Hiển thị các bài đăng có nhãn Hà Nội. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Hà Nội. Hiển thị tất cả bài đăng

12 thg 4, 2022

Chuyện lạ ở phố cổ Hà Nội thời phong kiến

Trên mảnh đất Thăng Long ngàn năm văn hiến, bao nhiêu con người tài hoa được sinh ra, và từ nơi khác đến có cơ hội phát huy khả năng của mình. Bên cạnh đó, tại đây, cũng có những câu chuyện dở khóc dở cười.

Góc phố Hà Nội xưa (ảnh tư liệu).

Hà Nội là thủ đô của nước ta, có bề dày lịch sử, văn hoá. Hà Nội xưa kia còn có tên gọi Thăng Long. Trên mảnh đất ngàn năm văn hiến này, bao nhiêu con người tài hoa được sinh ra, và từ nơi khác đến có cơ hội phát huy khả năng của mình. Bên cạnh đó, tại đây, cũng có những câu chuyện dở khóc dở cười.

Tháp nước Hàng Đậu: Nơi gắn bó một thời…

Tháp nước Hàng Đậu hay dân dã quen gọi là Bốt Tròn Hàng Đậu thì ai ở Hà Nội cũng biết. Tháp nước Hàng Đậu được xây dựng năm 1894, là một trong những công trình kiến trúc cổ của Hà Nội.

Bốt Tròn Hàng Đậu trên bưu thiếp đầu thế kỷ XX.

Tháp nước Hàng Đậu có trước cả cầu Long Biên. Tháp nằm tại ngã 6 giao giữa các con phố: Hàng Than, Hàng Lược, Hàng Giấy, Hàng Đậu, Quán Thánh và Phan Đình Phùng.

11 thg 4, 2022

Rạp Quảng Lạc xưa

Với tên gọi Quảng Lạc - Niềm vui rộng khắp, rạp là một trong những sân khấu yêu thích của người dân thủ đô những năm đầu thế kỷ 20.

Rạp Quảng Lạc thành lập năm 1916[1], chiều rộng khoảng 15 mét, chiều dài khoảng 29 mét[2]. Rạp tọa lạc tại số 8, Rue Géraud (nay là phố Tạ Hiện), Hà Nội.

Phố Tạ Hiện năm 1952 (nguồn humazur.univ-cotedazur.fr)

9 thg 4, 2022

Bệnh viện De Lanessan và các dự án xây dựng từ cuối thế kỷ 19

Bệnh viện De Lanessan, nay được sử dụng làm Bệnh viện quân đội 108 và Bệnh viện Hữu nghị Việt – Xô, chính thức được khởi công vào ngày 22 tháng 12 năm 1891, cách đây đúng 130 năm. Ngay sau khi chiếm được Hà Nội, chính quyền thuộc địa nhận thấy cần phải xây dựng một bệnh viện lớn. Trước đó, việc đặt Bệnh viện Hà Nội trong kho gạo cũ của Thành Hà Nội được coi là tạm thời. Ngay sau năm 1885, việc xây dựng một bệnh viên mới yêu cầu cần có một vị trí phù hợp. Tuy nhiên, phải mất nhiều năm, do có các ý kiến khác nhau và vì những khó khăn về tài chính cản trở việc thi công, nên kế hoạch xây dựng bệnh viện phải đến năm 1891 mới bắt đầu được triển khai.

Tính đến khi khởi công xây dựng bệnh viện năm 1891, đã có 6 dự án cho công trình này với các đề xuất khác nhau. Ngày 22 tháng 12 năm 1891, Toàn quyền De Lanessan đã đặt viên đá đầu tiên khởi công cho công trình này[1]. Tuy nhiên, các công việc thi công chính thức phải sang năm 1892 mới được thực hiện.

Toàn cảnh Bệnh viện De Lanessan đăng trên Tờ Tạp chí Đông Dương năm 1894

8 thg 4, 2022

Hà Nội 130 năm về trước…

Không phải ngẫu nhiên mà người Pháp coi năm 1892 là năm của “nghệ thuật và xã hội” (l’année artistique et mondaine)[1] , bởi sự kiện mở đầu cho năm này chính là lễ khánh thành trụ sở mới của Société Philharmonique (Hội Hiếu nhạc) - Nhà hát nhạc kịch châu Âu đầu tiên ở Hà Nội vào ngày 16-1-1892.

