Hiển thị các bài đăng có nhãn Quảng Trị. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Quảng Trị. Hiển thị tất cả bài đăng

2 thg 12, 2023

Đậm đà bánh ướt Ba Thung

Ghé thăm Cam Lộ, hỏi về một món ăn dân dã của vùng đất này thì có lẽ bánh ướt Ba Thung được nhiều người nhắc đến nhất.

Bánh ướt Ba Thung là món ăn bình dân nhưng hấp dẫn, thơm ngon - Ảnh: H.T

Quán bánh ướt Ba Thung nằm trong một ngôi làng yên bình, bao quanh bởi nhiều khu vườn yên tĩnh và xanh mát, lúc nào cũng tấp nập thực khách ra vào. Sở dĩ, món ăn có tên gọi là bánh ướt Ba Thung bởi nó được làm ra từ những người con của mảnh đất Ba Thung, xã Cam Tuyền.

15 thg 8, 2023

Du lịch “Hoài niệm về chiến trường xưa và đồng đội”

Tỉnh Quảng Trị là tuyến lửa ác liệt trong cuộc chiến tranh giữ nước. Hiện nay nơi này lưu giữ một hệ thống di tích lịch sử chiến tranh rất đặc biệt. Địa phương này đang chú trọng phát triển du lịch “Hoài niệm về chiến trường xưa và đồng đội”, tạo nên thương hiệu của du lịch Quảng Trị.

Tỉnh Quảng trị có hơn 500 di tích, cụm di tích lịch sử cách mạng và danh thắng, trong đó 33 di tích và cụm di tích được công nhận là di tích cấp quốc gia, 4 di tích và cụm di tích được công nhận là di tích cấp quốc gia đặc biệt. Mỗi năm, “vùng đất lửa” đón hàng triệu lượt du khách trong và ngoài nước, chủ yếu đi theo loại hình du lịch hoài niệm về thăm lại chiến trường xưa, tìm hiểu về truyền thống lịch sử cách mạng và tri ân các anh hùng liệt sĩ.

Ông Nguyễn Đình Phong, du khách từ Hà Nội đến thăm Quảng Trị vào dịp 27/7 cho biết: “Chúng tôi vào vùng đất Quảng Trị để thắp hương tri ân các anh hùng liệt sĩ. Chúng tôi là thế hệ sau, cũng mong muốn toàn dân cũng như toàn quân lúc nào cũng nhớ đến sự hy sinh xương máu của đồng đội. Đến ngày hôm nay, mình đến đây để thắp hương cho các đồng chí đã ngã xuống”.

Những cựu binh Trung đoàn pháo cao xạ 241 năm xưa về thắp hương tưởng nhớ đồng đội

9 thg 8, 2023

Ngôi trường chi chít vết đạn bom giữa lòng thị xã Quảng Trị

Trường Bồ Đề, ngôi trường đặc biệt với những mảng tường loang lổ, đổ nát nhưng vẫn giữ gìn nguyên trạng ngay giữa lòng TX.Quảng Trị (Quảng Trị), như một minh chứng lịch sử cho cuộc chiến khốc liệt 81 ngày đêm bảo vệ Thành cổ.

Ngược dòng lịch sử, vào năm 1972, cuộc chiến đấu của quân và dân ta chống lại chiến dịch tái chiếm TX. Quảng Trị diễn ra vô cùng ác liệt. Trường Bồ Đề trở thành một trong những chốt chiến đấu của quân và dân ta.

Trải qua 81 ngày đêm với mức độ bom đạn tàn khốc đã hủy diệt hầu như toàn bộ TX.Quảng Trị, Trường Bồ Đề là một trong số ít những kiến trúc còn tồn tại và được gìn giữ cho đến ngày nay.

30 thg 7, 2023

Khám phá cảnh sắc thiên nhiên Quảng Trị

Cảnh sắc thiên nhiên của Quảng Trị khiến du khách thay đổi cách nhìn về vùng đất từng mưa bom bão đạn một thời.


