15 thg 6, 2014

Ngôi chùa có nhiều tượng đất cổ nhất Việt Nam

Trải qua nhiều trận lụt trong lịch sử, những bức tượng đất cổ ở chùa Nôm, tỉnh Hưng Yên vẫn còn nguyên vẹn và giữ được tất cả lớp sơn son thiếp vàng.

Cách Hà Nội 30 km về hướng đông, chùa Nôm thuộc quần thể di tích làng Nôm, thuộc xã Đại Đồng, huyện Văn Lâm, là ngôi đại tự có tiếng của phố Hiến còn lưu giữ được nhiều nét cổ. 

Chùa Nôm nhìn từ gác chuông cổng Tam quan. Ảnh: Nguyễn Minh Sơn. 

Theo truyền thuyết xưa, chùa Nôm được xây giữa rừng thông cổ thụ, có lẽ vì vậy mà chùa còn có tên gọi khác là Linh thông cổ tự. Không còn ai nhớ chính xác sự ra đời của ngôi chùa, chỉ biết rằng trên hai tấm bia lớn còn lưu lại tại đây thì chùa đã được xây dựng lại vào năm 1680 và được trùng tu nhiều lần sau đó.

Mùa nước đổ trong lòng thung lũng Tả Van

Cách thị trấn Sa Pa, Lào Cai chừng 8 km có một triền thung lũng thoai thoải mang tên Tả Van. Vào mùa đổ ải, nơi đây lấp lánh ánh nắng rót xuống đáy nước trong lòng ruộng bậc thang.

Các triền ruộng bậc thang mùa này ở Tả Van đẹp nhất khi có thửa vừa gieo mạ xong, thửa khác mới cấy hoặc vẫn đang làm đất. Đôi chỗ nước lấp láp trong veo, kề bên là khoảng đục ngầu hoặc xanh nõn. Các mảng màu khác biệt nằm xen kẽ dường như "tôn vinh" nhau một cách âm thầm, tạo nên bức tranh sống động. 

Các mương dẫn nước từ khe suối về ruộng. 

13 thg 6, 2014

Bà Đen

Đi núi Bà Đen ở Tây Ninh là đi du lịch sinh thái, du lịch leo núi. Nhưng núi Bà Đen thu hút nhiều khách du lịch không phải là du lịch sinh thái mà là du lịch tâm linh: đi chùa trên núi Bà Đen, hay là đi chùa Bà Đen. Lễ hội chùa núi Bà Đen đã được Tổng cục Du lịch xác nhận là một trong ba lễ hội tín ngưỡng thu hút đông khách nhất Việt Nam (2 lễ hội còn lại là lễ hội Bà Chúa Xứ ở Châu Đốc và lễ hội chùa Bà ở Bình Dương).

Trên núi Bà Đen có nhiều chùa, nhưng ngôi chùa chính được gọi là chùa Bà Đen là ngôi chùa có tên chính thức là Linh Sơn Tiên Thạch (còn gọi là chùa Thượng). Giống như miếu Bà Chúa Xứ Châu Đốc hay chùa Bà Bình Dương, người ta đến viếng chùa đông vì tin vào sự linh thiêng của chùa.

Chùa Linh Sơn Tiên Thạch (Chùa Bà Đen). Ảnh: Võ văn Tường

Bốn mùa hương sắc Hầm Hô

Cách TP Quy Nhơn gần 50 km, Khu du lịch sinh thái Hầm Hô (xã Tây Phú, huyện Tây Sơn, Bình Định) là một điểm đến hấp dẫn du khách trong và ngoài nước.

Một khúc sông dài 3km, với nhiều khối đá, vách đá dựng đứng và xếp chồng lên nhau... xen giữa núi non trừng điệp. Hầm Hô được tạo nơi hai con sông Đồng Hựu và sông Cát cùng đổ về sông Phú Phong (thị trấn Phú Phong, huyện Tây Sơn). 


Làng nghề đan guột

Từ loại cây guột mọc hoang dại tại các vùng rừng núi phía Bắc và một số tỉnh miền Trung, người dân xã Phú Túc (huyện Phú Xuyên, Hà Nội) bằng đôi bàn tay khéo léo, tài hoa đã tạo ra nhiều sản phẩm đa dạng rổ, rá, tủ, bàn, ghế, khung ảnh, lọ hoa, con giống...

Làng Lưu Thượng (xã Phú Túc) là nơi khởi đầu nghề truyền thống đan guột từ thế kỷ XVII. Từ Lưu Thượng, nghề đan guột phát triển lan ra cả xã Phú Túc và các vùng phụ cận. Nghề sản xuất hàng xuất khẩu từ cây guột có quy mô và chiều sâu vào những năm 90 của thế kỷ trước. Xã Phú Túc hiện nay có 8 làng làm nghề đan guột, với gần 7.754 lao động. Riêng ở Lưu Thượng, nơi chỉ có 400 hộ dân với trên 1.400 lao động thì đã có hơn 70% số lao động trong làng tham gia sản xuất hàng mỹ nghệ từ guột. Theo nghệ nhân Nguyễn Văn Thông (70 tuổi) thì "Trước dân làng chỉ đan sản phẩm sơ cấp như đồ gia dụng, đồ nông nghiệp, nay chúng tôi hướng đến xuất khẩu các mặt hàng thủ công mỹ nghệ."

“Vàng xanh” trên cao nguyên Tủa Chùa

Cây chè Shan Tuyết hiện được ví như “vàng xanh” mang lại cuộc sống ấm no cho đồng bào Mông trên vùng cao nguyên đá khắc nghiệt huyện Tủa Chùa, tỉnh Điện Biên.