Mặt chính diện tòa nhà Société Philharmonique (Hội Hiếu nhạc - Nhà hát nhạc kịch châu Âu đầu tiên ở Hà Nội). Ảnh sưu tầm.

Trụ sở của Hội Hiếu nhạc được cải tạo từ một ngôi chùa cổ ban đầu do Sở quân nhu lính khố đỏ Bắc Kỳ sở hữu (nay là Nhà hát múa rối Thăng Long số 57B phố Đinh Tiên Hoàng, Hà Nội).

Phố Lý Nam Đế xưa

Phố Lý Nam Đế ngày nay dài 1.090 mét, rộng 7 mét, bắt đầu từ phố Phan Đình Phùng đến phố Trần Phú, nằm trên vị trí bức tường phía đông của thành Thăng Long thời Nguyễn.

Trụ sở của Tạp chí Văn nghệ Quân đội nhà số 4 phố Lý Nam Đế ngày nay (trước đây là nơi ở của sĩ quan cao cấp quân đội viễn chinh Pháp) với phong cách kiến trúc kết hợp Á-Âu, được kiến trúc sư người Pháp Hébrard đặt tên là “Phong cách kiến trúc Đông Dương”. Ai đi qua tòa biệt thự này đều có cảm giác tòa nhà giống như một ngôi chùa cổ kính vì những mái đao cong cong, những cửa sổ tròn cách điệu, nhưng thực ra bên trong toà nhà hiện đại, thoáng mát, có lò sưởi kiểu châu Âu, sàn gỗ lim hàng trăm năm tuổi vẫn đen bóng, những hành lang có cửa sổ tạo thành không gian thoáng đãng vừa hiện đại, vừa cổ kính. Ảnh sưu tầm.

6 thg 4, 2022

Cẩm nang du lịch Sóc Sơn

Nằm ở ngoại thành thủ đô, huyện Sóc Sơn là vùng đất gò đồi, có nhiều hồ nằm trên núi, phong cảnh hữu tình.


Sóc Sơn mùa nào đẹp

Sóc Sơn được lòng du khách cắm trại vào mùa hè, nhờ thiên nhiên trong lành và không khí mát mẻ. Ít người du lịch Sóc Sơn vào mùa đông, nhưng thời tiết lạnh lại lý tưởng cho những buổi tiệc nướng ngoài trời ở homestay, hoặc đốt lửa trại.

5 thg 4, 2022

Có bao nhiêu con phố ở Hà Nội từng được mang tên Đại thi hào Nguyễn Du?

Lịch sử hình thành và đặt tên phố Nguyễn Du thời Pháp thuộc có những điểm thú vị mà ngày nay người ta vẫn còn có thể tìm thấy trong tài liệu lưu trữ đang được bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia I.

Vào giai đoạn từ 1889 đến 1920, lần đầu tiên, chính quyền thuộc địa đã thể chế hóa các quy chuẩn đối với đường, phố, bao gồm cả các khu phố cũ và khu phố mới. Chiều dài, chiều rộng của các phố mới và cũ của Hà Nội được quy định chi tiết, những con đường mới mở bắt buộc phải theo chỉ giới đường được thông qua bởi nghị định của các cấp có thẩm quyền.

30 thg 3, 2022

Bí ẩn về tượng đá không đầu trong am cổ ở Hà Nội

Tại ngôi am thờ công chúa Mỵ Châu ở làng Cổ Loa, có một bức tượng đá kỳ lạ hình dạng người phụ nữ không có đầu đang ngồi xếp bằng, hai tay buông dọc xuống gối.

Nằm trong khuôn viên đình Ngự Triều Di Quy ở khu di tích Cổ Loa (xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, Hà Nội), am Mỵ Châu thờ nàng Mỵ Châu, vị công chúa bị vua An Dương Vương chém đầu vì tội phản bội trong truyền thuyết xa xưa.

29 thg 3, 2022

Bánh trôi tàu phố cổ Hà Nội

Thưởng thức bát bánh trôi tàu nhân đậu xanh nóng hổi, thơm lừng cùng vị ngọt dịu pha chút cay nồng của nước đường và gừng là một trải nghiệm khó quên của người dân cũng như du khách khi đến Hà Nội.

