Hiển thị các bài đăng có nhãn Nhà thờ. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Nhà thờ. Hiển thị tất cả bài đăng

5 thg 3, 2023

Ta là Alpha và Omega

Nhà thờ giáo xứ Thuận Hòa (KP. 5, P. Tân Phong, Biên Hòa, Ðồng Nai) có kiến trúc khá độc đáo.

Thiết kế nhà thờ được gợi cảm hứng từ đoạn sách khải huyền: “Bấy giờ tôi thấy Trời mới, Đất mới và Trời cũ Đất cũ đã biến mất và tôi thấy thành Thánh Giêrusalem mới từ Trời và từ nơi Thiên Chúa mà xuống, rồi tôi nghe từ phía ngoài có tiếng hô to: Đây là nhà tạm Thiên Chúa sống cùng nhân loại, người sẽ là Thiên Chúa sống cùng họ, Thiên Chúa sẽ lau sạch nước mắt của họ. Sẽ không còn sự chết, cũng chẳng còn tang tóc, kêu than và đau khổ nữa vì những điều cũ đã biến mất” (Kh 21:1-4) và nhà thờ là nơi gặp gỡ giữa Trời và Đất, Thánh đường biểu hiện cho “Trời mới, Đất mới" trong thiên niên kỷ mới.

29 thg 10, 2022

Vương cung thánh đường Đức Mẹ Vô nhiễm Nguyên tội - nhà thờ Phú Nhai

Với kiến trúc Gothic tinh xảo, quá trình xây dựng kéo dài nhiều năm, Vương cung thánh đường Đức Mẹ Vô nhiễm Nguyên tội - nhà thờ Phú Nhai (xã Xuân Phương, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định) đã trở thành biểu tượng văn hoá nổi tiếng của xứ đạo Nam Định.

Nhà thờ Phú Nhai mang đậm kiến trúc Gothic với những mái vòm nhọn đặc trưng.

Nhà thờ này thuở ban đầu có phong cách kiến trúc Gothic đậm dấu ấn Tây Ban Nha, sau được xây lại theo phong cách kiến trúc Gothic nước Pháp. Với chiều dài 80 mét, rộng 27 mét, cao 30 mét, Nhà thờ Phú Nhai được mệnh danh là Thánh đường lớn nhất Đông Nam Á.

Hai tháp chuông cao 44 mét đặt 4 quả chuông được đúc từ Pháp chuyển sang với trọng lượng lần lượt là: 2 tấn – 1.2 tấn – 0.6 tấn và 0.1 tấn.

Vương cung Thánh đường Phú Nhai không chỉ là công trình mang ý nghĩa tôn giáo, tâm linh mà còn có sự độc đáo về kiến trúc nổi bật.

24 thg 10, 2022

Nhà thờ Khoái Đồng, nơi thờ hiện thân của ông già Noel

Nhà thờ Khoái Đồng còn có tên gọi là Khói Đồng, một trong 5 thôn cổ của làng Vị Hoàng, thành phố Nam Định (tỉnh Nam Định). Nhà thờ Khoái Đồng cùng với nhà thờ Chánh tòa của Đà Lạt là 2 nhà thờ của Việt Nam thờ thánh Nicolais - một vị thánh mà theo truyền thuyết của Thiên Chúa giáo chính là ông già Noel.

Nhà thờ Khoái Đồng xây dựng theo lối kiến trúc Gothic cổ được coi là một trong những kiến trúc độc đáo bậc nhất tại Việt Nam với mái vòm cong được nâng đỡ với hệ thống xà bằng xi măng uốn lượn theo mái tạo ra thế vững chãi.

