Hiển thị các bài đăng có nhãn người Dao. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn người Dao. Hiển thị tất cả bài đăng

16 thg 10, 2019

Dẻo thơm gói xôi dâng cúng tổ tiên của người Dao

Xôi là một trong những món ăn ngon quen thuộc trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Có nhiều loại xôi thường được nhắc đến như xôi trắng, xôi gấc, xôi đậu, xôi cốm, xôi bắp, xôi ngũ sắc… Tuy nhiên, mỗi dân tộc thường có cách nấu và loại xôi đặc biệt để sử dụng vào những dịp khác nhau. 

Người Dao trên địa bàn tỉnh ta nổi tiếng với nhiều loại xôi dẻo thơm, ngọt bùi như xôi trắng, xôi sắn và xôi ngũ sắc. Ngày thường, người Dao thích làm xôi sắn cho bữa ăn hằng ngày hay mang theo làm lương thực những lúc lên nương rẫy xa. Xôi ngũ sắc được nấu trong ngày đặc biệt như đám cưới, Tết Thanh minh, Rằm tháng Bảy hay khi có khách quý đến chơi nhà. Vào những dịp quan trọng như Lễ cúng cơm mới hay Lễ cấp sắc, người Dao luôn chuẩn bị những gói xôi nếp trắng làm lễ vật dâng cúng thần linh, tổ tiên. 

Lá dong được người Dao dùng để gói xôi dâng cúng 

13 thg 10, 2019

Kỳ lạ người Dao Đỏ nhảy múa trên than hồng mà không bị bỏng

Trong những ngày rong ruổi vùng Đông Bắc, chúng tôi đã được chứng kiến một lễ hội có một không hai của người Dao Đỏ, đó là lễ hội nhảy lửa.

Chàng trai Dao Đỏ nhảy trên than hồng. Bình Nguyên 

Những người tham gia nhảy lửa khẳng định, chính những thế lực siêu nhiên đã ban tặng cho họ lòng dũng cảm vô biên, sự tự tin và được che chở, bảo vệ… Khi nhảy trên đống than hồng, họ không hề có cảm giác bỏng rát hay sợ hãi. 

1 thg 9, 2019

Thịt treo xào cải nương

Thịt lợn treo gác bếp quanh năm, rau cải nương ra xuân trời mua phùn như tưới thêm lớp dinh dưỡng, mọc nhanh và non ngọt. Sự kết hợp giữa lợn treo gác bếp và rau cải nương tạo nên món ăn giản dị nhưng ngon, đặc sắc vô cùng.

Đầu xuân, mưa phùn, rét vẫn còn, vùng núi cao Tây Bắc, đồng bào dân tộc như vẫn còn Tết, lễ hội và lễ cưới nhộn nhịp cả một vùng.

Đám cưới của người Dao ở Hà Giang, nhiều món ngon đặc sắc của đồng bào nhưng người đi dự đám cưới vẫn nhớ nhất món thịt treo xào cải nương ngọt giòn, thơm ngậy của đồng bào. Những chảo rau xào còn xanh nón nóng hổi, đôi tay thoăn thoắt đảo của những người phụ nữ Dao. Thịt treo trên cao chuẩn bị được mang xuống để xào. Đó là những hình ảnh ấn tượng khi lần đầu tiên được dự đám cưới của người Dao ở tận bản làng xa xôi.


Duyên dáng trang phục dân tộc Dao Khâu

Từ lâu đời, người Dao Khâu đã biết trồng cây bông, kéo sợi, làm nguyên liệu để thêu, dệt tạo ra những sản phẩm thổ cẩm riêng biệt mang đậm bản sắc tộc người.

Tinh tế trong từng đường thêu
Người Dao Khâu hay còn gọi là Kim Miền (hoặc Kìm Miền), là một trong những nhánh Dao di cư sang Việt Nam sớm nhất nên họ được xem như thuộc nhóm Dao đại bản. Đây là nhóm người Dao tiêu biểu trong cộng đồng dân tộc Dao ở Việt Nam. Hiện nay, đồng bào sinh sống tập trung ở các huyện Than Uyên, Sìn Hồ, Phong Thổ thuộc tỉnh Lai Châu. Người dân địa phương gọi nhóm dân tộc Dao này là Dao Khâu, bởi chiếc khăn của người phụ nữ quấn trên đầu trông giống như chiếc sừng. Trong tiếng Thái, “khâu” có nghĩa là “cái sừng”.

