11 thg 7, 2016

Hấp dẫn bánh mì nướng bơ và mật ong ở Hà Nội

Nếu như Sài Gòn đang sốt với món bánh mì nướng muối ớt mới du nhập thì ở Hà Nội từ lâu đã thịnh hành một món bánh mì lạ không kém: nướng bơ và mật ong rất hút giới trẻ. 

Quán bánh mì nướng bơ và mật ong ở số nhà 137 Đặng Tiến Đông, mở từ 1997 đến nay vẫn được giới trẻ bình chọn là một trong những địa điểm bán món này ngon nhất Hà Nội 

Phở xào “thể hình” trên phố Hàng Buồm

Sợi phở xào khô ráo săn chắc, bắp bò cũng giòn và săn chắc luôn. Phở xào Hàng Buồm trên phố cổ Hà Nội vì thế được gọi đùa là phở xào “thể hình”. 

Một xuất phở xào bắp trứ danh ở Hàng Buồm 

Phở xào ở số nhà 11 Hàng Buồm, quận Hoàn Kiếm, Hà Nộ) chỉ mở bán khi phố đã lên đèn tầm 7h rưỡi tối và ngay lập tức đông khách. Khách quen nhiều, nên dù cho điều kiện chiếu sáng không tốt như những hàng quán khác cũng không làm sức ăn ở đây giảm sút. Và nếu muốn ăn loại phở xào săn, khô ráo, hoàn toàn không đẫm mỡ hay nước sốt, thì bạn nhất định phải đến đây. Bởi lẽ đó là cách duy nhất để được ăn loại phở xào như vậy tại Hà Nội. 

Làng Cù Lần xanh mướt mắt ở Đà Lạt

Làng Cù Lần, một địa chỉ mới nổi ở Đà Lạt có thể là điểm đến cuối tuần lý tưởng dành cho những người yêu thích và muốn hòa mình vào thiên nhiên tươi đẹp. 

Làng Cù Lần là ngôi làng nhỏ nằm dưới chân núi Lang Biang (Đà Lạt), cách Hồ Xuân Hương và Đồi Cù 20 km. 

Cái tên “Cù Lần” ngộ nghĩnh xuất phát từ việc ngôi làng này có truyền thống khai thác loài cây cù lần và nuôi những con cù lần có cặp mắt to tròn dễ thương. Cù lần được biết đến là loài động vật quý hiếm nằm trong Sách Đỏ, hiền lành, chủ yếu sống về đêm. 

Cuối tuần bỏ trốn thị thành tới ốc đảo Vạn Buồng cắm trại

Cách thành phố Đà Nẵng 37km theo đường 610A đi Nam Phước, “ốc đảo” Vạn Buồng là điểm đến lý tưởng dành cho du khách nghỉ dưỡng cuối tuần. 

Vạn Buồng nằm gần như tách biệt giữa hai huyện Duy Xuyên và Điện Bàn của tỉnh Quảng Nam rất thích hợp cho lịch trình trải nghiệm cuối tuần.

Cách thành phố Đà Nẵng 37km theo đường 610A đi Nam Phước, từ ngã ba Nam Phước chạy về Mỹ Sơn 7km sẽ gặp Trung tâm Thánh Mẫu Trà Kiệu (hay còn gọi là nhà thờ Núi) bạn chỉ cần rẽ phía tay trái hỏi đường đến thôn Vạn Buồng. 

Làng sơn mài Tương Bình Hiệp

Làng sơn mài Tương Bình Hiệp (phường Tương Bình Hiệp, Tp. Thủ Dầu Một) là nơi được coi là chiếc nôi của ngành sơn mài mỹ thuật không chỉ của tỉnh Bình Dương mà của cả vùng Nam Bộ. Với những giá trị nghệ thuật mang đậm nét văn hóa truyền thống, đậm đà tính cách Á Đông, sản phẩm sơn mài Tương Bình Hiệp hiện đã xuất đi nhiều nước trên thế giới. 

Khoảng giữa thế kỷ 18, những người thợ sơn mài từ vùng đất miền Trung trong quá trình di dân đã mang theo nghề sơn vào xứ Đồng Nai, Gia Định, trong đó có Tương Bình Hiệp. Ban đầu, làng nghề mới chỉ có vài hộ chuyên làm sơn son, thếp vàng và pha chế sơn then. Về sau, làng nghề Tương Bình Hiệp dần phát triển, thợ sơn mài ở đây mới trở nên nổi tiếng khắp vùng Nam Kỳ lục tỉnh.

Cùng thời gian, nghề sơn mài ở Tương Bình Hiệp được truyền qua nhiều thế hệ khi những nghệ nhân tâm huyết mở ra các lớp đào tạo nghề. Sự xuất hiện của xưởng sơn mài Thanh Lễ vào thập niên 50 của thế kỷ trước đã đánh dấu một bước phát triển mới cho làng sơn mài Tương Bình Hiệp. Từ đây, làng nghề xuất hiện rất nhiều các nghệ nhân tài hoa, xuất sắc như: Thái Văn Ngôn, Ngô Từ Sâm, Trương Văn Cang, Trần Văn Nam và một số thầy giáo Trường Mỹ nghệ thực hành Thủ Dầu Một như: Châu Văn Trí, Nguyễn Văn Yến, Nguyễn Văn Tuyền, những người góp phần rất lớn vào việc thúc đẩy sự phát triển của làng nghề. Đã có nhiều cơ sở sơn mài mọc lên, sản phẩm sơn mài cũng ngày càng phong phú, đa dạng đáp ứng được thị hiếu thẩm mỹ, nhu cầu sử dụng của khách hàng và Tương Bình Hiệp đã trở thành một thương hiệu sơn mài nổi tiếng.

Nguyên liệu màu sử dụng để sáng tạo các sản phẩm sơn mài ở làng nghề Tương Bình Hiệp .

Khám phá Trung tâm bảo tồn động vật hoang dã lớn nhất Việt Nam

Nằm phía Tây Bắc của "đảo ngọc" Phú Quốc (Kiên Giang), Vinpearl Safari Phú Quốc là là một điểm đến dành cho những du khách muốn hòa mình vào thiên nhiên, ngắm nhìn, tìm hiểu cuộc sống hoang dã của những loài động vật quý hiếm. 

Được khai trương vào tháng 12/2015, Vinpearl Safari Phú Quốc là dự án có quy mô lớn của tập đoàn Vingroup, với mong muốn bảo tồn và góp phần tạo thêm sự phong phú về du lịch cho "đảo ngọc" vốn đã quá nổi tiếng với những bãi biển đẹp nhất Việt Nam.

Xây dựng trên diện tích 380 ha và được quy hoạch bài bản thành hai phân khu: khu vườn thú mở và công viên động vật hoang dã. Đây là nơi sinh sống của hơn 3000 cá thể của 150 loài động vật trong đó có rất nhiều loại động vật quý hiếm trên thế giới như: hổ Bengal, sư tử Châu Phi, hươu cao cổ, ngựa vằn, tê giác… Vinpeal Safari Phú Quốc không chỉ là một địa điểm du lịch độc đáo mà còn là trung tâm bảo tồn động vật hoang dã lớn nhất Việt Nam.

Không gian nuôi thả chim hồng hạc tại khu vườn thú mở.

8 thg 7, 2016

Không thể quên một thương hiệu ‘xế’ Việt

Hơn 40 năm sau khi chiếc La Dalat ra đời, nền công nghiệp ô tô ở Việt Nam chỉ dừng ở mức lắp ráp và cũng không sản xuất nổi con ốc vít. Điều đó khiến người ta không khỏi tiếc nuối một nền công nghiệp xe hơi Việt Nam đáng lẽ phải vượt trội các nước trong khu vực.

La Dalat không phải là chiếc xe hơi sản xuất đầu tiên ở Việt Nam mà đó là chiếc Chiến Thắng tại miền Bắc sản xuất năm 1959. Vì nhiều lý do, xe Chiến Thắng không được sản xuất hàng loạt. Trong khi đó La Dalat dù sinh sau đẻ muộn nhưng được sản xuất đại trà đã trở thành một thương hiệu quen thuộc, không thể nào quên với người dân Việt Nam.