Trên nhưng bức tường là những cột trụ được tạc công phu tượng những vị thánh Thiên Chúa giáo như thánh Patrick, thánh Peter, Giuse…

Nhà thờ gỗ Kon Tum tường cột xây bằng bùn trộn rơm vẫn trường tồn hơn 1 thế kỷ, đẹp long lanh

Hơn một thế kỷ (103 năm) phơi mình dưới cái nắng, cái gió Tây Nguyên, nhà thờ gỗ Thiên Chúa giáo ở tỉnh Kon Tum xây bằng bùn trộn rơm vẫn vững chãi với thời gian và là một trong những điểm nhấn của kiến trúc cảnh quan, điểm tham quan du lịch của phố núi.

Đây cũng là một trong 10 nhà thờ đạo Thiên Chúa giáo đẹp nhất Việt Nam. Đặc biệt, nhà thờ gỗ Kon Tum có lối kiến trúc khá độc đáo, tường và cột còn được xây bằng bùn và rơm.

Nằm bên dòng sông Đăk Bla hiền hòa và đầy thơ mộng, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum là điểm đến lý tưởng của nhiều du khách yêu thích vẻ đẹp hoang sơ và đầy cổ kính.

Một trong những điểm du lịch nổi tiếng của thành phố Kon Tum được biết đến chính là nhà thờ gỗ Kon Tum, với tuổi đời hơn một thế kỷ và luôn là niềm tự hào của người dân cao nguyên.

Nhà thờ gỗ Kon Tum hay còn gọi là nhà thờ Chánh tòa Kon Tum,

15 thg 10, 2022

Nhà thờ Kẻ Bưởi, phong cách kiến trúc độc đáo trăm năm giữa lòng Hà Nội

Nằm sâu trong con ngõ số 460 trên phố Thuỵ Khuê, Hà Nội, có một nhà thờ nhỏ, cổ kính mang tên Nhà thờ giáo xứ An Thái hay còn được biết đến với cái tên nhà thờ Kẻ Bưởi. Đây là một trong những nhà thờ có lối kiến trúc vô cùng đặc sắc, được giữ nguyên vẹn từ hơn 100 năm nay.

Nhà thờ Kẻ Bưởi, hay còn có tên khác là nhà thờ An Thái, được xây dựng vào những năm 1893-1907 (theo lời người dân kể lại). Nằm sâu trong ngõ 460, phố Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội.

Nhà thờ được xây dựng theo phong cách kiến trúc Phục Hưng với những họa tiết trang trí tinh tế. Dù quy mô khiêm tốn nhưng tổng thể nhà thờ vẫn toát lên vẻ vững chãi và uy nghiêm. Mặt trước nhà thờ có dòng chữ tiếng Latinh "Mater Dolorosa ora pro nobis", có nghĩa là Đức mẹ Thống khổ, hãy nguyện cầu cho chúng con".

12 thg 10, 2022

Nhà thờ giáo xứ Cẩm Cơ (Hà Nội): Bài thánh ca trù phú bên dòng sông Hồng

Nhà thờ giáo xứ Cẩm Cơ (xã Hồng Vân, huyện Thường Tín, TP Hà Nội) được xây dựng cách đây gần 100 năm, với lối kiến trúc độc đáo, vừa mang nét đẹp của phương Tây, vừa gợi nét kiến trúc phương Đông cổ kính. Nhà thờ giáo xứ Cẩm Cơ ví như bản thánh ca trù phú bên dòng sông Hồng.

Nhà thờ giáo xứ Cẩm Cơ tọa lạc ở thôn Cơ Giáo, xã Hồng Vân, huyện Thường Tín, Hà Nội. Hiện nay, giáo xứ Cẩm Cơ có 4 họ lẻ là Nội Thôn, Phú Mỹ, Vĩnh Lộc và Tự Nhiên, với số giáo dân là gần 1.500 người.

Vẻ đẹp bên ngoài của nhà thờ giáo xứ Cẩm Cơ. Ảnh: Bình Minh

11 thg 10, 2022

Thánh địa La Vang - Trung tâm hành hương lớn nhất của người theo đạo Công giáo Việt Nam

Mỗi dịp 15/8 hàng năm, có hàng ngàn tín đồ Công giáo, du khách thập phương đến Thánh địa La Vang (Quảng Trị) để hành hương, tham quan. Người hành hương tin rằng, đến với Đức mẹ La Vang là đến bến bờ bình an trong tâm hồn...