Trang phục lễ hội của thiếu nữ Dao Khâu. 

30 thg 6, 2019

Trầm bổng tiếng kèn Pí Lè của ngườI Dao trên đỉnh Mẫu Sơn

Trên đỉnh mây mù Mẫu Sơn, nơi có độ cao 1.500m so với mực nước biển, âm thanh trầm bổng từ tiếng kèn Pí Lè đã gắn liền với đời sống tâm linh, tinh thần của người Dao Lù Gang từ bao đời nay.

Kèn Pí Lè thường được người Dao sử dụng vào những dịp lễ hội truyền thống, lễ cúng thần lúa, thần rừng, cưới hỏi, lễ tết… Đó là lời tâm tình của lòng người với trời đất, với núi rừng, lời tâm sự của những đôi trai gái tìm duyên, lời của con cái với cha mẹ…

Các loại nhạc cụ của người Dao như chiêng, trống, kèn Pí Lè đều bắt nguồn từ cuộc sống dân dã gắn liền với thiên nhiên, núi rừng. Tại vùng núi Mẫu Sơn, âm thanh trầm bổng từ tiếng kèn Pí Lè đã gắn liền với đời sống tinh thần của người Dao Lù Gang từ bao đời nay. 

Kèn được thiết kế gồm có 3 phần và thường được thổi theo nhiều giai điệu khác nhau. 

29 thg 5, 2019

Tắm lá thuốc của người Dao - điểm nhấn du lịch Sìn Hồ

Đến cao nguyên Sìn Hồ, du khách được trải nghiệm cuộc sống của bà con vùng cao, tham quan nhiều thắng cảnh đẹp và chưa thỏa khi bỏ qua trải nghiệm tắm lá thuốc của đồng bào dân tộc Dao tại thị trấn Sìn Hồ.

Cách thành phố Lai Châu khoảng 60km, dọc theo tỉnh lộ 129 cung đường quanh co, uốn khúc dần đưa du khách đến điểm dừng chân cuối - thị trấn Sìn Hồ có khí hậu quanh năm mát mẻ. Trong những năm gần đây, loại hình du lịch Homestay đang phát triển tại địa phương. Theo đó, du khách được trải nghiệm phong tục tập quán của đồng bào các dân tộc và điểm nhấn là tắm lá thuốc của đồng bào dân tộc Dao. Đó là lí do nhiều người ví von lên Sìn Hồ mà chưa tắm lá thuốc thì coi là chưa đến. Vì vậy, rất nhiều du khách đều cố gắng một lần được ngâm mình trong thùng gỗ pơ mu với đầy ắp nước thuốc được đồng bào dân tộc Dao ở đây chuẩn bị chu đáo, kỹ lưỡng.

Từ trước đến nay, đồng bào dân tộc Dao ở thị trấn Sìn Hồ coi tắm lá thuốc là phương pháp chữa bệnh bằng đông y, cách thu thập các loại lá cây rừng - nguyên liệu cho nồi nước thuốc được truyền loại qua nhiều đời. Được biết, nguyên liệu có từ 15 - 20 loại lá rừng, có thể kể đến cù anh đéng, cù tẩy hây, hoàng đìu nheo, lùng ngải… Hiện nay, trong vùng đồng bào dân tộc Dao ở thị trấn còn rất ít người biết các loại lá này. Do vậy, lấy đủ nguyên liệu bà con phải vào rừng sâu, đi mất cả ngày đường.

Bà Sánh chuẩn bị nguyên liệu nước tắm.

29 thg 4, 2019

Độc đáo nhà nửa sàn nửa đất của người Dao

Sống ở miền núi, trong môi trường tự nhiên có rừng cây, đồng bào người Dao đã dùng các loại cây gỗ, tre nứa, lá để làm nhà ở. Đây là các loại cây mọc tự nhiên trong rừng nơi nào cũng sẵn, đồng bào chỉ việc vào rừng lấy về, gia công thành cột, kèo, xà rồi dựng thành nhà ở.

Cấu trúc ngôi nhà

Nhà truyền thống người Dao (Nga Hoàng, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc) là nhà nửa sàn, nửa đất, tiếng Dao gọi là “gẳng pằng gẳng thin’’. Nhà được làm trên nền đất dốc, phổ biến là nhà ngoãm nên vì kèo đơn giản. 


