12 thg 9, 2016

Đường đi cắm trại bên cây 'cô đơn' ở Đà Lạt

Không biết cây mọc lẻ loi ở khu vực suối Vàng từ bao giờ, nhưng nó đã trở thành điểm cắm trại lý tưởng cho nhiều bạn trẻ khi khám phá Đà Lạt.

Từ thành phố Đà Lạt, bạn thuê xe máy với giá khoảng 140.000 đồng một ngày để đến tỉnh lộ 722, khu vực suối Vàng. Đoạn đường này đi mất khoảng 45 phút, qua nhiều dốc cao, có chỗ xe hơi không thể vào được. Sau đó di chuyển vào đường mòn để đến nơi "trú ngụ" của cây "cô đơn" mất khoảng 15 phút. 

Dạo phố cổ Hà Nội lúc 0 giờ

Nhờ nới lỏng “giờ giới nghiêm”, phố cổ Hà Nội lúc 0 giờ là “đêm không ngủ” với những ai đến Thủ đô trải nghiệm cảm giác này.

23 giờ 30, khu vực Nhà hát Lớn vẫn rất đông người ngồi chơi. 

Ghé đảo Thạnh An ăn hải sản rẻ không muốn về

Chỉ cách TP.HCM 70 km và 45 phút đi đò, đảo Thạnh An “bao” vui cho một chuyến du lịch sáng đi chiều về. 


Các tín đồ mê chơi, ham ăn và thích rẻ đã bình bầu đảo Thạnh An là một trong những địa điểm du lịch gần thành phố hấp dẫn nhất. Thạnh An chỉ cách trung tâm Sài Gòn khoảng 70km chạy xe máy. Vào cuối tuần, từng nhóm bạn trẻ đi theo hướng về Cần Giờ để kịp bắt chuyến tàu sáng ra đảo Thạnh An để trải nghiệm cảm giác “ăn ngập mặt” trong một ngày với giá rẻ... chẳng muốn về. 

Làm giàu từ nấm linh chi đỏ

Với khí hậu và thổ nhưỡng thích hợp trong quá trình sinh trưởng của các loại nấm, đặc biệt là nấm thảo dược, mô hình trồng nấm linh chi đỏ ở xã Đông Hòa (huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai) hiện có quá trình sản xuất thực hiện theo chuỗi khép kín từ phối giống đến nuôi trồng, chế biến. 

Đến thăm trang trại nấm linh chi đỏ (một loại giống linh chi dược liệu) của ông Trần Hồng Thủy, người đã mạnh dạn đầu tư trên 400 triệu đồng từ năm 2013 mới thấy việc trồng nấm linh chi đỏ không mất nhiều công chăm sóc mà chỉ cần người trồng tuân thủ nghiêm túc quy trình kỹ thuật với các công đoạn từ cắt bầu, hấp, cấy giống, ủ cùng nhiều kỹ thuật chăm sóc khác.

Trại nấm cũng phải tuyệt đối sạch sẽ, thông thoáng, đảm bảo nhiệt độ từ 22-280C và độ ẩm từ 80-90%; nhà trồng nấm linh chi đỏ phải được trang bị hệ thống tưới tự động, nền nhà được tráng xi măng để duy trì độ ẩm cho nấm phát triển; bao lưới xung quanh nhằm ngăn chặn côn trùng xâm nhập gây hại cho nấm.

Nghề đắp phù điêu ở Thạch Xá

Là vùng đất nổi tiếng với những nghề thủ công truyền thống, xã Thạch Xá (huyện Thạch Thất, Hà Nội) còn được biết đến là nơi có những người thợ đắp phù điêu tài hoa. Những người thợ Thạch Xá được nhiều người biết đến qua công việc phục chế, tân tạo nhiều công trình văn hóa tâm linh ở Việt Nam. 

Theo nghệ nhân Nguyễn Văn Tuấn, một trong số người giữ gìn và phát triển nghề đắp phù điêu của Thạch Xá thì nghề đắp phù điêu có lịch sử cách đây khoảng 200 năm. Là người theo bố học nghề từ năm 13 tuổi, nghệ nhân Nguyễn Văn Tuấn với tài năng và kinh nghiệm hơn 40 năm đã trực tiếp thiết kế, phục chế, tôn tạo hàng trăm tác phẩm tại các công trình di tích lịch sử, văn hóa tâm linh được Nhà nước xếp hạng. Trong đó, tiêu biểu là phục chế đầu đao (chùa Tây Phương, Thạch Thất), đắp nổi Rồng chầu mặt nguyệt (chùa Thầy, Quốc Oai), phục dựng con giống cổ chùa Sóc Sơn, xây cột trụ và đắp hoa văn con giống tại chùa Hòe Nhai, một trong những di tích kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội... 

Xơ giấy dó (còn gọi là giấy bản), một trong những nguyên liệu chính sử dụng đắp phù điêu.

Kỳ bí Động Trung Trang

Cách thị trấn Cát Bà (huyện đảo Cát Hải, Tp. Hải Phòng) 15 km, Động Trung Trang có vẻ đẹp bí ẩn do sự kiến tạo của thiên nhiên cộng với huyền tích lịch sử đã thu hút du khách trong và ngoài nước đến khám phá, trải nghiệm.

