Hiển thị các bài đăng có nhãn Hà Nội. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Hà Nội. Hiển thị tất cả bài đăng

7 thg 9, 2022

Chùa Sủi - độc đáo ngôi chùa nguyên phi Ỷ Lan từng nhiếp chính

Chùa Phú Thị có tên chữ là Đại Dương tự hay Đại Dương Sùng Phúc tự, dân gian gọi nôm là chùa Sủi được xây dựng từ rất sớm, có thuyết nói chùa ra đời từ thế kỷ thứ 2 khi Phật giáo du nhập qua Luy Lâu, nhưng không rõ năm nào.


Theo dân gian truyền tụng lại, thì thời thời Lý - Trần, các vua thường qua đây ngủ đêm để ngóng mộng, chờ thông điệp của thánh thần.

3 thg 9, 2022

Chiêm ngưỡng ngôi chùa cổ kính nghìn năm tuổi ở Hà Nội

Chùa Ngâu được xây dựng vào năm 1130 niên hiệu Thiên Thuận vào thời vua Lý Thần Tông do đức Lệ Thiên Hoàng Hậu xây dựng. Ngôi chùa được xếp hạng Di tích lịch sử quốc gia vào năm 1995.

27 thg 8, 2022

Khám phá ngôi chùa là “điểm du lịch Di tích quốc gia đặc biệt”

Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 2475/QĐ-UBND về việc công nhận điểm du lịch Di tích Quốc gia đặc biệt chùa Tây Phương. Cùng điểm qua những nét nổi bật của ngôi chùa cổ nổi tiếng này.

Nằm trên núi Câu Lâu ở thôn Yên, xã Thạch Xá, huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội, chùa Tây Phương (tên chữ là Sùng Phúc tự) là một ngôi chùa cổ được cả nước biết đến

23 thg 8, 2022

Báo Mỹ ca ngợi "ngôi làng tiến sĩ" 1.000 năm tuổi ở ngoại thành Hà Nội

Làng Đông Ngạc với tuổi đời 1.000 năm nằm bên sông Hồng, vốn được gọi là "làng tiến sĩ" vì vào thời phong kiến có tới 22 vị đỗ tiến sĩ tại đây.

"Nằm ở ngoại ô của Hà Nội, thường không có tên trong danh sách các điểm đến của khách du lịch, ngôi làng khoa bảng với tuổi đời hàng nghìn năm, hầu như không thay đổi qua nhiều thế kỷ", cây bút Ronan O'Connell của CNN (Mỹ) đã mở đầu như vậy trong bài viết của mình.

Ngôi làng giàu truyền thống hiếu học

Làng Đông Ngạc nay là phường Đông Ngạc, thuộc quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội, vốn được biết tới là ngôi làng cổ có truyền thống hiếu học và đỗ đạt cao. Tên nôm của làng là Kẻ Vẽ. Trong khoảng 500 năm từ đời Trần đến đời Nguyễn, ngôi làng cổ là cái nôi sản sinh ra 22 vị tiến sĩ.

Phố cà phê đường tàu ở Hà Nội nhộn nhịp khách Tây, đông kín ngày cuối tuần

Đông đảo khách du lịch người nước ngoài đã tìm tới các hàng quán nằm trên Phố đường tàu ở Hà Nội để được trải nghiệm không gian mới lạ và ngắm tàu hỏa chạy qua khi đang ngồi nhâm nhi ly cà phê.


Phố đường tàu nối giữa phố Lê Duẩn, Trần Phú, Cửa Đông và Phùng Hưng, dài khoảng 2 km được biết tới là địa điểm thu hút rất đông khách du lịch kéo đến để tham quan, chụp ảnh và check-in, đặc biệt trong những ngày cuối tuần.

20 thg 8, 2022

Bí ẩn về Tổ nghề phòng cháy chữa cháy được thờ ở Hà Nội

Sau vụ cháy lớn năm 1837, người dân phố cổ đã lập ngôi đền thờ Hỏa Thần để cầu xin sự che chở trước các vụ hỏa hoạn. Đây là sự hồi sinh một tục thờ xuất phát từ nhu cầu bức thiết của thời cuộc.

Nằm số 30 phố Hàng Điếu, phường Cửa Đông, quận Hoàn Kiếm, đền Hỏa Thần là ngôi đền rất độc đáo của thủ đô Hà Nội. Đây là ngôi đền duy nhất trên cả nước thờ Hỏa Thần, vị thần được coi là Tổ nghề phòng cháy chữa cháy.

4 thg 8, 2022

Làng miến Cự Đà, điểm đến thú vị bên sông Nhuệ

Nằm bên dòng sông Nhuệ yên bình và ẩn phía sau khu đô thị Thanh Hà là làng cổ Cự Đà (xã Cự Khê, H.Thanh Oai, Hà Nội) với nhiều công trình kiến trúc cổ kính và nghề làm miến nổi tiếng.

Với tuổi đời hơn 400 năm, Cự Đà là làng quê nổi tiếng của tỉnh Hà Tây cũ (nay thuộc xã Cự Khê, H.Thanh Oai, Hà Nội) với nhiều công trình kiến trúc đặc sắc mà dấu vết vẫn còn đến ngày hôm nay. Người Cự Đà cũng từng làm nhiều nghề và nghề nào cũng nổi tiếng.

Từ khoảng 30 năm nay, tại Cự Đà xuất hiện nghề làm miến dong.

Vào thời điểm cực thịnh khi mới du nhập, số hộ dân làm miến ở Cự Đà chiếm đến 80%. Nhưng tới nay số hộ làm nghề đã giảm đáng kể. Các cơ sở sản xuất dần được công nghiệp hoá với những máy móc tráng, cắt, sấy tự động, chỉ còn một vài hộ vẫn tráng miến thủ công và cũng chỉ làm khi được khách đặt hàng trước.

Miến dong là nghề "mới" của người dân Cự Đà. Ảnh: Ngọc Yến

1 thg 8, 2022

Cửa ô đêm tàn dẫn lối

Người nào đến Hà Nội sau khi đi một vòng, nhẩm tính cũng biết thành phố có nhiều hơn 5 cửa ô và điều này gây thắc mắc cho họ khi họ đã quen với câu hát “Năm cửa ô đón mừng đoàn quân tiến về” trong bài Tiến về Hà Nội của Văn Cao. Sự thực là Hà Nội có khá nhiều cửa ô trong quá khứ, nhưng rút cục con số 5 vẫn trở thành một số đếm mang tính quy ước, giống như “36 phố phường”, những con số được biểu tượng hóa để thành biểu tượng của Hà Nội.

Biến chúng thành biểu tượng chính là nhờ cách kể chuyện của các sản phẩm truyền thông văn hóa trong thời cận đại như bài hát nói trên, cho dù là một bài hát tuyên truyền có màu sắc lãng mạn. Từ khung cảnh trùng điệp “lớp lớp đoàn quân tiến về” được vẽ nên, cửa ô đã trở thành một khải hoàn môn.

Bản thân cửa ô không phải là những công trình kiến trúc đặc sắc hay tráng lệ về kiến trúc. Chúng chỉ trở nên đáng chú ý khi người Pháp xem xét dưới nhãn quan di sản, mà họ cũng làm việc đó khá muộn mằn như đối với thành cổ Hà Nội. Họ đã trót phá đi phần lớn khi quy hoạch một thành phố hiện đại, để rồi như vị toàn quyền Paul Doumer đã tiếc rẻ: “Tôi đã đến quá muộn”.

19 thg 7, 2022

Thưởng thức chè sen nhãn lồng ngày hè ở Hà Nội

Mùa nhãn chín rộ, hạt sen đến độ là lúc thích hợp nhất để thưởng thức chè sen nhãn lồng.

Chè là một trong những đặc sản ở Hà Nội, từ chè bưởi, chè cốm, chè trôi nước cho đến chè đỗ xanh, đỗ đen, thập cẩm... được bán quanh năm. Nhưng mùa nào thức nấy, chè sen là một trong những món ăn chơi phải đúng mùa mới ngon nhất.

Chè sen nhãn lồng là thức quà ngày hè của người Hà Nội. Ảnh: Nhật Hạ

5 thg 7, 2022

Ba quán cà phê yên tĩnh giữa lòng Hà Nội

Ngay giữa trung tâm Hà Nội đông đúc là những quán cà phê yên tĩnh, thích hợp để hẹn hò bạn bè và làm việc.

Nằm tại số 40 ngõ Nhà Chung, Chốn có thể lạ lẫm với những vị khách mới, nhưng với ai yêu cà phê, đây lại là một cái tên quen thuộc. Quán nằm sâu trong ngõ, khiến cho việc di chuyển xe và lần đầu tìm có phần khó khăn. Ảnh: Quán cà phê

2 thg 7, 2022

Món bún 'ngứa lưỡi' của người Hà Nội

Là món nhẹ nhàng được đánh giá dễ ăn, song nhiều thực khách không thích bún dọc mùng vì thấy "ngứa lưỡi".

Dọc mùng giòn sần sật, thịt lợn thái mỏng và chân giò vàng màu nghệ... là những gì du khách có thể hình dung về một bát bún dọc mùng. Món ăn còn được gọi là bún bung, bún mọc... đặc biệt được ưa chuộng và bán nhiều tại Hà Nội.

Đây là món ăn có cách chế biến đơn giản, nhẹ nhàng, song để giữ độ trong của nước dùng đòi hỏi sự tỉ mỉ. Vì được xem là món thanh mát nên một bát bún dọc mùng ngon thì nước phải giữ được độ trong, có chăng là chỉ thêm chút ánh vàng từ nghệ. Xương ninh sôi thì phải mở vung, giảm lửa, hớt ngay váng bọt. Nếu bát bún có nước đục thì rất khó để gợi cảm giác thèm ăn vào mùa hè, khi thực khách tìm một đồ ăn thanh mát, nhẹ nhàng từ cả màu sắc đến thành phần.

Bát bún dọc mùng thanh mát, nước trong, chỉ vàng màu nghệ. Ảnh: Trung Nghĩa

22 thg 6, 2022

Bộ sưu tập xương động vật độc nhất vô nhị giữa thủ đô Hà Nội

Những bộ xương được lắp ráp hoàn chỉnh đem lại cho con người một góc nhìn mới mẻ về các loài động vật. Cùng cảm nhận điều này qua mẫu vật của BT Thiên Nhiên.

Xương cá chép là thứ rất quen thuộc với người Việt, khi loài cá này là món ăn quen thuộc trên mâm cơm hàng ngày. Dù vậy, bộ xương cá chép ở dạng hoàn chỉnh vẫn khiến khối người ngạc nhiên khi được chứng kiến.

16 thg 6, 2022

Du lịch đêm -Giải mã Hoàng thành Thăng Long


Hoàng thành Thăng Long là công trình kiến trúc vĩ đại của Việt Nam được Unesco công nhận là di sản văn hóa thế giới. Mới đây, Trung tâm bảo tồn di sản Thăng Long đã tái khởi động đưa tour du lịch đêm “Giải mã Hoàng thành Thăng Long” giới thiệu đến du khách trong và ngoài nước.

Hoàng Thành Thăng Long là một trong những dấu ấn vàng son của dân tộc Việt Nam gắn liền với lịch sử nghìn năm rực rỡ. Xuất phát từ Chiếu dời đô của vua Lý Thái Tổ vào năm 1010, kinh thành chính thức dời về Thăng Long (tên trước đó là Đại La) và các công trình dần được xây dựng. Trong đó nổi bật nhất là đại công trình hoàng thành với mô hình “Tam trùng thành quách”. Thành gồm có 3 vòng: La thành, Hoàng thành, Tử cấm thành. Sau hơn 1000 năm, trải qua thời đại Lý, Trần, Lê, Mạc, Nguyễn… Hoàng Thành Thăng Long đã bị thời gian và các cuộc tấn công phá hoại nghiêm trọng. Hiện nay phần lớn kiến trúc được bảo tồn, phục dựng trên nền di tích cũ. Bên cạnh phần công trình trên bề mặt, khu khảo cổ cũng dần được khai quật bài bản và mở cửa cho công chúng tham quan.

27 thg 5, 2022

Chả cốm – nét tinh hoa của ẩm thực Hà Thành

Nguyên liệu làm chả cốm gồm cốm tươi, nước mắm, đường, thịt lợn…

Khi đến với Hà Nội, du khách không thể bỏ qua những món ăn liên quan đến cốm như chè cốm, bánh cốm nhưng đặc biệt hơn cả đó là món chả cốm. Đây là món nổi tiếng trong thế giới ẩm thực của người Hà Thành bởi lẽ món ăn này là sự kết hợp tinh tế giữa vị ngọt đậm đà của thịt và vị dẻo thơm của hạt cốm bên trong làm bất cứ ai cũng khó có thể từ chối.

Những bàn xoay gốm khổng lồ ở bảo tàng gốm Bát Tràng

Bảo tàng gốm Bát Tràng – một công viên triển lãm gốm sứ mới xuất hiện gần đây tại làng gốm Bát Tràng.

Lấy cảm hứng từ những khối bàn xoay vuốt gốm giao thoa với nhau, Trung tâm Tinh hoa làng nghề Việt được xây dựng giữa lòng làng gốm cổ Bát Tràng. Công trình tọa lạc tại số 28, thôn 5, làng cổ Bát Tràng, có diện tích 3.300 m², nằm ở làng cổ Bát Tràng, Tp Hà Nội- cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 15km kế bên sông Bắc Hưng Hải, con sông đào nổi tiếng của Hà Nội, Bắc Ninh, Hưng Yên và Hải Dương. Công trình do Văn phòng kiến trúc của kiến trúc sư Hoàng Thúc Hào thiết kế từ năm 2018.Công trình có tổng số vốn đầu tư ước tính 150 tỷ đồng. Theo đơn vị thiết kế chia sẻ, công trình lấy cảm hứng từ hình ảnh những khối bàn xoay vuốt gốm giao thoa với nhau. Ở một góc khác, người nhìn có thể liên tưởng đến hình ảnh Lò Bầu cổ của người Bát Tràng xưa.

26 thg 5, 2022

Phở vịt - bữa sáng lạ miệng ở Hà Nội

Phở vịt là đặc sản của người Lạng Sơn, được du nhập về Hà Nội, trở thành món ăn đổi bữa cho buổi sáng.

Phở vịt dùng bánh phở to bản và mỏng. Mỗi bát phở gồm những miếng thịt vịt quay chặt nhỏ với lớp da nâu bóng nhìn bắt mắt được bày biện đẹp mắt. Tô điểm là những miếng lạp xưởng vịt, thái lát mỏng.

Vịt sau khi làm sạch, rửa với rượu để khử mùi hôi. Phần da được phết một lớp nước sốt mang màu vàng óng của mật ong, hoặc mạch nha trộn xì dầu. Bụng vịt được nhồi nhân rồi khâu và ướp trong vài tiếng cho ngấm gia vị trước khi đem quay. Thành phẩm khi chín có màu nâu cánh gián.

Phở vịt ăn kèm hành lá và giá đỗ. Ảnh: Phương Anh

6 thg 5, 2022

Khám phá phố đi bộ bên Thành cổ Sơn Tây hơn 200 năm tuổi

Khác với khung cảnh đông đúc, chen chúc vào buổi tối, đến thăm Thành cổ Sơn Tây vào khoảnh khắc chiều buông, du khách có thể thư thái đi bộ tận hưởng không gian thoáng đãng, mát mẻ dưới bóng hàng cây cổ thụ nơi vùng ngoại ô.

Chiếc máy bay quân sự của Không quân Việt Nam được trưng bày tại khu Thành cổ Sơn Tây thu hút đông đảo các em nhỏ đến khám phá - Ảnh: HÀ THANH

25 thg 4, 2022

Mùa bắt con vờ trên sông Hồng

Con vờ thường chỉ xuất hiện 3-4 lần trong năm, là sản vật của sông Hồng được săn đón những năm gần đây.


Khoảng tháng 3 âm lịch hàng năm, con vờ bắt đầu nổi lên mặt sông.

Vờ thường xuất hiện khi thời tiết thay đổi, lý tưởng nhất là đang nóng ẩm mà đổ mưa. Theo quy luật, nếu ngày đầu tiên trong năm vờ nổi lên thì 7 ngày sau sẽ có tiếp.

20 thg 4, 2022

Ngã tư dặt dìu cung bậc âm dương

“Từ một ngã tư đường phố, cuộc sống reo vui từng giờ, khi nắng mai về, người và xe nối nhau đi trên đường…”. Hình ảnh Hà Nội một thời được diễn tả bằng phong cách nghệ thuật tuyên truyền trong những câu hát trên thực tế lại phủ một cảm giác lãng mạn cho nơi chốn đặc trưng nhất của đô thị: ngã tư.

Bài hát Từ một ngã tư đường phố (1971) của nhạc sĩ Phạm Tuyên đã biến ngã tư thành bức tranh cổ động hiệu quả nhất, bởi lẽ lời ca là một cuộc xuống đường của tất cả những thành phần xã hội, từ những chị công nhân tan ca về đến những em bé đeo khăn quàng đỏ, và không quên những chàng trai ra đi chiến trường “từng đoàn xe qua trong ngàn ánh mắt yêu thương”. Theo đó, ngã tư là chỉ dấu của văn minh đô thị, nơi ai nấy đi đúng luật giao thông. Thêm “đèn đỏ đèn xanh”, ngã tư thành nơi hiện diện của quyền lực quy ước.

16 thg 4, 2022

Những cột đá Bảo vật nổi tiếng của Việt Nam

Trong hệ thống Bảo vật quốc gia của Việt Nam, có những cây cột đá tuổi đời từ hàng trăm cho đến cả nghìn năm, được tạo tác rất độc đáo và tinh xảo...

1. Nằm trong quần thể di tích Cố đô Hoa Lư, thuộc địa phận thôn Yên Thành, xã Trường Yên, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình, chùa Nhất Trụ được xây dựng từ thời Tiền Lê. Đây là nơi lưu giữ một Bảo vật quốc gia: Cột kinh Phật bằng đá cổ xưa nhất Việt Nam.