Vùng đất Quảng Trị được biết đến là nơi đặt vĩ tuyến 17, giới tuyến quân sự Bắc - Nam tạm thời và là nơi lưu dấu nhiều di tích của cuộc kháng chiến dân tộc. Ngày nay, Quảng Trị sở hữu tài nguyên du lịch văn hóa, lịch sử với những địa danh đã đi vào lịch sử như địa đạo Vĩnh Mốc, Thành cổ Quảng Trị, Đường Chín - Khe Sanh, Đường Hồ Chí Minh; Nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn. Bên cạnh đó, thiên nhiên Quảng Trị cũng thay mình với non nước hữu tình, núi cao, biển rộng, trở thành địa điểm du lịch nhiều tiềm năng để du khách khám phá.

8 thg 5, 2023

Độc đáo ngôi nhà được xây từ 300 vỏ bom, đạn ở Quảng Trị

Chiến tranh đã khiến ông Chức mất 6 anh chị em. Nỗi đau ấy trong ông chưa bao giờ nguôi. Hai mươi năm qua, ông đi sưu tầm kỉ vật chiến tranh để dựng nên ngôi nhà bằng vỏ bom gần nghĩa trang liệt sỹ Trường Sơn.

Dịp lễ 30/4 năm nay, du khách đến Quảng Trị có thể ghé thăm một điểm đến khá đặc biệt, đó là ngôi nhà làm bằng vỏ bom mang tên “Ký ức Trường Sơn” nằm trên đường Hồ Chí Minh (thuộc xã Linh Trường, huyện Gio Linh). 

Ngôi nhà 3 gian làm bằng vỏ bom – "Ký ức Trường Sơn" của ông Trần Công Chức thu hút đông đảo người dân đến tham quan vào dịp 30/4.

10 thg 2, 2023

Ngắm rừng gỗ trắc quý hiếm vào mùa thay lá, nằm ngay ven đường bê tông

Một rừng gỗ trắc có tuổi đời hơn 50 năm nằm bên con đường bê tông giữa làng Prin Thành, xã A Dơi, huyện Hướng Hóa, Quảng Trị. Lệ làng là sức mạnh giữ rừng trắc này.

Những cây gỗ trắc lừng lững xanh tốt ngay giữa làng Prin Thành, xã A Dơi, huyện Hướng Hóa, Quảng Trị - Ảnh: TRẦN MAI

29 thg 1, 2023

Độc đáo làng nói trạng Vĩnh Hoàng, Quảng Trị

Tết Nguyên đán, xã Vĩnh Tú lại tổ chức ngày hội kể chuyện trạng Vĩnh Hoàng. Với các câu chuyện được phóng tác dí dỏm, hài hước đã mang lại tiếng cười khoái chí cho người nghe.

Ông Trần Hữu Chư vẽ chuyện trạng Vĩnh Hoàng ở tường nhà. Ảnh: CTV.

Làng Vĩnh Hoàng được lập từ khoảng thế kỷ 17-18, nay là thôn Huỳnh Công Tây thuộc xã Vĩnh Tú, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị.

Ông Võ Văn Nồng (trú tại xã Vĩnh Tú) - một nghệ nhân kể chuyện trạng Vĩnh Hoàng cho biết, xưa kia không có máy móc hỗ trợ, người dân ở làng làm nông rất vất vả. Đến giờ giải lao, mọi người nói trạng để tạo niềm vui, vơi bớt mệt nhọc. Dần dần, những câu chuyện trạng trở thành nét đặc sắc, được lưu truyền và phát triển thêm nhiều câu chuyện mới, hợp với thời sự hơn.

Món bánh lọc Mỹ Chánh lên máy bay đi khắp cả nước

Ít ai ngờ rằng, một ngày món bánh lọc làm bằng bột sắn ở Mỹ Chánh lại nổi tiếng, giải quyết việc làm cho nhiều người và lên máy bay đi khắp đó đây.

Thôn Mỹ Chánh ở xã Hải Chánh (huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị) được xem là cái nôi của món bánh lọc. Từ lâu, người dân ở đây đã làm bánh, rồi đem ra Quốc lộ 1 bán cho các xe khách Bắc – Nam và người dân địa phương.

Bánh lọc Mỹ Chánh ngon, tiếng lành đồn xa nên người mua nhiều, người bán vì vậy cũng chú tâm vào làm, và lấy đây làm một nghề có thu nhập khi nông nhàn.