Bánh trôi tàu là loại bánh được làm bằng bột gạo nếp cùng hai loại nhân phổ biến là đậu xanh và vừng đen, ăn cùng nước đường mía nấu cùng gừng đun nóng và dừa nạo. Bánh trôi tàu hấp dẫn thực khách nhờ lớp vỏ bánh mềm mượt bên ngoài mà dẻo dai bên trong, phần nhân mềm mại bùi bùi và nước đường thanh thanh thơm mùi gừng. Ăn miếng nào vị cay ngọt của gừng đọng lại miếng đó. Cái vị cay ngọt ấy đã thấm vào cuống lưỡi, cổ họng, làm ấm cơ thể và xua tan cái lạnh của Hà nội.

Bánh trôi tàu, món ẩm thực ấm nóng không thể thiếu trong những ngày Hà Nội trở lạnh.

20 thg 3, 2022

Hoa gạo và phong linh bung nở ở Hà Nội

Hàng trăm cây gạo và phong linh đồng loạt nở trên một cung đường trong một khu đô thị ở quận Hà Đông.


Đến khu đô thị ParkCity Hanoi, phường La Khê, quận Hà Đông những ngày này bạn sẽ gặp con đường rợp sắc đỏ, vàng của hoa gạo và hoa phong linh. Cây gạo ở đây do mới trồng còn ít tuổi, cao khoảng 4-5 m nên không có tán lá sum suê và lớn như ở các khu vực ven đô, bù loại hoa vẫn nở đỏ rực như thắp lửa trên những cành cây.

Chuyện lịch sử ly kỳ của chùa Lý Quốc Sư

Trải qua nhiều biến động thời cuộc, chùa Lý Triều Quốc Sư không còn giữ được diện mạo xưa, nhưng vẫn bảo tồn được nhiều di vật có giá trị lịch sử và nghệ thuật.

Nằm cách nhà thờ Lớn Hà Nội vài chục bước chân, chùa Lý Triều Quốc Sư (số 50 phố Lý Quốc Sư) là ngôi chùa có lịch sử gắn với những biến động của thủ đô Hà Nội.

16 thg 3, 2022

Nơi thờ Bà Chúa Kho ở Hà Nội

Đình Giảng Võ là một ngôi đình linh thiêng nổi tiếng của mảnh đất Hà thành. Nơi đây thờ bà Lý Châu Nương, dân gian gọi là Bà Chúa Kho.

Nằm trong ngõ 612 đường Đê La Thành, cạnh UBND Phường Giảng Võ, đình Giảng Võ là một ngôi đình linh thiêng nổi tiếng của mảnh đất Hà thành. Nơi đây thờ bà Lý Châu Nương, dân gian gọi là Bà Chúa Kho.

Đình Vũ Thạch

Nằm ngay cạnh bờ hồ Gươm, đình Vũ Thạch là một địa điểm gắn với những sự kiện lịch sử hào hùng của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sau cuộc Cách mạng Tháng Tám.

Nằm ở số 13 phố Bà Triệu, đình Vũ Thạch là một ngôi đình cổ có vị trí khá đặc biệt, khi nằm cách Hồ Gươm - “trái tim” của thủ đô Hà Nội - chỉ vài chục mét

13 thg 3, 2022

Đền Quán Thánh - ngôi đền thuộc cả Thăng Long tứ quán và Thăng Long tứ trấn

Không gian tâm linh của Kinh thành Thăng Long xưa có hai bộ tứ huyền thoại: Thăng Long tứ quán và Thăng Long tứ trấn...

Rất nhiều người biết rằng Hà Nội có Thăng Long tứ quán và Thăng Long tứ trấn. Nhưng không phải ai cũng biết rằng hai bộ tứ này chỉ có tổng cộng 7 di tích, chứ không phải là 8 di tích theo cách suy nghĩ mặc định "4 + 4 = 8".

Đình Tú Thị - nơi thờ Tổ nghề thêu của Việt Nam

Ghé thăm đình Tú Thị, người dân và du khách có cơ hội tìm hiểu về giá trị nghề thêu truyền thống qua các hình ảnh, tư liệu lịch sử, cùng các tác phẩm thêu.