31 thg 3, 2019

Làng làm nghề thầy lang

Cộng đồng người Dao ở Ba Vì, Hà Nội không chỉ giữ được nghề thuốc gia truyền của cha ông xưa với nhiều bài thuốc quý mà còn cùng nhau gìn giữ, phát triển nguồn dược liệu quý, đưa nghề thuốc thành nghề xóa đói giảm nghèo. 

Kế thừa tri thức bản địa của cha ông 


Dưới chân núi Ba Vì (còn gọi Tản Viên Sơn), là nơi có 98% người Dao sinh sống. Vùng núi Ba Vì với đỉnh cao nhất 1.296 m, có môi trường thực vật và động vật vô cùng phong phú, nhất là có nguồn dược liệu quý đa dạng. 

Lương y Triệu Thị Tơ thôn Yên Sơn, Ba Vì, Hà Nội giới thiệu nghề truyền thống và bán thuốc nam chữa bệnh tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam. 

25 thg 2, 2019

Đám cưới người Dao đỏ

“Thanh niên người Dao được tự do tìm hiểu, yêu đương. Khi ưng nhau rồi thì về thông báo với gia đình tìm người làm mai mối sang nhà gái hỏi vợ. Nhưng làm lễ cưới thì nhất nhất phải tuân theo tục lệ lâu đời của người Dao đỏ” – Lời nói của ông Chảo Phù Sài chia sẻ đã chỉ lối cho chúng tôi về Thôn Tùng Chỉn, xã Trịnh Tường, huyện Bát Sát, tỉnh Lào Cai dự đám cưới với những tục lệ đầy tính nhân văn của người Dao đỏ. 

Chúng tôi tìm đến gia đình ông Chảo Phù Sài khi trời đã sẩm tối. Ông Sài đang tất bật cùng gia đình chuẩn bị đám cưới cho cậu con trai út Chảo San (24 tuổi). Theo truyền thống, các hoạt động lễ cưới chủ yếu diễn ra tại nhà trai. Nhà gái sẽ đưa cô dâu về nhà trai. Đến đầu ngõ, đoàn rước nhà gái sẽ dừng lại trang điểm cho cô dâu và đợi đoàn rước nhà trai ra đón.

Người Dao rất coi trọng phụ nữ nên trong đám cưới nhà trai sẽ thực hiện những lễ nghi trang trọng nhất để làm vừa lòng cô dâu và đoàn rước dâu nhà gái. Bởi, “Không làm như thể thì con dâu nó không vào nhà đâu!” ông Sài cho biết.

Cô dâu Tẩn Mẩy được các phù dâu dẫn đường về nhà trai. Ảnh: Việt Cường 

4 thg 2, 2019

Ngọt bùi Cọ ỏm của người Dao đỏ Yên Bái

Cọ sau khi ỏm chín có vị bùi, thơm ngọt và béo ngậy. Cọ ỏm thường được người Dao đỏ Yên Bái ăn với xôi, thịt, cá cho vị thơm ngon.

Cọ là loại cây gắn bó mật thiết với đời sống của đồng bào Dao đỏ Yên Bái. Với bà con, cây cọ không chỉ đơn thuần che bóng mát, cho lá để lợp nhà, mà quả cọ đem ỏm chín từ lâu đã trở thành món ăn ưa thích của người Dao nơi đây. 

Quả cọ khi vừa trẩy 

13 thg 6, 2018

Ngày hội “Kiêng gió” ở Bình Liêu

Trang phục ngày cưới của dân tộc Dao Thanh Phán tại ngày hội "Kiêng gió" Bình Liêu 

Ngày hội “Kiêng gió” tiếng Dao gọi là “mì seèng phẩy hêy dảo”, hay còn gọi là “chợ tình” Đồng Văn diễn ra trong từ mồng 4 - 5.4 âm lịch hàng năm tại huyền miền núi Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh.

Ngày hội “Kiêng gió” bắt nguồn từ phong tục tránh thú rừng, thiên tai và cầu mùa màng bội thu, ấm no của đồng bào Dao Thanh Phán. Cứ những ngày này hàng năm, không một thành viên nào ở trong nhà vì quan niệm nếu có sự hiện diện của họ thì thần gió sẽ không vào nhà.