Từ huyền thoại “vàng xanh”…

Tủa Chùa là một trong những huyện miền núi xa xôi và khó khăn nhất của tỉnh Điện Biên. Với độ cao hơn 1400m so với mực nước biển, Tủa Chùa được ví như “cổng trời” của vùng Tây Bắc Việt Nam. Chính điều kiện khí hậu đặc biệt với bốn mùa trong một ngày cùng thổ nhưỡng thích hợp của cao nguyên này giúp cây chè Shan Tuyết phát triển và chứa đựng bao huyền thoại.

Rừng chè Shan Tuyết ở xã Sín Chải, nơi có nhiều cây chè cổ thụ nhất huyệnTủa Chùa, Điện Biên.

11 thg 6, 2014

Khám phá con đường biển Vĩnh Lương - Nha Trang

Bắt đầu từ cầu Trần Phú về hướng Bắc, đường Phạm Văn Đồng (nối tiếp đường Trần Phú) với độ dài hơn 15km ôm trọn một phần thành phố Nha Trang, men theo biển chạy dài đến Vĩnh Lương.

Nổi tiếng bởi các quán ăn đặc sản biển, các nhà hàng, khách sạn, resort…con đường ngoằn ngoèo vòng quanh núi, một bên là vách đá, một bên là biển xanh khá ngoạn mục.

Con đường không nhiều xe, du khách có thể dừng chân ngắm cảnh biển bên dưới, thưởng thức tiếng ve sầu râm ran. Điểm cuối con đường là khu vực làng chài Vĩnh Lương. Vào buổi sáng ghe cá về bến, khách có thể mua được hải sản tươi, ngon. Ở đây người bán có dịch vụ đóng gói hải sản vào thùng xốp cho khách mang đi đường xa. Buổi chiều, ghe thuyền về đậu tấp nập trên bến cảng, tạo nên bức tranh đẹp bình yên trên biển.

Du khách thích dạo chơi bằng xe đạp theo con đường này. Nơi đây cũng thu hút dân “phượt” và các nhiếp ảnh gia. Từ trên cao, bạn có thể ghi lại những tấm ảnh đẹp về phong cảnh biển, cảnh các câu thủ đang say sưa câu cá trên những mỏm đá, những du khách bơi lặn dưới làn nước trong xanh…

Đảo Hòn Dáu - dấu tích lịch sử oai hùng

Hòn Dáu là hòn đảo nhỏ cuối cùng tách ra khỏi dãy núi, cách bán đảo Đồ Sơn chừng một km, có không khí trong lành và những điểm tham quan ý nghĩa.

Người Hải Phòng hay gọi đảo Hòn Dáu là đảo đèn, bởi nơi đây có trạm đèn biển kỳ vĩ, gắn bó cùng thăng trầm lịch sử. Đèn biển Hòn Dáu do kiến trúc sư người Pháp thiết kế, được xây dựng từ năm 1892, hoàn thành năm1898. Đó là một tòa nhà 2 tầng (nay được dùng làm bảo tàng), chính giữa là tháp đèn như một pháo đài cổ vút lên giữa đảo.

Tháp cao năm tầng, đỉnh đèn cao 140m so với mặt nước biển, ánh sáng được phát ra từ độ cao 65 m so với chân tháp. Hải đăng Hòn Dáu chiếu xa đến 40 km, ngày ngày dẫn dắt tàu thuyền qua lại vùng biển này. Trong những năm tháng chiến tranh ác liệt, trạm đèn biển này là một trong những mục tiêu oanh tạc của đế quốc Mỹ. Tháng 4/1967, hải đăng Hòn Dáu bị đánh sập hoàn toàn nhưng những công nhân trạm đèn vẫn anh dũng bám trụ, dựng cột đèn bằng sắt thay thế, đảm bảo hoạt động.

Món xương rồng lạ miệng ở Quảng Nam

Không chỉ làm gỏi hay xào, cây xương rồng còn có thể chế biến thành rất nhiều món ăn khác nhau, hấp dẫn những ai đã từng một lần đặt chân lên đất Quảng.

Xương rồng là một loại cây có gai, thường mọc ở một số vùng đất có khí hậu khô hạn nên xuất hiện khá nhiều tại miền Trung Việt Nam, đặc biệt là đất Quảng Nam, nơi quanh năm đón nắng và gió. Tại đây, cây xương rồng là món ăn khá phổ biến và có thể coi là đặc sản của vùng. Món ăn này có nguyên liệu dễ tìm, hấp dẫn bởi hương vị độc đáo và cách chế biến không quá cầu kỳ. 

Xương rồng được lọc bỏ gai trước khi chế biến. Ảnh: eva 

Đến Đà Lạt, ngất ngây cùng sắc tím hoa mua

Cùng với trăm hoa đua nở, những ngày đầu hè này, Đà Lạt như mộng mơ hơn, lãng mạn hơn với đồi hoa mua bạt ngàn khoe sắc tím.

Đồi hoa mua nằm ngay trong lòng Vườn hoa Đà Lạt, bên hồ Xuân Hương, với hàng ngàn cây hoa mua Thái được trồng cách đây vài năm.

Theo Ban quản lý Vườn hoa Đà Lạt, năm ngoái, đồi mua đã bắt đầu cho hoa, nhưng năm nay mới trổ bông đều, làm nên một không gian hoa tím hút hồn du khách.

Đến Đà Lạt mùa này, du khách - nhất là các bạn trẻ - như được trút bỏ những ưu tư, xô bồ của cuộc sống đô hội để thả hồn ngất ngây bên sắc tím hoa mua.

Dưới đây là một vài hình ảnh trai thanh, gái lịch ngất ngây trong sắc tím hoa mua Đà Lạt: