vị thơm ngậy lạ miệng, ít ai biết được các món ăn trên có giá trị dinh dưỡng rất cao giàu chất đạm, chất béo và vi chất, không thua kém trứng, thịt và cá.

Có rất nhiều loại dế như dế than, dế lửa, dế tiêu... nhưng để chế biến món ăn thì chỉ có dế cơm hoặc dế sữa. Dế cơm là giống dế to gấp đôi dế ta, có màu vàng nhạt, béo ú; dế sữa thì còn nhỏ, béo ngậy khi chế biến nên được ưa thích. 

Món ngon từ dế cơm. 

Nhum biển Lý Sơn

Khoảng thời gian dài từ đầu hè đến cuối thu, khi Lý Sơn vào mùa du lịch thì cũng là mùa thu hoạch những con nhum biển béo mập, ngon ngọt nhất trong năm. Ai đã từng thử những món ăn được chế biến từ nhum biển ở Lý Sơn mới hiểu vì sao đây lại là đặc sản tiến vua khi xưa. 

Nhum, nhím biển, cầu gai là những tên gọi khác nhau của loại hải sản này. Nhum không phải là đặc sản riêng có ở Lý Sơn, chúng sống thành từng nhóm trong những hốc đá, bám vào rạn san hô hoặc quần cư cùng đám rong rêu để ngụy trang.

Nếu ai nhìn thấy những con nhum lần đầu, hẳn sẽ rất tò mò bởi chúng hình cầu, màu nâu, xanh, đỏ rất đậm, thân có nhiều gai giống như một quả chôm chôm khổng lổ nằm trọn trong lòng bàn tay. Bổ đôi vỏ nhum sẽ thấy thịt và trứng kết lại thành từng múi, màu vàng ươm nổi bật so với màu vỏ xù xì.


Món ngon đất Thành Nam

Nhắc đến Thành Nam mảnh đất với “Thơ Xương, chuối ngự” quê hương của rất nhiều đặc sản nổi tiếng, và một trong số đó là nem nắm, món ăn bình dị nhưng ai đã từng thưởng thức thì không thể nào quên được.

Công phu trong khâu chọn nguyên liệu
Để có nắm nem ngon thì nguyên liệu phải được lựa chọn kỹ càng, bì lợn được tuyển chọn từ những con lợn khỏe mạnh, miếng bì làm sạch lông và dính một chút mỡ, thường thì người chế biến nên chọn miếng bì ở phần đầu vừa không dày, lại không có nhiều mỡ, sẽ không bị ngán và nắm nem không bị ướt nhão. Bì lợn làm nem nắm được thái tỉ mẩn và khá công phu.

Thịt lợn phải được lấy từ lò mổ. Khi miếng thịt còn nóng hổi và không nên đặt xuống đất. Ngoài ra, miếng thịt lợn không được rửa nước quá lạnh để thịt ngon và dẻo hơn. Bên cạnh đó thịt làm nem phải lấy từ thịt nạc ở hai củ mông của con lợn và lọc bỏ hết màng.

Thính là gia vị không thể thiếu của món nem nắm. 

Có một chùa Hương khác

Chùa Hương ở Hà Tây với bài hát nổi tiếng Em đi chùa Hương (thơ Nguyễn Nhược Pháp, nhạc Trung Đức) là trọng điểm du lịch hành hương của cả nước. Ít ai biết rằng, chùa Hương Hà Tây chỉ là phiên bản, xây dựng vào cuối thế kỷ XVII. Chùa Hương gốc ở trên núi Hồng Lĩnh (Hà Tĩnh) được xây dựng từ đầu thế kỷ XIII.

Các vua Lê – chúa Trịnh quê vùng Thanh Hóa nên các phi tần, mỹ nữ đa số được chọn tuyển ở miền Hoan Châu. Hằng năm, các cung phi, cung nữ thường trẩy hội chùa Hương bằng đường thủy qua cửa Hội Thống (gần Cửa Lò ngày nay). Dù đã bố trí lính lệ bảo vệ, phục dịch dọc đường; chúa Trịnh vẫn lo lắng nên lệnh cho xây chùa Hương Tích thứ hai ở Hà Tây mà thờ vọng để các cung tần đi trẩy hội gần và dễ quản lý hơn. Chùa Hương Hà Tây chỉ cách Hà Nội khoảng 60 km, còn chùa Hương Hà Tĩnh hơn 300 km.

Phong cảnh non xanh nước biếc từ ngôi chùa trên cao nhìn xuống

Khám phá ngôi chùa chúa Trịnh xây cho mỹ nữ

Chùa được đặt tên là chùa Hương Tích, phỏng theo chùa Hương nổi tiếng trên đất Hà Tây cũ. 

Theo một số sử liệu, vào cuối thế kỷ 18, để phục vụ nhu cầu tâm linh của các cung nữ, chúa Trịnh đã cho xây một ngôi chùa trên đỉnh núi Hồng Lĩnh (Hà Tĩnh). Ảnh: Lối mòn dọc theo sườn núi Hồng Lĩnh dẫn lên chùa. 

Ngôi chùa nằm trong hang núi lửa độc nhất Việt Nam

Chùa nằm trong một hang đá lớn nhất trong hệ thống hang động nham thạch ở đảo Lý Sơn, được tạo ra từ hoạt động địa chất của núi lửa cổ xưa.

Được lập ra dưới triều vua Lê Kính Tông (1599 - 1619), chùa Hang (tên chữ là Thiên Khổng Thạch Tự, nghĩa là Chùa đá trời sinh) ở đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) là ngôi chùa có nhiều nét độc đáo hiếm thấy. 

Về xứ Huế thăm những phủ đệ uy nghi

Trong dòng chảy di sản văn hóa triều Nguyễn, Phủ đệ là những công trình kiến trúc độc đáo, thể hiện sự kết hợp hài hòa giữa thiên nhiên và con người.

Phủ đệ xứ Huế còn là nơi ẩn giấu bóng dáng nghệ thuật kiến trúc cung đình Huế một cách sâu đậm...

15 thg 7, 2017

Thăm ngôi chùa “kỷ lục” trên đất Bình Dương

Chùa Hội Khánh ở Bình Dương sở hữu nhiều kỷ lục khác nhau, từ kỷ lục địa phương đến kỷ lục quốc gia và quốc tế.

Nằm trên một ngọn đồi thấp gần trung tâm TP.Thủ Dầu Một, chùa Hội Khánh là công trình kiến trúc tôn giáo, nghệ thuật lớn nhất của tỉnh Bình Dương.

Độc đáo chùa Sư Muôn ở Phú Quốc

Chùa Sư Muôn không chỉ là nơi sinh hoạt tôn giáo quan trọng của người dân địa phương mà còn là điểm tham quan thu hút nhiều du khách ở Phú Quốc.

Tọa lạc trên địa bàn thị trấn Dương Đông, huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang, chùa Sư Muôn, tên chữ Hán là Hùng Long tự, là một ngôi chùa có tuổi đời gần 100 năm của hòn Đảo Ngọc.