Thánh địa La Vang, Trung tâm hành hương Đức mẹ La Vang hay còn được gọi là "Vương cung thánh đường Đức Mẹ La Vang" nằm trong khu vực xưa gọi là Dinh Cát.

Sở dĩ gọi là Dinh Cát bởi vào đời chúa Nguyễn Hoàng vào Nam thế kỷ XVI vùng này gọi là Dinh Cát tức Dinh xây trên một vùng đất cát có khi gọi là Cát Dinh.

Ngày nay Vương cung thánh đường Đức Mẹ La Vang thuộc xã Hải Phú huyện Hải Lăng tỉnh Quảng Trị.

Toàn cảnh Thánh địa La Vang tọa lạc tại xã Hải Phú huyện Hải Lăng tỉnh Quảng Trị. Ảnh: Bùi Minh Tuấn.

4 thg 10, 2022

Nhà thờ 122 năm tuổi ở Ninh Thuận

Nhà thờ Tấn Tài là một trong những ngôi thánh đường cổ, được xây dựng vào năm 1900 ở TP Phan Rang- Tháp Chàm tỉnh Ninh Thuận. Trải qua gần 122 năm xây dựng, ngôi thánh đường cổ kính này vẫn giữ được vẻ uy nghi, với lối kiến trúc độc đáo trên toàn cõi Đông Dương.

Nhà thờ Cha Cố nổi tiếng cả vùng

Trong tiết trời se lạnh của mùa Noel 2021, chúng tôi tìm về xứ đạo Công giáo Tấn Tài, ở phường Tấn Tài, TP Phan Rang-Tháp Chàm (Ninh Thuận).

Mặt tiền nhà thờ cổ Tấn Tài nhân kỷ niệm 140 năm ngày thành lập giáo xứ 1882-2022. (Ảnh: Đức Cường)

13 thg 8, 2022

Vẻ đẹp của nhà thờ cổ kính nhất Đà Nẵng

Có niên đại gần 120 năm, nhà thờ cổ Tùng Sơn được xem là nơi sinh hoạt cổ kính nhất của người công giáo tại Đà Nẵng.

Nhà thờ Tùng Sơn được xem là nhà thờ cổ nhất còn sót lại tại Đà Nẵng.

Tọa lạc tại thôn Tùng Sơn, xã Hòa Sơn, huyện Hòa Vang, TP.Đà Nẵng, nhà thờ cổ Tùng Sơn được xây dựng từ năm 1904 với diện tích 15 ngàn mét vuông. Với niên đại hơn 100 năm, nhà thờ Tùng Sơn là minh chứng còn sót lại sau những năm tháng chiến tranh khốc liệt người dân Đà Nẵng.

Đặc biệt, nhà thờ cổ Tùng Sơn được xây dựng bởi vôi, nhớt cây bời lời, dây tơ hồng trộn lại đắp lên các tảng đá được xếp chồng lên nhau tạo nên những bức tường kiên cố.

26 thg 7, 2022

Khám phá vẻ đẹp nhà thờ Hưng Nghĩa

Nam Định vốn được biết đến là nơi mà đạo Công giáo phát triển nhất tại Việt Nam. Từ lâu, nơi đây đã nổi tiếng với những công trình kiến trúc nhà thờ nổi tiếng, lâu đời với vẻ đẹp nguy nga, những công trình kiến trúc tôn giáo với vẻ đẹp đậm chất châu Âu. Chỉ cần dành một ngày khám phá Nam Định là bạn sẽ mang về thật nhiều bức ảnh "chất lừ" cũng những nhà thờ đẹp bậc nhất vùng đất này. Đến với nhà thờ giáo xứ Hưng Nghĩa du khách sẽ cảm thấy thích thú khi được chiêm ngưỡng một nhà thờ với lối thiết kế kín kẽ, nhiều chi tiết cầu kì, tinh xảo đậm chất Gothic.

Được xây dựng từ năm 1927, di chuyển về địa chỉ hiện nay vào năm 1943, khi đó nhà thờ được xây bằng gỗ lim và lợp nan ngói. Trải qua một thời gian, nhận thấy sự xuống cấp trầm trọng của nhà thờ, các giáo dân cùng cha xứ Giuse Phạm Khắc Thẩm cùng bàn bạc và thống nhất khởi công xây dựng lại nhà thờ vào ngày 22/8/2001. Mười một năm, với biết bao đóng góp về vật chất và cả mồ hôi công sức của bà con giáo dân, ngôi thánh đường trong mơ ước của bà con đã được chính thức khánh thành vào ngày 28/2/2012. Nhà thờ giáo xứ Hưng Nghĩa với chiều dài 76m, chiều rộng 33m, cao 24m và hai tháp chuông cao 60m là một công trình kiến trúc hoành tráng, bề thế, thể hiện được ý tưởng, tư duy và kiểu dáng kiến trúc hiện đại, nhưng vẫn có sự biến hoá hài hoà với các yếu tố không gian xung quanh. Gian điện trong cùng là nơi đặt bàn thờ Đức Chúa Jesu, bên trên có mái vòm hình cầu và những ô cửa kính được thiết kế khoa học, giúp không gian nhà thờ rộng hơn, thoáng hơn và đón được ánh sáng tự nhiên của mặt trời.

Nhà thờ giáo xứ Hưng Nghĩa (Nam Định) mang nét kiến trúc đậm chất Gothic.

Thánh đường đá trăm tuổi ở vựa lúa xứ Nghệ

Ngôi thánh đường dài 37m, rộng 14m với điểm cao nhất trên đỉnh tháp chuông là 28m, được xây dựng từ hàng vạn viên đá được lấy từ vùng núi Thanh Hóa.

Nhà thờ xứ Bảo Nham được xây dựng trên khuôn viên rộng hơn 7.000 m² (ở xã Bảo Thành, huyện Yên Thành, Nghệ An) từ năm 1888. Sau 6 năm xây dựng, năm 1904, ngôi thánh đường này hoàn thành và đưa vào sử dụng.

8 thg 1, 2022

Nhà thờ đá Tam Đảo

Nhà thờ đá Tam Đảo là điểm đến du lịch nổi tiếng của thị trấn Tam Đảo, Vĩnh Phúc - nơi vốn được nhiều người coi là "Đà Lạt thu nhỏ" ngay gần Hà Nội.

Tam Đảo (Vĩnh Phúc) nằm cách TP Hà Nội khoảng 70 km, trong đó có 13 km là đường núi gấp khúc. Nơi đây được nhiều người coi là "Đà Lạt thu nhỏ". Một trong những địa điểm thu hút du khách nhất tại Tam Đảo là khu vực nhà thờ đá.

Nhà thờ đá Tam Đảo nằm trên triền núi cao, bên đường dẫn lên đỉnh núi Thiên Nhị, tại trung tâm thị trấn Tam Đảo, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc. Từ thị trấn, du khách có thể dễ dàng nhìn thấy nhà thờ đá này.

Nhà thờ được khởi dựng từ năm 1906 và đây là một trong bốn ngôi nhà thờ đá nổi tiếng ở Việt Nam. Trải qua nhiều năm tháng, công trình này vẫn giữ nguyên sức sống và vẻ đẹp ấn tượng.

Nhà thờ Tam Đảo là điểm đến không thể bỏ qua khi du khách tới Tam Đảo.

30 thg 12, 2021

Nét độc đáo của nhà thờ Phủ Cam

Khác với các lăng tẩm, đền đài hay công trình tôn giáo cổ kính ở Huế, nhà thờ Phủ Cam mang phong cách kiến trúc hiện đại và ấn tượng.


Nhà thờ Phủ Cam nằm trên ngọn đồi nhỏ có tên là Phước Quả, thuộc phường Phước Vĩnh, ở bờ nam sông Hương, TP Huế. Công trình có một vị trí đẹp, với không gian rộng lớn, xung quanh có nhiều công trình khác của Giáo hội. Đây là một trong những giáo đường lớn nhất, nổi tiếng nhất xứ Huế và có lịch sử khá lâu đời.

28 thg 12, 2021

Nhà thờ Đá Nha Trang

Nha Trang không chỉ được biết đến với cảnh biển thơ mộng, những bãi cát trắng trải dài, những hòn đảo nhỏ nên thơ mà còn có Nhà thờ Đá tuyệt đẹp - Công trình kiến trúc độc đáo hấp dẫn nhiều du khách ghé thăm.

Mang trên mình nét đẹp xưa cũ với lịch sử hơn 80 năm tuổi, ngôi nhà thờ tọa lạc giữa trung tâm thành phố Nha Trang, gần khu vực ngã 6 đầu đường Nguyễn Trãi giao với đường Thái Nguyên.

Giờ mở cửa, giờ làm lễ và giá vé nhà thờ đá Nha Trang:
- Giờ mở cửa nhà thờ:
+ Ngày thường: 5h30 – 17h
+ Chủ Nhật: 5h – 7h, 11h – 16h30
- Giờ làm lễ nhà thờ:
+ Ngày thường: 4h45, 17h
+ Chủ Nhật: 5h, 7h, 9h30, 15h, 16h30, 18h30
- Giá vé tham quan nhà thờ: không phí, vào tự do. 

Diện tích chính của Nhà thờ là khoảng 720 m², nằm ở độ cao 12 m trên đỉnh đồi Hoàng Lân. Đây là một ưu điểm của nhà thờ vì địa điểm này rất dễ tìm và cũng dễ di chuyển.

Kiệt tác nhà thờ gỗ Kon Tum

Trên bản đồ du lịch các tỉnh Tây Nguyên có một địa chỉ hầu như ít du khách nào bỏ qua, đó là nhà thờ chánh tòa Kon Tum (số 13 đường Nguyễn Huệ, thành phố Kon Tum), ngôi nhà thờ cổ hơn 100 tuổi làm bằng gỗ tuyệt đẹp, xứng đáng được xếp vào hàng kiệt tác các công trình kiến trúc Công giáo bằng gỗ ở Việt Nam và khu vực Đông Nam Á.

Từ giữa thế kỉ 19, theo bước chân của các nhà truyền giáo phương Tây, đạo Công giáo bắt đầu có mặt ở Tây Nguyên, trong đó có Kon Tum. Thuở sơ khai, các cơ sở thờ tự ở xứ này đa phần đều có quy mô nhỏ, được làm bằng gỗ, tranh, tre, nứa, lá... Mãi về sau, khi giáo dân đông lên người ta mới tính tới chuyện xây cất những ngôi nhà thờ lớn, trong đó có nhà thờ gỗ Kon Tum.

27 thg 12, 2021

Thánh địa La Vang đón Giáng sinh

Gần Giáng sinh, tại thánh địa La Vang - hang đá được dựng trước tháp chuông cũ, giáo dân cùng nhau thu dọn khuôn viên.

Thánh địa La Vang nằm ở xã Hải Phú, Hải Lăng, Quảng Trị. Đây là nơi hành hương quan trọng với người theo Công giáo Việt Nam, đồng thời là một điểm du lịch nổi tiếng của tỉnh Quảng Trị.