28 thg 3, 2018

Lễ cấp sắc 12 đèn của người Dao đỏ

Mở đầu đại lễ cấp sắc là cầu trời đất, thỉnh Ngọc Hoàng. Sau đó các nghi thức trong lễ cấp sắc 12 đèn được tiến hành theo trình tự, các thầy sẽ đánh trống, chiêng, thổi tù và trong mỗi nghi lễ. 

Lễ cấp sắc là một nghi lễ truyền thống và quan trọng bậc nhất trong kho tàng văn hóa của người Dao. Theo quan niệm của người Dao đỏ, đàn ông nếu chưa trải qua lễ cấp sắc thì không coi là người trưởng thành. Lễ cấp sắc của người Dao đỏ có nhiều cấp bậc, mỗi cấp bậc phản ánh một ý nghĩa và trình độ khác nhau. Cấp sắc 12 đèn là cấp sắc cao nhất và họ phải trải qua một quá trình tự học, rèn luyện, thông thạo các nghi thức, thủ tục hành lễ cũng như các bài cúng ghi trong sách Nôm Dao.

Người đã được cấp sắc 12 đèn sẽ được cộng đồng trọng vọng nhất, sẽ trở thành thầy cúng cao cấp, đủ uy tín để đứng ra tổ chức các nghi lễ quan trọng cho bản làng. Lễ cấp sắc của người Dao có giá trị nhân văn, được thể hiện ở các điều giáo huấn ghi trong sắc cấp cho người thụ lễ tuyệt đối kỵ làm việc ác, điều xấu.

18 thg 2, 2018

Huyền bí tập tục người Dao đỏ

Mỗi dịp Xuân về, người Dao đỏ ở huyện Bát Xát (Lào Cai) lại rộn ràng tổ chức những lễ hội, tập tục cổ xưa huyền bí, tưởng nhớ đến tổ tiên và cuội nguồn mang tính nhân văn sâu sắc.

Đám cưới theo phong tục truyền thống
 
Người vùng Tây Bắc có câu thành ngữ “Người Mông ăn theo mây, người Thái ăn theo nước, người Dao ăn theo lửa” để chỉ đặc tính của các tộc người này là: Người Mông thường sinh sống trên những ngọn núi mây mù, người Thái thường sinh sống ở gần nguồn nước sông, suối, người Dao có nhiều tập tục tín ngưỡng liên quan đến lửa như Lễ cấp sắc, lễ nhày lửa...
Tình cờ gặp ông thầy cúng Chảo Duồn Liềm nổi tiếng trong vùng Bát Xát, nghe chuyện ông sắp làm chủ lễ cưới theo phong tục truyền thống cho đôi nam nữ ở thôn Tùng Chỉn I (xã Trịnh Tường), chúng tôi theo chân ông đến gia đình ông Chảo Phù Sài ở thôn Tùng Chỉn I khi trời đã sẩm tối. Ông Sài đang tất bật cùng gia đình chuẩn bị đám cưới cho cậu con trai út Chảo San (24 tuổi).

Bên chén rượu, thầy cúng Chảo Duồn Liềm khề khà cho biết: “Người Dao chúng tôi quan niệm, cô dâu Tẩn Mẩy khi về nhà chồng là mang theo những điều may mắn và tốt đẹp. Vì vậy, lễ cưới này bắt buộc phải có lễ ăn hỏi, lễ rước dâu và lễ đón dâu vào nhà”.

Đoàn đón dâu nhà trai cúi chào cô dâu và nhà gái. 

Ngọt thơm rượu hoẵng của người Dao

Rượu hoẵng của đồng bào Dao đỏ Yên Bái có mùi thơm dịu nhẹ của gạo nếp nương, với loại men truyền thống làm từ vị thuốc quý.

Để làm rượu hoẵng, quan trọng nhất là phải có gạo nếp nương thơm ngon. Gạo nếp trước khi xôi phải được ngâm qua đêm, vò đãi sạch, để ráo nước cho vào chõ đồ chín. Xôi sau khi chín được đổ ra chiếc nia có rải lớp lá chuối phía dưới, đợi xôi nguội thì tiến hành lên men.

Tuy nhiên, theo những người có kinh nghiệm trong việc làm rượu hoẵng thì độ nóng nguội của xôi để lên men cũng là yếu tố quyết định đến chất lượng của rượu. Xôi nếu lên men khi còn quá nóng dễ làm rượu bị chua, hoặc để nguội quá cũng không thể thành rượu được.


