22 thg 9, 2015

Nét ẩm thực Hà thành trong con ngõ Phất Lộc

Tồn tại bao đời nơi phố cổ, con ngõ Phất Lộc là nơi bạn có thể tìm thấy những món bún mà chỉ nghe tên thôi người ta đã phải ồ lên: “À, ẩm thực Hà Nội đây rồi!”. 

Lang thang nơi phố cổ, bạn như lạc vào một thiên đường ẩm thực với la liệt hàng quán, từ bình dân vỉa hè tới nhà hàng cao cấp. Ở Hà Nội, dù muốn ăn chơi hay ăn no, bạn cũng nên đi vào những con phố nhỏ, nơi những nét ẩm thực tinh tế nhất chưa bị thương mại hóa bởi du lịch.

Ngõ Phất Lộc tồn tại bao đời nơi phố cổ là nơi bạn có thể tìm thấy những món bún mà chỉ nghe tên thôi người ta đã phải ồ lên “À, ẩm thực Hà Nội đây rồi!”.

1. Bún chả que tre

Bún chả Hà Nội đặc trưng bởi thứ chả thịt ba chỉ dùng vỉ nướng trên than hoa. Hàng nào sơ sài thì nướng xong đổ đầy một bát to, khách tới ăn chỉ nhặt vào bát rồi chan thứ nước dùng sánh mỡ lên.

Đôi khi muốn tìm được cái hương vị xưa cũ của bún chả Hà Nội, tôi phải đi lòng vòng hết các con phố, len lỏi qua những mái hiên nhuốm màu rêu phong, rồi bất chợp gặp một cô bán hàng vừa nhanh tay quạt chả, vừa sắp bún ra đĩa.

Chả ở Phất Lộc có hai loại, chả thịt kẹp que và chả băm cuốn lá lốt. Với chả thịt, dù cùng là thịt được nướng trên than hoa nhưng thực khách tinh tế có thể cảm nhận được mùi hương dìu dịu của những que tre chứ không đơn giản chỉ ám khói của những vỉ sắt. 

Những xiên thịt sau khi nướng qua sẽ được người bán hàng nướng lại trên bếp than hoa để khi thực khách thưởng thức, chả vẫn giữ được hương vị không bị nguội - Ảnh: Minh Đức 

Khu nhà mồ trăm tuổi trên đường Trần Hưng Đạo

Trong con hẻm 472 Trần Hưng Đạo (Q.5, TP.HCM), có một ngôi nhà mồ cổ kính với lối kiến trúc khá độc đáo. Nhà mồ nằm trong hẻm nên ít ai biết, chủ nhân của nó cũng khá là bí ẩn... 

Nhà mồ này chỉ cách ngôi nhà mồ của Bác ngữ học Trương Vĩnh Ký (520 Trần Hưng Đạo) khoảng 100 m, trông có vẻ bề thế, cổ kính hơn dù cũng được kiến trúc theo kiểu mái vòm Tây phương cổ điển. Trên nóc nhà mồ (cao khoảng 15 m) có cây thánh giá ở chóp vòm, chung quanh có những cột hình tháp bút đâm thẳng lên trời tạo nên cảm giác uy nghi...

Nơi an nghỉ của đại gia giàu nhất Sài Gòn xưa bên trong nhà thờ Huyện Sĩ

Trong nhà thờ Huyện Sĩ (góc Tôn Thất Tùng - Nguyễn Trãi, Q.1, TP.HCM) cổ kính, uy nghiêm có một nhà mồ rất độc đáo. 

Ngôi nhà mồ nằm phía sau cung thánh, dưới một mái vòm rất hài hòa với tổng quan của nhà thờ, cho nên nếu không được giới thiệu, khách tham quan sẽ dễ nhầm đó cũng là một trong những gian hậu thất của nhà thờ. 

Dưới đây là những hình ảnh ghi lại tại nhà thờ Huyện Sĩ: 

Nhà thờ Huyện Sĩ (góc đường Tôn Thất Tùng - Nguyễn Trãi, Q.1, TP.HCM) tên gốc là Nhà thờ Giáo xứ Chợ Đũi, được xây dựng trong 3 năm (1902-1905) do vợ chồng ông Lê Phát Đạt (thường gọi là Huyện Sĩ, 1841-1900) và bà Huỳnh Thị Tài (1845-1920) hiến 1/7 tài sản của mình để xây dựng nhà thờ (mô hình nhà thờ do linh mục Bouttier thiết kế, vị linh mục này cũng thiết kế Nhà thờ Thủ Đức). Huyện Sĩ là ông ngoại của Nam Phương Hoàng hậu, và là người giàu bậc nhất Nam kỳ thời đó (cuối thế kỷ 19), dân gian Nam kỳ có truyền tụng về các nhân vật đại phú hộ thời đó là “Nhất Sĩ, nhì Phương, tam Xường, tứ Định”… Do bỏ tiền xây dựng nhà thờ, bên trong lại có mộ của vợ chồng Huyện Sĩ nên người ta quen gọi ngôi giáo đường này là Nhà thờ Huyện Sĩ 

21 thg 9, 2015

Khám phá đường hầm đất sét ở Đà Lạt

Trải dài hơn 1.200m giữa rừng thông xanh biếc, Đường hầm đất sét là một kỳ quan nhân tạo mới ở Đà Lạt (Lâm Đồng). Dù chỉ mới đi vào hoạt động từ năm 2012 nhưng nơi đây đã trở thành điểm đến thu hút rất nhiều tour của các công ty du lịch lữ hành. 

Đường hầm đất sét có rất nhiều tên gọi khác nhau như: Đường hầm điêu khắc, Đường hầm đất đỏ, Làng đất sét... nhưng dù với bất cứ tên gọi nào thì nơi đây cũng kích thích sự tò mò và trí tưởng tượng của du khách để tìm đến khám phá. Chủ nhân của Đường hầm đất sét là anh Trịnh Bá Dũng, người có niềm đam mê lớn với những công trình kiến trúc cổ ở Đà Lạt.

Sau 4 năm nghiên cứu, anh Trịnh Bá Dũng đã tìm ra công thức biến đất sét bazan thành một chất liệu mới có màu sắc độc đáo và đặc biệt thân thiện với môi trường. Đường hầm đất sét chính là sự đột phá đỉnh cao về chất liệu khi xây dựng nên nó là một hỗn hợp có độ bền tương đương với bê tông.

Theo anh Trịnh Bá Dũng cho biết, công trình điêu khắc nghệ thuật này được tạo nên dựa vào hai ý tưởng là tái hiện lại một Đà Lạt từ thuở ban sơ và một Đà Lạt là thành phố du lịch nghỉ dưỡng nổi tiếng tại Việt Nam.

Khung cảnh sinh hoạt thuở hồng hoang của loài vượn người tạo nên từ chất liệu đất sét.

Thú nhồi bông Tam Hiệp

Từng nổi tiếng với nghề may truyền thống, xã Tam Hiệp (huyện Phúc Thọ, Hà Nội) giờ lại được biết đến như “kinh đô” của sản phẩm thú nhồi bông. Sản phẩm của Tam Hiệp được bày bán ở khắp các con phố Hà Nội và các cửa hàng lưu niệm trên toàn miền Bắc.

Trong những năm gần đây, điều kiện sống cũng như nhu cầu tiêu dùng của người dân được cải thiện nên những mặt hàng lưu niệm, quà tặng ngày càng được chú trọng với sức tiêu thụ cao, trong đó có mặt hàng thú nhồi bông. Chính vì vậy, năm 1997, từ một cơ sở đầu tiên và duy nhất sản xuất thú nhồi bông đó là cơ sở Hoa Thái, đến nay toàn xã Tam Hiệp đã có hàng chục cơ sở sản xuất thú nhồi bông cung cấp cho thị trường hàng triệu sản phẩm thú nhồi bông mỗi năm.

Cơ sở sản xuất thú nhồi bông Hoa Thái là đơn vị đầu tiên đồng thời cũng là cơ sở có quy mô lớn nhất nhì trong xã với khu nhà xưởng rộng gần 
3.000m2. Cơ sở tạo công ăn việc làm thường xuyên cho trên 20 lao động với mức lương bình quân 3 triệu đồng/người/tháng.

Vải nguyên liệu được chọn lọc thành từng loại trước khi sản xuất sản phẩm thú nhồi bông.

20 thg 9, 2015

Đám cưới Chăm trên phà Châu Giang

Trên chuyến phà xuôi theo dòng sông Châu Đốc (đoạn ngang qua bến phà Châu Giang, An Giang), tôi tình cờ bắt gặp đám cưới của chú rể Amine Saly và cô dâu là Sari Yan. 

Đám cưới của họ diễn ra đúng nghi thức “đưa rể” của người dân theo đạo Hồi giáo ở địa phương.

Đặc biệt hơn, khi tất cả mọi người tham gia cùng mặc trên mình những bộ trang phục truyền thống rực rỡ sắc màu, khiến hình ảnh buổi đưa dâu càng trở nên lung linh, sinh động và vô cùng đẹp mắt. 

Đám cưới khiến bến phà Châu Giang trở nên náo nhiệt hơn thường ngày 

Chùa Ông Bổn của người Hoa Sóc Trăng

Với cách gọi quen thuộc, Chùa Ông Bổn hay Hòa An hội quán là một ngôi chùa cổ được xây dựng từ năm 1875, tọa lạc tại số 09, đường Nguyễn Văn Trỗi, P1, thành phố Sóc Trăng. Vào ngày 12/5/2004, Chùa được công nhận là di tích văn hóa, nghệ thuật kiến trúc cấp tỉnh.