Trong trí nhớ của anh Hồ Minh Thạnh (37 tuổi, trú tại thôn Mỹ Chánh), thì từ nhỏ bánh lọc đã quen thuộc. Bánh lọc xuất hiện trong những mâm cỗ ngày rằm, lễ, Tết và là kế sinh nhai nuôi sống cả gia đình anh.

Bánh lọc được làm từ bột sắn, nhân là thịt và tôm. Ảnh: Hưng Thơ.

27 thg 1, 2023

Bánh tét mặt trăng Đại An Khê

Từ giữa tháng 11 âm lịch, nhiều hộ dân làm bánh tét mặt trăng Đại An Khê đã ngừng nhận đơn đặt hàng đối với khách sĩ vì làm không kịp để bán.

Nếp thơm đã ngâm với nước lá cho ra màu xanh. Ảnh: Hưng Thơ.

Bánh tét mặt trăng ở làng Đại An Khê (xã Hải Thượng, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị) từ lâu đã nổi tiếng về độ ngon. Điểm đặc biệt, khi hoàn thành bánh có màu xanh với hình dạng như mặt trăng bị khuyết.

16 thg 12, 2022

Vùng đất hai lần là 'kinh đô kháng chiến'

Huyện Cam Lộ từng được vua Hàm Nghi chọn để ra chiếu Cần vương, và là nơi đặt trụ sở Chính phủ Cách mạng lâm thời.


Trong lịch sử, huyện Cam Lộ hai lần được lựa chọn, đặt "kinh đô kháng chiến", gồm một lần vua Hàm Nghi ra chiếu Cần Vương kêu gọi chống Pháp cứu nước, và lần đặt trụ sở Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam.

Đền thờ vua Hàm Nghi và các tướng sĩ Cần Vương được xây dựng tại Khu di tích quốc gia Tân Sở ở xã Cam Chính, huyện Cam Lộ, khánh thành tháng 7/2020.

2 thg 11, 2022

Nghĩa Trủng đàn ở Quảng Trị

Nhiều người biết trên dải đất hình chữ S thân yêu của chúng ta có hàng ngàn nghĩa trang, trong đó có 3.200 nghĩa trang liệt sĩ và hơn 3.000 công trình ghi công liệt sĩ. Thế nhưng, ít ai biết nghĩa trang người lính Việt đầu tiên nằm tại Quảng Trị, có tên Nghĩa Trủng đàn.

Nghĩa trang thờ người lính Tây Sơn áo vải

Nghĩa Trủng đàn là nghĩa trang người lính Việt đầu tiên của Việt Nam, được lập vào năm 1872 (năm Tự Đức thứ 25), trên khu đất hơn 3.000 m², thuộc địa phận làng Thạch Hãn xưa (nay thuộc khu phố 8, phường 3, thị xã Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị). Đây là nơi thờ cúng các vong linh và là nơi an nghĩ của hơn 1.000 hài cốt người lính Tây Sơn áo vải ra Bắc dẹp quân Thanh năm Kỷ Dậu 1789.

Cổng Tam Quan của Nghĩa Trủng đàn vừa được xây dựng khang trang. Ảnh: Ngọc Vũ.

11 thg 10, 2022

Thánh địa La Vang - Trung tâm hành hương lớn nhất của người theo đạo Công giáo Việt Nam

Mỗi dịp 15/8 hàng năm, có hàng ngàn tín đồ Công giáo, du khách thập phương đến Thánh địa La Vang (Quảng Trị) để hành hương, tham quan. Người hành hương tin rằng, đến với Đức mẹ La Vang là đến bến bờ bình an trong tâm hồn...

Thánh địa La Vang, Trung tâm hành hương Đức mẹ La Vang hay còn được gọi là "Vương cung thánh đường Đức Mẹ La Vang" nằm trong khu vực xưa gọi là Dinh Cát.

Sở dĩ gọi là Dinh Cát bởi vào đời chúa Nguyễn Hoàng vào Nam thế kỷ XVI vùng này gọi là Dinh Cát tức Dinh xây trên một vùng đất cát có khi gọi là Cát Dinh.

Ngày nay Vương cung thánh đường Đức Mẹ La Vang thuộc xã Hải Phú huyện Hải Lăng tỉnh Quảng Trị.

Toàn cảnh Thánh địa La Vang tọa lạc tại xã Hải Phú huyện Hải Lăng tỉnh Quảng Trị. Ảnh: Bùi Minh Tuấn.

3 thg 10, 2022

Chùa Cam Lộ ở tỉnh Quảng Trị có bảo tháp thờ Phật và Xá lợi Phật cao nhất Việt Nam

Trải qua bao cuộc bể dâu, chùa Cam Lộ tọa lạc tại thị trấn Cam Lộ, huyện Cam Lộ (tỉnh Quảng Trị) được tu bổ, xây dựng khang trang nhờ công đức phát nguyện của phật tử. Ngôi chùa này đã được xác lập kỷ lục có Bảo tháp thờ Phật và Xá lợi Phật cao nhất Việt Nam.

Tiếng chuông chùa mang thiện lành đến dân gian

Chùa Cam Lộ toạ lạc ở thị trấn Cam Lộ, huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị. Chốn thiền linh này đã trở thành nơi lui tới quen thuộc của hàng ngàn phật tử cùng nhân dân trong và ngoài tỉnh Quảng Trị. Đến với với ngôi Đại hùng Bảo điện uy nghi và linh thiêng này, ai nấy đều cảm thấy thanh thản, bình yên.

Toàn cảnh chùa Cam Lộ - ngôi chùa được cho là linh thiêng, nhiều người chiêm bái tọa lạc tại thị trấn Cam Lộ, huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị. Ảnh: Ngọc Vũ.

28 thg 9, 2022

Thác nước hoang sơ giữa biên giới Việt - Lào

Thác nước A Dơi, rộng gần 200 m, nằm trên sông Sê Pôn, là biên giới tự nhiên giữa Việt Nam và Lào.

Thác A Dơi thuộc xã Xy, cách trung tâm huyện Hướng Hóa khoảng 40 km. Thác nằm trên con sông biên giới Sê Pôn nên mỗi nửa thác thuộc về một nước. Phía bên trái là Việt Nam, phần còn lại từ giữa sông là Lào.

17 thg 9, 2022

Câu chuyện lịch sử hào hùng về Nghĩa trang liệt sĩ Đường 9

Đường 9 đã đi vào huyền thoại của quân và dân ta trong cuộc kháng chiến chống Mỹ bởi những chiến công oanh liệt, đỉnh cao là chiến thắng lẫy lừng Đường 9 – Nam Lào...

Nằm bên Quốc lộ 9, thuộc địa phận TP Đông Hà, tỉnh Quảng Trị, Nghĩa trang liệt sĩ Quốc gia Đường 9 là công trình đền ơn đáp nghĩa quy mô lớn, có tính nghệ thuật cao, thể hiện sự tri ân với những người đã hi sinh xương máu cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước. 

5 thg 9, 2022

Thác nước cao hơn 100 m giữa rừng Trường Sơn

Thác Ba Vòi ở phía tây Quảng Trị, cao hơn 100 m với hệ thống ba thác liên hoàn, còn nguyên sơ do chưa khai thác du lịch.


Thác Ba Vòi thuộc xã Hướng Hiệp, huyện Đakrông, nằm giữa rừng Trường Sơn hùng vĩ với bạt ngàn cây cổ thụ.

Dòng nước chảy ầm ào, tung bọt trắng xóa, cách xa cả km vẫn nghe thấy tiếng nước chảy. Bề rộng của thác không lớn, nhưng thác cao hơn 100m, hùng vĩ giữa đại ngàn.


Nước trên đỉnh thác chia thành ba dòng chảy xuống vách đá dựng đứng nên người địa phương gọi là thác Ba Vòi.

Phía trên của thác Ba Vòi là đỉnh núi Voi Mẹp, cao 1.707 m so với mực nước biển. Đây là ngọn núi cao nhất của tỉnh Quảng Trị.


Hệ thống thác Ba Vòi gồm ba thác, trong đó đây là thác nước thứ 3, xa nhất nằm về phía thượng nguồn.

Phía dưới ngọn thác có một hồ nước nhỏ, dòng nước mát lạnh vì chảy giữa rừng và đá núi.


Thác chưa khai thác du lịch nên còn đầy hoang sơ. Thỉnh thoảng, chỉ có những đoàn kiểm lâm, bảo vệ rừng, phượt, nghiên cứu, hoặc một số người dân địa phương mới đặt chân đến.


Đây là thác một trong hệ thống. Thác này có độ cao thấp hơn, nhưng hồ nước rộng hơn. Theo người dân địa phương, hồ này sâu từ 5 đến 7m, có rất nhiều cá mát to bằng bàn tay. Cá mát là đặc sản của địa phương, chỉ sống ở vùng nước sạch.


Cuối năm 2020, mưa lũ khiến dòng suối dẫn đến thác Ba Vòi bị sạt lở, cuốn theo từng tảng đá khổng lồ. Ở khu vực sạt lở này, cây cối chết khô. Sau ba năm, khu vực này vẫn thiếu bóng cây xanh.


Từ điểm cuối cùng có thể đi xe máy ở thôn Đá Ngồi (xã Hướng Hiệp), du khách mất khoảng 2 tiếng cuốc bộ theo suối để đến thác Ba Vòi. Đường vào thác ẩn hiện giữa rừng nguyên sinh, có nhiều cây to đường kính đến một mét.


Không ít đoạn dốc đứng cheo leo, dễ trượt ngã. Khoảng cách từ thác một đến thác ba khoảng 30 phút đi bộ.

Hiện, tỉnh Quảng Trị lập đề án xây dựng đường bê tông dành cho người đi bộ để phát triển du lịch ở thác Ba Vòi. Khu vực này cách TP Đông Hà khoảng một giờ đi xe máy.

Hoàng Táo

26 thg 6, 2022

Ngắm bình minh và hoàng hôn tại Mũi Lay

Mũi Lay là địa điểm hoang sơ và yên bình, phù hợp để ngắm cả hai khoảnh khắc mặt trời đẹp nhất trong ngày.

Mũi Lay là một mũi đá lấn ra biển khoảng 500 m thuộc thôn Vĩnh Mốc, xã Vĩnh Thạch, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị. Ở đây có bờ biển yên bình, là địa điểm có thể cắm trại, ngắm được cả bình minh và hoàng hôn. Nhiều dân địa phương thường đến đây, nhưng nơi này lại chưa phổ biến với khách du lịch ngoại tỉnh.

Toàn cảnh Mũi Lay từ trên cao. Ảnh: Trần Minh Hiếu

16 thg 6, 2022

Bản người Vân Kiều ở tây Trường Sơn

Đến với bản Chênh Vênh, du khách được khám phá cuộc sống, văn hóa, ẩm thực và những thắng cảnh của người bản địa.


Thôn Chênh Vênh (xã Hướng Phùng, huyện Hướng Hóa) có diện tích 1.500 ha, với 130 hộ, 440 khẩu, 100% người Vân Kiều. Thôn nằm sát đường Hồ Chí Minh nhánh tây, được bao bọc bởi núi rừng, sông suối, đồi núi hoang sơ, hùng vĩ. Du khách chụp ảnh trước nhà sàn truyền thống của người Vân Kiều.

24 thg 3, 2022

Hoa trẩu nở trắng rừng miền tây Quảng Trị

Cuối tháng 3, hoa trẩu nở rộ, trắng cả bản làng dọc đường Hồ Chí Minh tây qua Quảng Trị.

Tháng 3 về, hoa trẩu nở rộ khắp các bản làng miền tây Quảng Trị. Cây mọc dọc theo những cung đường dài, tựa vào núi để vươn mình khoe sắc. Trong đó, khu vực trẩu mọc tập trung đẹp nhất là ở các bản làng dọc đường Hồ Chí Minh nhánh tây.

7 thg 3, 2022

Đường chinh phục 'nóc nhà' Quảng Trị

Thiên nhiên trên đỉnh Voi Mẹp còn nguyên sơ, với nhiều loài hoa đua nở vào mùa xuân.


Là đỉnh núi cao nhất Quảng Trị, Voi Mẹp cao hơn 1.700 m, tọa lạc tại xã Hướng Sơn, huyện Hướng Hóa. Nơi đây còn được mệnh danh là "nóc nhà" của tỉnh. Đỉnh núi còn hoang sơ, chưa khai thác du lịch. Những người lên đỉnh núi phải có sự cho phép của địa phương nhằm đảm bảo an toàn và tuân thủ các quy định bảo vệ rừng.