Nằm ở số 2 phố Yên Thái, phường Hàng Gai, quận Hoàn Kiếm, đình Tú Thị là nơi thờ ông Lê Công Hành, người được coi là ông tổ của những người thợ thêu cổ truyền Việt Nam.

12 thg 3, 2022

Ngôi đình thờ Nguyên phi Ỷ Lan giữa phố cổ Hà Nội

Đình Yên Thái còn lưu giữ nhiều tài liệu, hiện vật giá trị, trong đó có nhiều đạo sắc phong quý. Sắc phong có niên đại sớm nhất là năm 1753.

Nằm ở số 8 ngõ Tạm Thương, khu phố cổ Hà Nội, đình Yên Thái là một ngôi đình cổ có lịch sử gắn với sự nghiệp của bà Nguyên phi Ỷ Lan ở thành Thăng Long thời Lý.

Cây đa cổ thụ giữa phố phường Hà Nội

Cây đa này mọc ở khoảng sân phía sau đình Đại Yên, cạnh gò đất được người đời cho là mộ của công chúa Ngọc Hoa, vị Thành hoàng được thờ trong đình.

Nằm trong khuôn viên đình Đại Yên, phường Ngọc Hà, quận Ba Đình, cây đa cổ thụ đình Đại Yên là một trong số cây cổ thụ ở nội đô Hà Nội được công nhận là Cây Di sản Việt Nam

Bảo vật quốc gia mới: Ấn vàng quý nặng gần 9kg của vua Minh Mạng

Ấn vàng quý của vua Minh Mạng - ấn Hoàng đế Tôn thân chi bảo - được nhà Nguyễn giao lại cho Chính phủ từ năm 1945.

Cuộc chuyển giao quyền lực

Sau Cách mạng Tháng Tám, ấn Hoàng đế Tôn thân chi bảo đã được chuyển giao quyền sở hữu. Cuộc chuyển giao này diễn ra vào 30.8.1945, tại lầu Ngũ Phụng trên nền đài Ngọ Môn trước Đại nội Huế. Ở đó, kiếm thoái vị của vua Bảo Đại được trao cho phái đoàn đại diện của Chính phủ Cách mạng lâm thời VN Dân chủ Cộng hòa, gồm các ông Trần Huy Liệu, Nguyễn Lương Bằng và Cù Huy Cận. Tài sản của vương triều cũng được thống nhất bàn giao. Sau lễ thoái vị, toàn bộ số bảo vật, trong đó có ấn Hoàng đế Tôn thân chi bảo, được chuyển ra Hà Nội.

Hình rồng trên ấn được tạo hình đặc biệt. Bảo tàng Lịch sử quốc gia cung cấp

Bảo vật quốc gia mới: Bát sứ ngự dụng tinh mỹ Hoàng thành Thăng Long

Hai chiếc bát được sản xuất bằng kỹ thuật cao, thấu quang và có chữ quan. Các nhà khảo cổ cho rằng đây là bát ngự dụng.

Ngoại giao… bát sứ

Hai chiếc bát sứ ngự dụng ở Hoàng thành Thăng Long đã nổi tiếng trước cả khi trở thành bảo vật quốc gia, thậm chí trước cả khi Hoàng thành trở thành Di sản văn hóa UNESCO công nhận. Từ năm 2004, khi Tổng thống Pháp Jacques René Chirac và Thủ tướng Nhật Bản Junichiro Koizumi thăm khu di tích Hoàng thành Thăng Long, hai chiếc bát sứ men trắng thời Lê này đã được đưa ra để hai vị khách quý chiêm ngưỡng.

PGS-TS Bùi Minh Trí, Viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh thành, cho biết: “Từ khi phát hiện, chiếc bát đã trở nên rất nổi tiếng, trở thành di sản quý giá của Hoàng thành Thăng Long và nó đã được công bố nhiều trên các sách và tạp chí trong, ngoài nước. Hai vị khách đều thán phục, ngợi ca về phẩm cấp cao quý, chất lượng tuyệt hảo, vẻ đẹp tinh mỹ của đồ án hình rồng khi chiêm ngưỡng chiếc bát này”.

Hai chiếc bát nổi tiếng. T.L