Chùa Ông Bổn có mặt tiền quay về hướng Nam, hai bên tả hữu tô đá rửa được nghệ nhân đắp chữ nổi bằng xi măng rộng khoảng 1 mét là 2 đại tự: “Tăng”, “Phước” – có ngụ ý là chúc bà con bá tánh hưởng thêm nhiều phước lộc. Ngoài ra, ở bên phải khuôn viên chùa có ngôi miếu thờ Thần Hoàng Bổn Cảnh, tượng trưng cho thần Thổ Địa của địa phương.

Bên trong ngôi chùa, toàn bộ phần chân cột, từ nền “Tam cấp” trong khu vực nội thất cho đến khung cửa chính của ngôi chùa… đều được tạc bằng đá tảng từ Trung Quốc chở qua. Ngôi chùa được thợ xây dựng “Vân kim tam cấp” qua thước Lỗ Ban - theo hình chữ “phú” - tượng trưng cho sự sung túc, phú quý theo quan niệm của người Hoa.Đặc biệt, ngôi chùa còn giữ nguyên lớp ngói ống âm dương màu xanh (ngói lưu ly)và gốm tráng men màu, được dùng tạc tượng: “Bát tiên thí võ”, “Lưỡng long tranh châu”, “Mẫu đơn phụng”và hoa văn “Chỉ hoa cúc”được dùng trang trí ở tả hữu mái ngói trước,tượng trưng âm dương hòa hợp, sung túc, no đủ nên càng tôn thêm vẻ tôn nghiêm của ngôi chùa.

Chùa Ông Bổn

Quán cà phê vợt lâu đời nhất Sài Gòn

Quán cà phê 76 tuổi trong hẻm 109, đường Nguyễn Thiện Thuật từng một thời là nơi tụ họp của học sinh trường Petrus Ký, Chu Văn An.

Len lỏi qua những con hẻm bàn cờ của đường Nguyễn Thiện Thuật, Quận 3, cà phê vợt Cheo Leo không khó để bắt gặp dù nằm lọt thỏm giữa những ngôi nhà ống cao vút. Quán thoạt nhìn có vẻ khiêm nhường với những bộ bàn ghế đơn giản. Tuy nhiên, chính không gian có chút xưa cũ cùng âm thanh trữ tình của những bản nhạc phát ra khiến quán trở nên nổi bật trong con hẻm dài. 

Không gian mang đậm dấu ấn xưa của Sài Gòn tại cà phê vợt Cheo Leo. 

Phở sắn cá lóc đồng ở Quảng Nam

Sợi phở làm từ sắn, thêm vài lát cá đồng xào qua, rồi đổ nước dùng nóng hổi trở thành món ăn mộc mạc của vùng quê xứ Quảng.

Nằm ở bên sông Ly Ly, huyện Quế Sơn nổi tiếng với nghề làm phở sắn. Sắn sau khi thu hoạch được bỏ vỏ, thái thành lát mỏng đem phơi khô sử dụng quanh năm.

Khi làm phở, người ta mới xay nhỏ rồi ngâm nước và thường xuyên thay nước để bột sắn được trắng trong. Bánh ngon phụ thuộc vào sự khéo tay và kinh nghiệm của người làm, chính vì vậy mà công đoạn ủ bột này quyết định đến chất lượng của bánh phở.

Bột sau khi ngâm sẽ cho vào nồi khuấy đều tay đến khi chín kỹ không bị vón cục. Bột chín, để nguội và đưa vào ép thành từng sợi phở, đặt lên những vỉa tre đem phơi dưới nắng. Cũng tùy theo cách chế biến của mỗi người mà phở được xếp thành những hình dạng khác nhau. Thường sợi phở sẽ trắng bóng và dai. 

Phở sắn ăn cùng rau hẹ thơm ngon, hấp dẫn. Ảnh: Thegioihinhanh 

19 thg 9, 2015

Nhà thờ Thủ Thiêm

Xưa, khi còn phà Thủ Thiêm, từ bến Bạch Đằng bên này sông nhộn nhịp phồn hoa qua chuyến phà sang bên kia sông là miền quê vắng vẻ. Từ bến phà, chỉ vài bước chân là ta gặp ngôi nhà thờ Thủ Thiêm, một cơ sở tôn giáo rất xưa cũ và khá khang trang (so với miền quê nơi ấy), đó là nơi gởi gấm đức tin của giáo dân. Con đường nhỏ trước mặt nhà thờ mang tên là đường Nhà Thờ.

Nay, khi đã có cầu Thủ Thiêm, từ chân cầu đến nhà thờ Thủ Thiêm độ 2 km, nhà thờ vẫn ở nơi đó. Thủ Thiêm đang được quy hoạch thành khu đô thị, nhiều con đường được mở ra, nhiều công trình xây dựng được mọc lên. Con đường mang tên Nhà Thờ vẫn còn đó. Tuy nhiên...