Kiến trúc độc đáo của nhà thờ Vị Hưng ở Hậu Giang

Xuôi dòng kênh xáng Xà No đến gần chân cầu Xà No, hiện lên trước mắt du khách là nhà thờ Vị Hưng với màu trắng nổi bật cùng màu ngói đỏ uốn cong, nhiều lớp mái xếp chồng lên nhau. Du lịch Miền Tây ghé thăm nhà thờ Vị Hưng ở Hậu Giang bạn sẽ có cơ hội tham gia lễ cầu nguyện tại cùng người dân xứ đạo, và chụp được những bức ảnh tuyệt đẹp. Đặc biệt vào dịp Giáng sinh, nhà thờ sẽ được trang hoàng rực rỡ với cây thông lung linh và hang đá được thiết kế cầu kỳ trong khuôn viên nhà thờ.

Nhà Thờ Vị Hưng bên Kênh Xáng Xà No thơ mộng

6 thg 12, 2021

Chiêm ngưỡng thánh đường màu tím ở xứ Nghệ


Màu tím hiện đại hòa hợp và tôn lên dáng vẻ, đường nét kiến trúc cổ kính vốn có của công trình, khiến bất cứ ai đi qua cũng muốn dừng lại và ngắm nhìn nhiều hơn.

14 thg 5, 2021

Kiến trúc lạ của nhà thờ Du Sinh

Khác với hình ảnh bề thế thường thấy theo lối kiến trúc phương Tây của các nhà thờ Công giáo, nhà thờ Du Sinh ở Đà Lạt lại có cổng tam quan, tượng rồng, lầu chuông, đầu đao uốn cong... khiến cho nhiều người lầm tưởng đó là một ngôi chùa Việt. Thậm chí có vị linh mục quản xứ còn gọi nó là “nhà thờ chùa”. Cái sự lạ ấy không chỉ thu hút sự chú ý của du khách mà nó còn phản ánh nhiều điều thú vị trong đời sống văn hóa, tôn giáo của người Việt.

Nhà thờ Du Sinh được xây dựng từ năm 1956 và khánh thành vào dịp lễ Giáng sinh năm 1957, riêng tháp chuông thì được hoàn thành năm 1962. Nhìn tổng thể, kiến trúc bên ngoài của nhà thờ Du Sinh quả là giống với một ngôi chùa Việt. Nhà thờ nằm trên một quả đồi cao bên đường Huyền Trân Công Chúa, thành phố Đà Lạt. Cổng nhà thờ xây theo lối tam quan, kết cấu khá đơn giản. Từ cổng lên đến thánh đường là một đoạn đường dốc được chia thành 5 cấp. Khoảng giữa có một bậc cấp dài, đặc biệt hai bên có đôi rồng chầu khổng lồ đắp nổi bằng xi măng chạy suốt từ lầu chuông xuống gần đến cổng.

Ngay trước thánh đường có một lầu chuông lợp ngói mũi hài với đầu đao cong, hai bên là hai lầu tượng thánh có cùng kiểu xây tương tự. Ba kết cấu này kết hợp với nhau tạo thành một thế tam quan lớn thứ hai sau cổng tam quan chính nằm ở lối vào.

Nhà thờ Du Sinh được xây dựng từ năm 1956 có lối kiến trúc mang đậm nét truyền thống Việt Nam với những hoa văn trang trí, lầu, mái, tháp chuông... giống như đình, chùa của người Việt. Ảnh: Thanh Hòa/VNP

1 thg 1, 2021

Nhà thờ lâu đời nhất vùng đất Thủ Đức

Nhà thờ Thủ Đức có tuổi đời hơn 130 năm, vẫn còn nguyên nét kiến trúc ban đầu.


Nhà thờ Thủ Đức (đường Võ Văn Ngân) xây dựng năm 1889. Lúc mới xây, chỉ có phần chính giữa và tháp chuông của nhà thờ. Đến những năm 1930, hai bên cánh của tháp chuông mới được xây dựng, mở rộng như ngày nay.

Hiện tại, kiến trúc nhà thờ vẫn nguyên vẹn như ban đầu, nằm trên một gò đất cao, có diện tích 6.400 
m2.