Rượu hoẵng được sử dụng trong những dịp lễ tết, cưới xin hay vào nhà mới. 

27 thg 12, 2017

Ghi từ đám cưới người Dao đỏ ở Khuổi Đăm

Mỗi một dân tộc đều có phong tục tập quán khác nhau và nghi lễ cưới hỏi cũng vậy. Trong một dịp được tham dự đám cưới của người Dao đỏ ở thôn Khuổi Đăm (xã Quảng Bạch - huyện Chợ Đồn) đã cho chúng tôi những ấn tượng sâu sắc về những phong tục đặc biệt và mang nhiều ý nghĩa.

Theo lời đã hẹn trước với chủ nhà, chúng tôi đến từ sáng sớm. Từ xa đã thấy rạp cưới được đăng phông xanh đỏ rực rỡ, tiếng nhạc vang khắp một vùng, người giúp việc là anh em, hàng xóm tấp nập ra vào. Cũng như bao làng quê khác, ở đây nhà nào có việc là cả xóm cùng nhau hộ từ việc dọn dẹp, bếp núc cho đến công đoạn tiếp khách, đón dâu, tính ra từ khâu chuẩn bị đến sau khi xong xuôi mọi việc đám cưới có khi kéo dài đến 3 ngày. Đây cũng là dịp để tăng thêm tình làng nghĩa xóm nên tất cả đều nhiệt tình như chính công việc của nhà mình vậy.


Cô dâu được đón vào nhà trai 

21 thg 12, 2017

Nghề làm giấy dó của người Dao đỏ

Là tộc người có chữ viết riêng, người Dao sớm đã biết sử dụng chính những nguyên liệu gần gũi quanh mình tạo ra một phương tiện để ghi chép lại những phong tục tập quán, những nghi lễ, những điều cần dạy bảo con cháu, đó là giấy. Làm giấy đã trở thành một nghề truyền thống của cộng đồng người Dao.

Tôi có dịp theo chân chị Triệu Thị Mến ở xã Phúc Lợi, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái tới các bản làng của người Dao đỏ. Chị Mến bảo, ngày trước cứ vào tầm tháng 7, tháng 8 nếu vào bản người Dao, dưới sân, trước hiên nhà đâu đâu cũng sẽ thấy bà con phơi khung giấy. Còn bây giờ, cứ thời tiết khô ráo, nắng to là bà con đem giấy dó ra phơi sẽ được giấy trắng đẹp.

Từ xa xưa, người Dao không chỉ dùng giấy đóng thành từng quyển để viết chữ, mà còn dùng vẽ tranh, đục hoa văn để sử dụng trong các nghi lễ truyền thống như: lễ tết, ma chay, cưới hỏi. Người Dao còn làm giấy để hóa, tương tự như người Kinh hóa tiền âm phủ vậy. Mỗi tờ giấy chính là phần cốt để các nghệ nhân thổi hồn nên các tác phẩm tranh tín ngưỡng phục vụ thờ cúng, tục lệ treo tranh trong các nghi lễ, lễ hội.

14 thg 11, 2017

Nét đẹp trong trang phục truyền thống của người Dao Thanh Phán

Trang phục của người Dao Thanh Phán ở Quảng Ninh rất đẹp bởi được thêu từ những sợi len với đủ các màu sắc và hoa văn, ẩn chứa chiều sâu văn hóa độc đáo.

Theo Nghệ nhân ưu tú Diềng Chống Sếnh (thôn 3, xã Quảng Sơn, huyện Hải Hà), một bộ trang phục truyền thống của phụ nữ Dao Thanh Phán khá cầu kỳ, gồm quần, áo, thắt lưng, mũ đội đầu được thêu tỉ mỉ, tinh tế. Áo dài tay xẻ tà của phụ nữ Dao Thanh Phán,ở bên vạt áo thường được thêu hoa văn sóng nước, hình núi, hình chữ Vạn, hoa hồi 8 cánh, và các đường viền chạy song song, luôn là những cặp màu tương sinh trong thuyết ngũ hành. Áo cắt theo kiểu mở ngực, ống tay dài, gấu áo xẻ hai bên, nẹp cổ to thêu họa tiết trang trí ở phía cổ và trước ngực. Ở phần ngực, gấu áo, tay áo, gấu quần được nối thêm vải màu đỏ, rồi đến một đoạn được khâu bằng các đường chỉ màu trắng. Phần trước ngực được đắp miếng vải thêu những hoạ tiết đặc sắc, bắt mắt. Nội y ở ngực thêu hoạ tiết về mặt trời xen giữa là núi đồi, cỏ cây, hoa lá cách điệu chạy vòng xung quanh.

