Hiển thị các bài đăng có nhãn Hà Nam. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Hà Nam. Hiển thị tất cả bài đăng

19 thg 3, 2018

Bí ẩn đội trống nữ nổi tiếng chỉ kết nạp thành viên đã lập gia đình


Sau hơn 10 năm thành lập, đội trống nữ làng Đọi Tam (xã Đọi Sơn, huyện Duy Tiên, Hà Nam) đã vang danh khắp vùng bởi sự chuyên nghiệp và tiếng trống rền vang, say đắm lòng người.

Làng Đọi Tam với nghề làm trống truyền thống đã có từ 200 năm. Hiện nay, trong 3.000 nhân khẩu của làng có tới 80% theo nghề làm trống. Với đặc thù làng nghề, ngay từ thuở bé, các chị em làng Đọi Tam đã có tình yêu và cảm nhận sâu sắc với âm điệu phát ra từ những chiếc trống.

18 thg 3, 2018

Nét xưa, nhà cổ...

Nhiều ngôi nhà cổ ở Hà Nam vẫn giữ được nguyên vẹn những nét truyền thống. Ảnh: Q.H 

Dưới cái nắng dịu nhẹ của những ngày đầu xuân mới Mậu Tuất 2018, chúng tôi có dịp về làng Cao Đà (xã Nhân Mỹ, huyện Lý Nhân, Hà Nam) để tận hưởng không khí yên bình của làng quê truyền thống, nơi lưu giữ những giá trị văn hóa lịch sử tồn tại hàng trăm năm nay.


Và thật ấn tượng, trước mắt chúng tôi là những ngôi nhà gỗ cổ xưa, nằm nép mình giữa vườn cây, ao cá, như tô điểm thêm cho vẻ đẹp hoàn mỹ của bức tranh phong cảnh làng quê Việt. Có “mục sở thị” nơi đây, chúng tôi mới cảm nhận hết được vẻ đẹp của những ngôi nhà cổ, nơi ghi dấu ấn riêng của những nghệ nhân mộc nổi tiếng một thời.

17 thg 12, 2017

Viếng Nam Cao, thăm nhà Bá Kiến ở làng Vũ Đại ngày nay

Chúng tôi tìm về thăm làng Vũ Đại, chẳng phải vì tiếng tăm của món cá kho đang nổi tiếng không chỉ trong nước, mà từ mơ ước thuở là học sinh: đến với quê hương Nam Cao và những nhân vật trong tác phẩm của ông. 

Cá kho làng Vũ Đại là đặc sản đi khắp mọi miền đất nước - Ảnh: NGON THẾ 

Từ TP Phủ Lý, tỉnh lỵ của Hà Nam, theo quốc lộ 21 mới rẽ vào quốc lộ 38B về huyện Lý Nhân chưa tới 40 km. Con đường đẹp uốn lượn qua những làng quê thanh bình, mướt mát những màu xanh. Dòng Châu Giang thấp thoáng qua những vườn chuối, vườn dâu... như ùa về đây cả không gian làng Vũ Đại sống động qua Chí Phèo, Lão Hạc, Trăng sáng, Sống mòn... ngày nào.

24 thg 9, 2017

Bí ẩn 9 chiếc giếng chưa bao giờ cạn bên chân núi Đọi

9 chiếc giếng chưa bao giờ cạn này nằm bao quanh chân núi Đọi, nếu nối chúng lại với nhau theo đường vẽ một mạch thì tạo thành hình chữ “Cửu”. Vì vậy mà người dân nơi đây mới gọi 9 giếng nước này là “Cửu long cửu tỉnh”, có nghĩa là 9 con rồng 9 cái giếng.

Nằm cách thành phố Phủ Lý hơn 10km, xã Đọi Sơn (huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam) nổi tiếng với làng nghề “trống Đọi Tam”, ngôi chùa cổ Long Đọi Sơn với hơn 1000 năm lịch sử, và lễ hội “Tịch Điền” vua xuống đi cày hàng năm vào ngày mồng 7 tháng Giêng âm lịch cầu mùa màng bội thu.

Ngoài ra, Đọi Tam còn nổi tiếng với 9 chiếc giếng bên chân núi Đọi chưa bao giờ cạn và được mệnh danh là “9 mắt rồng” có từ thủa xa xưa.

Về Đọi Tam hỏi thăm về 9 chiếc giếng được mệnh danh là “9 mắt rồng", bên chân núi Đọi, những người dân nơi đây sẽ kể vanh vách về truyền thuyết của 9 giếng nước chưa bao giờ cạn đã gắn bó với họ từ thuở “khai thiên lập địa”. 

Cả 9 chiếc giếng nằm bao quanh chân núi Đọi, nếu nối chúng lại với nhau theo đường vẽ một mạch thì tạo thành hình chữ Cửu. Vì vậy mà người dân nơi đây mới gọi 9 giếng nước này là “Cửu long cửu tỉnh”, có nghĩa là 9 con rồng 9 cái giếng. 

22 thg 9, 2017

"Ngôi nhà Bá Kiến" hơn 100 năm tuổi ở "làng Vũ Đại"

Hơn 1 thế kỷ trôi qua, ngôi nhà của Bá Kiến, nhân vật có thật được cố nhà văn Nam Cao miêu tả trong tác phẩm “Chí Phèo” không hề xuống cấp.

Nhà của Bá Kiến là ngôi nhà thời kiểu thôn quê Bắc Bộ những năm đầu thế kỷ 20, xây trên một khu đất rộng chừng 900 m2 (tại làng Đại Hoàng, xã Hòa Hậu, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam). Nhà có mặt nhìn về hướng Đông Nam, theo đúng cách phong thủy của người Phương Đông Việt xưa

31 thg 7, 2017

Đền Bà Vũ trong đời sống tâm linh của người Hà Nam

Tín ngưỡng thờ Bà Vũ xã Chân Lý, Lý Nhân, Hà Nam chính là biểu tượng của lòng ngưỡng vọng lòng biết ơn của nhân dân đối với những người con gái tiết hạnh, kiên trung như bà Vũ Thị Thiết. 

Theo truyền thuyết ở địa phương thì ngôi đền này được xây dựng từ thế kỷ XV, ngay sau cái chết oan uổng của Vũ Thị Thiết. Ban đầu di tích chỉ là ngôi miếu nhỏ bằng tranh tre nứa lá do nhân dân dựng lên để thờ. Phải sau sự kiện Lê Thánh Tông đi đánh giặc qua đây, có vào chiêm ngưỡng và thắp hương nơi cổ miếu, khi chiến thắng trở về vị Vua anh minh này đã hạ lệnh cho địa phương xây dựng lại thì nơi đây mới được mở rộng và làm khang trang lên. Ngôi đền được xây dựng ở ngoài bãi ngay ven sông Hồng. Đây là khu đất rộng mấy chục mẫu, dân cư sống thành làng. Sau vì nước lũ xói mòn, bãi bị lở nên ngôi đền phải dời vào vị trí như hiện nay.

Tam quan ngôi đền. 

10 thg 11, 2015

Ao Dong - hang Luồn sơn thủy hữu tình

Được sự sắp đặt khéo léo của tự nhiên, với mặt nước trong xanh, núi đá vôi, hang động thạch nhũ... ao Dong - hang Luồn đang trở thành điểm đến mới hứa hẹn thu hút du khách đến Hà Nam. 

Không gian rộng thoáng của ao Dong với sắc xanh của nước và cây cỏ - Ảnh: Minh Đức 

Từ Hà Nội, chúng tôi chạy dọc quốc lộ 1A cũ, qua địa phận huyện Thường Tín, Phú Xuyên để bắt đầu hành trình khám phá Hà Nam một ngày.

2 thg 11, 2015

Chuyện quanh ngôi nhà Bá Kiến

Với không gian cổ xưa vẫn giữ được nét kiến trúc độc đáo, ngôi nhà hơn một thế kỷ ở làng Vũ Đại còn chứa đựng những giai thoại bí ẩn chưa lời giải thích.

Tọa lạc ở ngôi làng nhỏ thuộc xã Hòa Hậu, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam, ngôi nhà này được xây dựng cách đây hơn 140 năm. Chủ nhân ngôi nhà xưa kia là nguyên mẫu cho nhân vật Bá Kiến trong "Chí Phèo", một tác phẩm văn học nổi tiếng của Nam Cao. 

12 thg 8, 2015

Chí Phèo ăn chuối gì?

Đừng khi dể Chí Phèo nhé, cái bát cháo hành mà Thị Nở nấu thì có thể bạn có bát cháo ngon hơn, nhưng trái chuối mà bạn ăn không dễ gì ngon hơn chuối Chí Phèo ăn đâu!

Ở cái làng Vũ Đại của Chí Phèo - tức là làng Đại Hoàng, và bây giờ là xã Hòa Hậu, Lý Nhân, Hà Nam - người ta trồng nhiều một giống chuối, gọi là chuối ngự Đại Hoàng. Ngự là từ dành riêng cho vua. Chuối ngự là chuối xịn, dành cho vua ăn. Nó còn sang hơn một số sản vật khác, vốn được dùng để tiến vua. Như sâm cầm chẳng hạn, người ta gọi là sâm cầm tiến vua chớ không nói là sâm cầm ngự. Tiến vua là thứ quý giá, dâng lên cho vua, có điều vua có xài không thì chưa biết, còn ngự thì dứt khoát là vua có xơi rồi!

Chuối Ngự Đại Hoàng

7 thg 8, 2015

Nơi ra đời câu thành ngữ 'vắng như chùa Bà Đanh'

Chùa Bà Đanh nằm bên con sông Đáy hiền hòa có không gian cổ kính cùng những tích xưa bí ẩn sẽ để lại nhiều ấn tượng trong lòng du khách.

Chùa Bà Đanh còn có tên khác là Bảo Sơn tự, nằm cạnh ngọn núi Ngọc thơ mộng, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam. Đây là một trong những ngôi chùa nổi tiếng với câu thành ngữ "vắng như chùa Bà Đanh". 

17 thg 12, 2014

Chốn bình yên nơi cảnh chùa Long Đọi Sơn

Là ngôi chùa cổ đã có lịch sử hàng nghìn năm tuổi còn lưu giữ được nhiều hiện vật có từ thời Lý, chùa Đọi là một trong những địa điểm du lịch nổi tiếng của tỉnh Hà Nam, thu hút lượng lớn khách đến tham quan.


Chùa Long Đọi Sơn hay còn gọi là chùa Đọi có tên chữ Diên Linh Tự nằm trên đỉnh núi Đọi thuộc xã Đọi Sơn, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam. Sử sách còn ghi lại chùa được khởi dựng vào thời Lý khoảng những năm 1054 - 1058 dưới triều vua Lý Thánh Tông. Đến đời Lý Nhân Tông, nhà vua này tiếp tục xây dựng phát triển và xây tháp Sùng Thiện Diên Linh từ năm 1118 đến năm 1121. 

4 thg 10, 2014

Tám đời chủ lụi tàn tại ngôi nhà Bá Kiến

Nhà Bá Bính “hoành tráng” năm nào nay tiêu điều u ám

Ngôi nhà gỗ có niên đại hơn 100 năm của Bá Kiến, nhân vật có thật được cố nhà văn Nam Cao miêu tả trong tác phẩm “Chí Phèo” có số phận cũng bạc bẽo như cuộc đời Bá Kiến. Ngôi nhà qua tay những người có máu mặt bậc nhất ở làng Đại Hoàng, nhưng cuộc sống ai cũng tàn lụi và cuối đời chết tức tưởi. Người thì đồn ngôi nhà bị “yểm bùa”, kẻ thì bảo ngôi nhà xây vào mảnh đất “dữ”.

31 thg 8, 2014

Nhà thờ Sở Kiện

Nhà thờ Sở Kiện (trước kia có tên là Kẻ Sở) nằm ở thị trấn Kiện Khê, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam. Cũng là một trong bốn vương cung thánh đường ở Việt Nam, Sở Kiện là trung tâm hành hương của giáo phận Hà Nội, từng giữ vai trò là nhà thờ chính tòa của tổng giáo phận từ năm 1882 đến 1936.

Nhà thờ Sở Kiện dài 67,2m, rộng 31,2m và cao 23,2m, mang tước hiệu Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội 

Với khuôn viên rộng khoảng 9 ha, nhà thờ mang kiến trúc Gothic đặc trưng với mái vòm cao và tháp chuông đồ sộ, dưới nền được lót gỗ lim chống sụt lún do toàn bộ công trình nằm trên một cái đầm lớn.

22 thg 8, 2014

Thăm "vườn Bùi chốn cũ"

Ngày thu, gió hiu hiu thổi, tiết trời trong trẻo, chúng tôi về tìm “vườn Bùi chốn cũ” của thi hào Nguyễn Khuyến ở làng Yên Đỗ xưa. 

Hình ảnh đặc trưng của làng quê Bắc bộ - Ảnh: G.Hoàng

Được thưởng thức những vần thơ trác tuyệt của Thu ẩm, Thu điếu, Thu vịnh chính tại nơi tác giả chấp bút đã để lại trong lòng những kẻ "hành hương" cảm giác khó quên.

Sau hơn một giờ đi tàu hỏa từ ga Hà Nội, chúng tôi men theo biển chỉ dẫn bên quốc lộ 1A vào một con đường nhỏ thuộc làng Vị Hạ (xã Trung Lương, huyện Bình Lục, Hà Nam) - nơi có từ đường thờ cụ Tam Nguyên Yên Đỗ.

4 thg 2, 2014

Bảo vật quốc gia - Tấm bia tôn vinh Phật pháp thời Lý

Bia Sùng Thiện Diên Linh là bức tranh chữ đồ sộ nhất tôn vinh Phật pháp thời Lý. Nó cũng phản ánh khá đầy đủ về đời sống xã hội no ấm của vương triều này.

Bia Sùng Thiện Diên Linh tại chùa Long Đọi Sơn, xã Đọi Sơn, H.Duy Tiên, Hà Nam - Ảnh: Hoàng Long 

Lý Nhân Tông lệnh tạo tác và ngự đề

Truyền thuyết của vùng Đọi Sơn cho biết đây là đất phát tích đế vương với câu phương ngôn Đầu gối núi Đọi. Chân dọi Tuần Vường. Phát tích Đế vương. Lưu truyền vạn đại. Vua Lý Nhân Tông trên đường kinh lý nhìn thế núi, thế đất đã cho xây dựng chùa và tháp Sùng Thiện Diên Linh cao 13 tầng trên đỉnh núi.

16 thg 9, 2013

Kỳ thú ao Rong

Không cách quá xa Hà Nội nhưng ao Rong ở Kim Bảng, Hà Nam là một cái tên khá lạ đối với dân phượt, những người thích khám phá cảnh đẹp. Ao như một vũng nước giữa lưng chừng núi đá vôi quanh năm trong xanh, tươi mát cùng hệ thống hang động hoang sơ.

Nhiều du khách thuê thuyền “thám hiểm” hang động trong lòng núi tại ao Rong - Ảnh: H.D.

Chúng tôi biết đến nơi này từ một gợi ý hết sức tình cờ của bà chủ quán giải khát bên đường tại thị trấn Kim Bảng, Hà Nam: “Về Kim Bảng sao không vào ao Rong vãn cảnh, tắm mát. Mấy em nên đi một lần cho biết”.

3 thg 9, 2013

Làng lụa Nha Xá

Dù chẳng giàu sang nhưng người dân làng Nha Xá (Mộc Nam, Duy Tiên, Hà Nam) cũng có cuộc sống tươm tất mà không phải bon chen vất vả nhờ có nghề dệt lụa. Làng dệt Nha Xá có 230 hộ, gần 200 máy dệt. Nhiều hộ làm khép kín các công đoạn sản xuất từ mua nguyên liệu, sản xuất và bán sản phẩm. 

Ngay từ đầu làng, du khách đã nghe âm thanh rộn ràng của những chiếc máy dệt. Người dân nơi này cho biết, trong làng, không còn nhà nào dệt lụa theo phương thức thủ công mà đã chuyển sang dệt máy hoàn toàn.

16 thg 3, 2013

Vắng như... "chùa Bà Đanh"

Những ai có ý muốn vãn cảnh chùa chiền, chiêm bái nhưng ngại cảnh chen lấn, xô đẩy thì có thể viếng thăm chùa Bà Đanh, ngôi chùa mệnh danh là "đệ nhất vắng". Đặc biệt, cái không gian thanh tịnh càng trở lên u tịch khi du khách tới thăm vào lúc chiều muộn hoặc những ngày lất phất mưa bay của tiết trời đầu xuân xứ Bắc.

Mặt trước tam quan hướng ra sông Đáy, hầu như quanh năm đóng cửa, khách vào chùa đi cổng phụ bên cạnh tam quan. 

Chùa Bà Đanh, núi Ngọc là cụm di tích thắng cảnh quốc gia tại xã Ngọc Sơn, Kim Bảng, tỉnh Hà Nam. Chùa có tên chữ là Bảo Sơn Tự, nằm bên tả ngạn sông Đáy. Theo người dân trong vùng, xa xưa, chùa có tên là chùa Bà làng Đanh (làng Đanh Xá nay thuộc xã Ngọc Sơn) nhưng không biết tự bao giờ, chùa được gọi tắt là chùa Bà Đanh.

6 thg 2, 2013

Diễn xướng hầu đồng

Tín ngưỡng thờ Mẫu hay đạo Mẫu trở thành một trong những tín ngưỡng của người Việt Nam, bắt nguồn từ thời kỳ mẫu hệ và tồn tại hàng ngàn năm nhưng phải từ thế kỷ XVI trở đi, trên cơ sở tục thờ Nữ Thần, Mẫu thần, nó phát triển thành Mẫu Tam phủ, Tứ phủ với Thánh Mẫu Liễu Hạnh là thần chủ. Hầu đồng được coi là một nghi lễ của đạo Mẫu, diễn xướng tín ngưỡng dân gian, chứa đựng nhiều ý nghĩa tâm linh và văn hóa nghệ thuật dân tộc. 

Thành tâm dâng hương trước lễ hầu đồng.

22 thg 1, 2013

Nam Cao ngủ yên trên vườn nhà lão Hạc


Cái ông nhà văn Nam Cao đã đẻ ra một lão Chí Phèo quá nổi tiếng cùng với cái làng Vũ Đại hư cấu nào đó có Bá Kiến, Thị Nở và cả lão Hạc... Chính vì sự nổi tiếng của cả nhà văn và các nhân vật này mà Sở Du lịch tỉnh Hà Nam đã làm dự án thành lập khu du lịch với kinh phí tới 30 tỉ đồng để “phục chế” cái làng quê nơi sinh thời Nam Cao đã sống... 

Làng Vũ Đại ở đâu?

Chính cái ý tưởng lý thú của dự án này khiến chúng tôi phải hành hương về thăm làng Vũ Đại. Đã có hai bộ phim nói về cái làng này (một là phim truyện Làng Vũ Đại ngày ấy và một là phim tư liệu Làng Vũ Đại ngày nay) khiến nó càng nổi tiếng hơn.