Được các nhà khảo cổ học Việt - Pháp phát hiện năm 1938, động Trung Trang với chiều dài 300m xuyên qua núi, bao quanh bởi những thảm thực vật phong phú và đa dạng tạo nên không khí trong lành cho du khách tham quan. Ngay từ cửa động, du khách đã thấy hình khối của một nàng tiên cá mặc bộ áo xiêm cúi chào quý khách đến với hành trình khám phá đầy thú vị.

Do bị nước mưa ngấm và chảy qua những khe đá xuống lòng động nên Động Trung Trang xuất hiện khá nhiều những măng đá đẹp. Theo nghiên cứu của những nhà khoa học, những lớp nhũ đá, măng đá nơi đây có độ tuổi khoảng 6 triệu năm. Đặc biệt trong động còn có những trụ đá được tạo nên khi nhũ đá và măng đá gặp nhau mà khi dùng tay vỗ vào sẽ nghe thấy âm thanh vang lên giống như những bản nhạc.

Động Trung Trang có lối vào và lối ra khác nhau với chiều dài 300m xuyên qua núi.

9 thg 9, 2016

Khám phá “vịnh Hạ Long” 
trên cao nguyên

Giữa mênh mông biển nước, những quả đồi sừng sững như những hòn đảo nhỏ được kiến tạo từ đất đỏ bazan, nhìn xa xa giống như những chiến thuyền khiến du khách cứ ngỡ lạc giữa vịnh Hạ Long trên cao nguyên.

Một góc khu bảo tồn thiên nhiên Tà Đùng - Ảnh: TIẾN THÀNH 

Người Mạ, những cư dân địa phương gọi nơi đây là khu bảo tồn thiên nhiên Tà Đùng, thuộc địa phận xã Đắk Som, huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông.

Về làng nem Thủ Đức


Nói tới những món ăn nổi danh nhất của đất Sài Gòn, không thể không nói tới nem Thủ Đức. Trong văn học truyền miệng, mỗi lần nem Thủ Đức xuất hiện, nó đều mang một dáng vẻ tự hào: Đi đâu mà chẳng biết ta, ta ở Thủ Đức vốn nhà làm nem… hay như câu: Biên Hòa có bưởi Thanh Trà, Thủ Đức nem nướng, điện bà Tây Ninh.
Đất Thủ Đức là để chỉ các quận Thủ Đức, quận 2, quận 9 bây giờ. Xưa là một vùng rộng lớn, cảnh vật nửa quê nửa chợ, phù hợp với các trò ăn chơi tiêu khiển của khách du đãng thập phương: “Xứ Thủ Đức năm canh thức đủ“, cái câu ấy nửa giỡn nhưng cũng nửa thiệt. Thủ Đức có suối Xuân Trường, suối Lồ Ồ, có nhiều vườn lài vườn ngâu, là những chốn vui thú ngoạn cảnh được ưu tiên thời ấy, còn ven chợ Thủ Đức lại có nhiều quán xá để la cà, với đủ loại món ăn chơi, trong đó dĩ nhiên nemThủ Đức là đại diện tiêu biểu.

Lễ tảo mộ ở Đại An Khê, Hải Lăng


Nói tới tục tảo mộ, hay chạp mả, người ta thường liên tưởng đến câu 

“Thanh minh trong tiết tháng Ba,
lễ là tảo mộ, hội là đạp thanh”

trong truyện Thúy Kiều (Nguyễn Du). Nhưng đó là chuyện kể theo phong tục và bối cảnh Trung Hoa ngày xưa.

Người Việt, từ xưa đã có truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, và thời tiết có những khác biệt theo vùng miền nên ngày tảo mộ, chạp mả được tiến hành vào những thời điểm khác nhau, nhất là vì cuộc sống thay đổi nhưng tựu trung vẫn nhằm hai mục đích chính là thăm viếng, sửa sang nơi an nghỉ của tiền nhân (người đã khuất) để tỏ lòng thành kính, tưởng nhớ gia tiên; thứ hai, đó cũng là dịp để người trong gia tộc có dịp quần tụ trong điều kiện sống tản mác khắp nơi, quanh năm lo chuyện mưu sinh.

Dấu chân chúa Nguyễn bên bờ sông Thạch Hãn

Nguyễn Hoàng (1525 - 1613), tức là Chúa Tiên, là người tiên phong mở rộng bờ cõi đất nước xuống phía nam, mở đầu cho việc hùng cứ phương nam của chín đời Chúa Nguyễn, lập nên vương triều nhà Nguyễn.

Nguyễn Hoàng (sinh tại Gia Miêu ngoại trang, huyện Tống Sơn, phủ Hà Trung, trấn Thanh Hóa) là con trai thứ hai của Nguyễn Kim (1468 - 1545) và bà Nguyễn Thị Mai (quê ở Hải Dương). Theo phả hệ họ Nguyễn ở Gia Miêu, ông là hậu duệ của Nguyễn Bặc.

Năm 1527, khi Mạc Đăng Dung cướp ngôi vua Lê, Nguyễn Kim phải tránh sang Lào, xây dựng lực lượng, tìm cách khôi phục nhà Lê. Lúc ấy Nguyễn Hoàng mới lên 2 tuổi, Nguyễn Kim để Nguyễn Hoàng lại cho em ruột là Nguyễn Ư Dĩ nuôi dưỡng.

Lúc Nguyễn Hoàng 20 tuổi, Nguyễn Ư Dĩ thường khuyên Nguyễn Hoàng lập công danh sự nghiệp. Nguyễn Hoàng làm quan dưới triều Lê, lập nhiều công lớn, được vua Lê Trung Tông phong tước Thái úy Đoan Quốc Công.