Nghệ nhân ưu tú Diềng Chống Sếnh, thôn 3, xã Quảng Sơn, huyện Hải Hà (thứ hai, phải sang), hướng dẫn kinh nghiệm may, thêu trang phục dân tộc Dao Thanh Phán. 

13 thg 11, 2017

Sông Moóc - "Sa Pa thu nhỏ"

Nằm ở lưng chừng núi, bản Sông Moóc, xã Đồng Văn (huyện Bình Liêu) được bao bọc bởi núi cao, mây phủ, chập chùng ruộng bậc thang dát một màu lúa chín, thấp thoáng những ngôi nhà cổ và thác nước hiền hòa xa xa... Cảnh quan trong lành, yên bình, hoang sơ đặc trưng này, được du khách, "phượt thủ" ví là "Sa Pa thu nhỏ" của vùng cao Bình Liêu.

Sông Moóc, "bản lưng chừng núi..." với cảnh quan nên thơ, không khí trong lành. 

Bản Sông Moóc có diện tích tự nhiên trên 375ha. Trong đó, diện tích đất nông nghiệp là 69ha. Nằm ở độ cao trên 1000m, toàn bộ bản nằm trên sườn hệ thống núi Phiêng Chè-Cao Ba Lanh. Do đó, bản Sông Moóc phân hóa độ cao rõ rệt, nơi thấp nhất chỉ cao hơn mực nước biển khoảng 300m, nhưng nơi cao nhất lại hơn mực nước biển trên 700m.

3 thg 11, 2017

Về Dền Sáng thăm làng nghề chạm bạc truyền thống

Ðến Dền Sáng (Bát Xát), du khách không chỉ được tận mắt chiêm ngưỡng cảnh núi non hùng vĩ, những cánh rừng già nguyên sơ, mà còn được tìm hiểu bản sắc văn hóa của đồng bào dân tộc Dao qua nghề chạm bạc truyền thống.

Nằm yên bình bên dòng suối Tình, giờ đây, làng nghề chạm bạc truyền thống Nậm Dạng, xã Dền Sáng được du khách biết đến như một điểm du lịch hấp dẫn.

Du khách thích thú với nghề chạm bạc truyền thống của người Dao ở Dền Sáng. 

7 thg 10, 2017

Ngày hội văn hóa dân tộc Dao

Với chủ đề “Bảo tồn, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc Dao trong thời kỳ đổi mới, hội nhập và phát triển bền vững đất nước”, Ngày hội văn hoá dân tộc Dao toàn quốc lần thứ nhất vừa diễn ra tại tỉnh Tuyên Quang là dịp tôn vinh các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp, góp phần bảo tồn và phát huy những di sản quý báu của người Dao. 

Ngày hội văn hóa dân tộc Dao toàn quốc lần thứ nhất do Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, UBND tỉnh Tuyên Quang và các tỉnh có đồng bào dân tộc Dao cư trú phối hợp tổ chức. Tham dự Ngày hội có 12 đoàn nghệ nhân, diễn viên, vận động viên từ: Lai Châu, Bắc Kạn, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Quảng Ninh, Thái Nguyên, Hà Giang, Cao Bằng, Thanh Hóa, Hà Nội, Sơn La và Tuyên Quang. 

Phát biểu tại lễ khai mạc, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nhấn mạnh, văn hóa các dân tộc thiểu số là di sản quý giá góp phần làm nên sự phong phú, đa dạng của nền văn hóa Việt Nam. Ngày hội văn hóa dân tộc Dao toàn quốc lần thứ nhất là một hoạt động văn hóa có ý nghĩa to lớn, thiết thực nhằm cụ thể hóa các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, thể hiện sự quan tâm, chăm lo của các cấp, các ngành, các địa phương đến đời sống tinh thần của đồng bào dân tộc Dao. 

Lễ khai mạc Ngày hội văn hoá dân tộc Dao toàn quốc lần thứ nhất diễn ra tại Tp. Tuyên Quang.