Những người đam mê dòng xe La Dalat

“Năm 1980, gia đình tôi về quê ở Bến Tre, cha tôi mượn được một chiếc xe “con bọ” (Wolkswagen) để cả nhà đi. Lúc đó đường xấu khủng khiếp, con bọ túc tắc trên đường bị một chiếc xe vù qua mặt, cho xe chúng tôi “ngửi khói”. Bác tài không thể nào vượt chiếc xe đó được do đường xấu, ổ gà. Tôi còn nhớ rõ khi nhìn vào gầm xe từ phía sau, hai bánh xe có gắn hai cục gù cứ nhún nhảy liên tục nên chiếc xe cứ băng băng lướt trên đường xấu về phía trước như không. Về nhà, ông tôi nói: Đó là xe La Dalat của Việt Nam đó con. Hình ảnh chiếc xe nhỏ, nhẹ linh động lướt trên con đường ổ gà in mãi trong tâm trí tôi khiến tôi dâng lên một nỗi tự hào, hãnh diện về xe Việt Nam. Khi lớn lên có điều kiện, tôi “thửa” ngay một chiếc La Dalat và gắn bó với nó đến giờ” - anh Lê Chí Trung, biệt danh 9 Hoi, một người chơi xe La Dalat hiện sống ở TP Mỹ Tho, kể lại mối lương duyên với chiếc xe.

Homestay – made in Vietnam!

Như tên gọi, Homestay (HS) là loại hình du lịch ăn – ở chung nhà với người dân. Tiếng Việt gọi là du lịch Cộng đồng (DLCĐ). Mục đích là để du khách chủ động tìm hiểu văn hóa, trải nghiệm với cư dân bản địa và giúp người dân làm kinh tế, có thêm thu nhập. Mô hình này phổ biến khắp thế giới. Ở Việt Nam, HS chưa đại trà nhưng gần như tỉnh nào cũng có.

Mô hình các nước

Ở các nước phát triển hơn, HS tương đối dễ dàng tổ chức. Ngành du lịch chọn những hộ dân có điều kiện để thực hiện. Chủ nhân những ngôi nhà rộng rãi sắp xếp gọn sinh hoạt gia đình, nhường phần còn lại cho du khách đến ở. Nhà nhỏ thì vài ba người. Nhà lớn thì cả chục. Hầu hết đều ngủ tập thể. Có thể ăn chung với gia đình. Thỉnh thoảng vẫn có những nhà dành riêng cho du khách trong khu dân cư, gọi là housestay, để phân biệt với homestay, là nhà khách ở chung với dân. Nhà vệ sinh cũng vậy, có thể biệt lập hoặc sử dụng chung.

Trung tâm bản Lác

Ốc Đinh Liệt trứ danh đất Hà thành

6 mét vuông là diện tích trong nhà của hàng ốc Đinh Liệt trên ở khu phố cổ Hà Nội. Các bàn kê xung quanh bé xíu, thậm chí người ăn ốc còn không cần bàn mà dùng ngay ghế nhựa nhỏ để đặt khay ốc nhỏ lên trên luôn. 

Một khay ốc cho hai người khi mới bày sẽ như thế này 

Trên khay ốc bằng nhựa đó đó có bát ốc nóng nghi ngút, nước chấm ốc và cũng dùng để bỏ vỏ. Khi nào vỏ đầy người phục vụ lại đổi khay. Chỗ ngồi chật nên khó nhất là việc sắp xếp chỗ ngồi. Nhưng bù lại ốc ở đây ngon đến khó cưỡng. 

Du hí Việt Nam qua những địa danh in trên tờ tiền

Trên mỗi tờ tiền chúng ta đang dùng mệnh giá khác nhau lại in một địa điểm nhất định. Có bao giờ bạn thắc mắc địa danh ấy ở đâu? Cùng chúng tôi dạo quanh một vòng những địa danh in trên các tờ tiền đang lưu thông hiện nay.